Sợi xích nóng Mỹ-Úc-Nhật chặn Trung Quốc trên biển Đông
Mỹ, Úc dự tính đưa tàu, máy bay đến Biển Đông, trong khi Nhật cũng cân nhắc hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ trong khu vực.
Phó đô đốc David Johnston của Australia nói nước này hiện có tàu và máy bay tuần tra hoạt động ở Biển Đông và khẳng định đó là các hoạt động thông thường đã diễn ra trong nhiều năm.
“Chúng tôi có các hoạt động thông thường ở biển Đông và đã làm những việc này trong nhiều năm”, ông Johnston phát biểu trước báo giới ở Canberra.
Mới đây, lực lượng Phòng thủ Australia đã hoàn tất một cuộc tập trận kéo dài 10 ngày, bao gồm tập trận trên Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác hải quân với Malaysia, Singapore, New Zealand và Anh.
Tàu khu trục HMAS Perth của Australia
Đây là cuộc tập trận mang tên Bersama Shield, dựa trên kịch bản giúp Malaysia và Singapore phòng thủ. Lực lượng của Australia tham gia cuộc tập trận có tàu ngầm HMAS Rankin, tàu khu trục HMAS Perth và máy bay RAAF.
Giới lãnh đạo Úc đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông. Mới đây nhất, hôm 11/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop phát biểu tại Viện Lowy ở Sydney nước này cần lên tiếng phản đối nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã đề cập đến khả năng điều các phi cơ và tàu quân sự trong phạm vi khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo. Còn về phía Nhật, Chính phủ của ông Shinzo Abe tuyên bố Biển Đông là một vấn đề quan trọng đối với lợi ích quốc gia và cân nhắc hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc thông qua các hoạt động giám sát, tuần tra và các kênh ngoại giao.
Video đang HOT
Sự liên kết giữa ba cường quốc Mỹ-Úc-Nhật Bản chắc chắn sẽ tạo ra một liên minh quân sự vô cùng mạnh mẽ, đối phó với sự ngông cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Biển Đông không còn là tranh chấp song phương
Sự quan tâm của dư luận quốc tế cùng sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia vào vấn đề Biển Đông dù không phải là một bên trong tranh chấp cho thấy nó đã không còn là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia nữa. Điều này có thể lý giải rằng Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới, chứa các tuyến đường hàng hải sống còn, bởi thế nó đã trở thành vấn đề nóng của quốc tế, điều Trung Quốc không hề mong muốn.
Một nhà báo quốc tế từng sử dụng cụm từ chiến lược “lát cắt salami” để mô tả “các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn”. Trung Quốc đang dần giành quyền kiểm soát các bãi cạn và đảo nhỏ trên Biển Đông, tăng cường sự hiện diện và củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại đây. Đặc biệt, hành động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây và cả khả năng triển khai vũ khí đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc khiến quốc tế cực kỳ lo ngại.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố chỉ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán trực tiếp với các bên có tranh chấp. Thế nhưng, thực tế cho thấy, với động thái của các cường quốc Mỹ, Úc, Nhật Bản và rất nhiều nước khác, kế hoạch “lát cắt salami” hay “tằm ăn lá dâu” của Trung Quốc đã thất bại.
Theo An Nhiên (tổng hợp)
Đất Việt
Không lực Mỹ "bất lực" trước IS?
Chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria đang phát huy hiệu quả nhưng sẽ không thể đánh bại được tổ chức khủng bố này. Đó là nhận định vừa được người phát ngôn của Lầu Năm Góc - Elissa Smith đưa ra hôm qua (7/10).
"Các cuộc không kích của chúng tôi đang có hiệu quả trong mục tiêu làm suy yếu và tiêu diệt IS", bà Elissa Smith cho biết trong một tuyên bố của mình. Tuy nhiên, theo bà, các cuộc không kích hay sức mạnh quân sự đơn thuần sẽ không giải quyết được vấn đề.
Bà nói rằng: "Chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp hơn là chỉ dựa vào các cuộc không kích. Điều đó không có nghĩa là các chiến dịch không kích không quan trọng, và chúng ta sẽ không tiến hành nữa hay chúng không hiệu quả. Mà ý tôi là các cuộc không kích chỉ nên là một phần trong một chiến lược rộng lớn hơn".
Ảnh minh họa
Trước đó, trong bài viết về mối đe dọa của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đối với an ninh thế giới, cựu Thủ tướng Tony Blair cũng cho rằng các cuộc không kích thôi sẽ không đủ để đánh bại IS mà chỉ có khả năng kiềm chế và làm suy yếu chúng.
Cựu Thủ tướng Tony Blair cho rằng Anh và các quốc gia khác phải thành lập một liên minh rộng lớn hơn mới có thể đánh bại nhóm vũ trang Hồi giáo này.
Ông nhận định: "Các cuộc không kích là bộ phận quan trọng trong chiến lược chống IS, đặc biệt khi chúng ta có những vũ khí mới. Tuy nhiên, chỉ có sức mạnh không quân thì chưa đủ. Chúng (IS) có thể bị bao vây và tới mức độ nào đó bị kiềm chế nhưng chúng không thể bị đánh bại bằng không lực".
Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey trước đó cũng có quan điểm tương tự.
Tuy nhiên, những nhận định trên của lại trái ngược với quan điểm của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người tuyên bố không sử dụng bộ binh trong chiến dịch tiêu diệt IS.
Hà Lan lần đầu không kích IS, Australia gửi biệt kích tới Iraq
Trong một diễn biến liên quan khác, trong một tuyên bố vừa được đưa ra của mình, Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết, Không lực Hoàng gia Hà Lan hôm qua (7/10) đã lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích nhằm vào các cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq.
"Sáng nay, hai chiến đấu cơ F-16 của Hà Lan đã lần đầu tiên sử dụng vũ khí để đối phó với tổ chức khủng bố IS", tuyên bố hôm qua có đoạn.
Theo đó, các chiến đấu cơ này đã thả 3 quả bom xuống các xe vũ trang của IS đang nã đạn vào lực lượng chiến binh người Kurd ở miền bắc Iraq, phá hủy các xe này và có thể đã tiêu diệt các chiến binh IS.
Theo tuyên bố trên, Không lực Hoàng gia Hà Lan đã triển khai F-16 từ hôm 6/10 nhưng khi đó các chiến đấu cơ này chưa được trang bị vũ khí.
Trước đó, hôm 24/9, Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết, nước này đã điều 6 máy bay F-16 tham gia chiến dịch không kích của liên quân tại Iraq, đồng thời bố trí hai chiếc F-16 để sẵn sàng tăng viện. Ngoài ra, nước này cũng triển khai 250 quân nhân và 130 cố vấn cho quân đội Iraq.
Tuy nhiên, Hà Lan khẳng định sẽ không tham gia không kích các mục tiêu của IS tại Syria mà không có sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc.
Cũng liên quan đến chiến dịch tiêu diệt IS ở Iraq, lực lượng biệt kích của Australia đã được Chính phủ Iraq chấp thuận cho triển khai trên bộ ở Iraq, giúp quân đội địa phương chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Hôm qua (7/10) , Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, các rào cản pháp lý cuối cùng với chính phủ Iraq đã được giải tỏa, điều này đồng nghĩa với việc lực lượng biệt kích Australia có thể bắt đầu "tham mưu, giúp đỡ" người Iraq. Cùng lúc, Australia cũng đang tham gia các cuộc không kích chống IS tại Iraq.
Theo đó, 200 lính biệt kích Australia sẽ được điều động đến Iraq để hỗ trợ lực lượng quân đội nước này. Nhiệm vụ trọng tâm của họ sẽ là củng cố vị trí lãnh đạo của Iraq và ngăn IS chiếm thêm các vùng đất khác.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cho rằng, các chiến binh IS đã nhanh chóng thích nghi với cuộc không kích, bởi vậy lực lượng liên minh sẽ càng gặp khó khăn hơn trong việc tiêu diệt các phiến quân IS khi chúng trú náu trong các đồn lũy lớn ở Iraq như Fallujah, Ramadi và Tikrit, nơi mà các lực lượng bộ binh Iraq sẽ cần trợ giúp để đánh bật chúng ra ngoài.
Hồi tháng 9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức phát động một chiến lược nhằm tiêu diệt tận gốc lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đồng thời kêu gọi các nước tham gia liên minh chống IS do Washington dẫn đầu. Hiện đã có thêm nhiều quốc gia thông báo sẽ tham gia liên minh quốc tế này cùng với Mỹ.
Chiến lược mà Tổng thống Mỹ đưa ra bao gồm bốn phương diện: mở chiến dịch không kích lực lượng khủng bố; tăng cường hỗ trợ cho những lực lượng đang chiến đấu trên bộ chống lại IS; cô lập lực lượng khủng bố và thực hiện viện trợ nhân đạo.
Theo đó, Anh và Pháp và mới nhất là Hà Lan đã tham gia các cuộc không kích ở Iraq. 5 quốc gia Ả-rập gồm Bahrain, Jordan, Qatar, Arab Saudi và Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thông nhât (UAE) đã phối hợp cùng Mỹ không kích ở Syria. Australia và Canada điều các cố vấn quân sự, còn Đức gửi các chuyên gia hỗ trợ việc đào tạo lính dù ở Iraq.
Theo VnMedia