Sợi tóc “tố” hai nữ sát nhân nghiện ngập
Vụ án lâm vào bế tắc thì các Điều tra viên phát hiện một vài sợi tóc dính vào các vết máu tại hiện trường. Từ đây, cơ quan điều tra có manh mối để khoanh vùng hung thủ.
Đầu tháng 3/2003, nhóm “ô-sin” tại chung cư 667 Nguyễn Trãi (phường 11, quận 5, TP.HCM) không thấy cô giúp việc cho nhà bà chủ người Đài Loan đi chợ như thường ngày. Tìm lên căn hộ đó để hỏi thăm “đồng nghiệp” một vài lần nhưng đáp lại tiếng gõ cửa đều là sự im lặng, họ vội báo cho bảo vệ chung cư về sự bất thường này. Khi lực lượng bảo vệ phá cửa xông vào, một cảnh tượng hãi hùng hiện ra: Máu loang khắp sàn nhà, trong phòng vệ sinh có 2 xác phụ nữ.
Một vụ án suýt… bế tắc
Nhận tin báo, các chiến sĩ công an thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM cùng các đồng nghiệp lập tức lên đường. Theo xác định của cơ quan công an, hai nạn nhân là chị Tse Ho Yen (SN 1965, quốc tịch Đài Loan, là chủ 3 cơ sở massage chân tại TP.HCM) và chị Nguyễn Thị Duy Thắm (SN 1984, quê ở Lai Vung, Đồng Tháp, là người giúp việc cho nhà chị Yen).
Hai chị em Trần Huệ Bình, Trần Huệ Mẫn.
Tại hiện trường, các Điều tra viên đã thu được rất nhiều công cụ nghi là đã được hung thủ dùng để gây án như các loại dao, kéo, búa, tuốc-nơ-vít, một đôi găng tay bằng vải đã bị cắt một phần, một đôi găng tay cao su… nhưng trên các vật dụng này đều không hề có dấu vân tay. Quan sát hiện trường, Đội Dấu vết máu phát hiện các dấu chân dính máu có nhiều điểm bất thường nhưng dấu hiệu này chưa thể đem lại cho lực lượng phá án manh mối về hung thủ.
Vào lúc các Giám định viên bắt đầu hình dung ra độ khó trong việc phá vụ án này do hung thủ đã tỏ ra quá chuyên nghiệp và kín kẽ trong việc che giấu hiện trường thì bất ngờ một trinh sát phát hiện có một số sợi tóc dính vào vết máu tại cửa phòng vệ sinh, bên cạnh xác nạn nhân Tse Ho Yen. Các sợi tóc để lại hiện trường là của ai: Nạn nhân hay hung thủ?.
Ngay sau đó, toàn bộ các vật chứng nêu trên được đưa đi giám định. Phân tích ADN cho thấy: Các mẫu máu là của hai nạn nhân, nhưng tóc lại là của người khác. Đặc biệt, các sợi tóc mà cơ quan điều tra thu được đều có đặc điểm dài, mềm và mảnh, cho thấy đây là tóc của phụ nữ. Từ đây, các trinh sát đã có manh mối ban đầu trong việc lần tìm kẻ thủ ác.
Lộ diện…
Quá trình điều tra và thu thập thông tin, lực lượng phá án xác định: Những ngày trước khi xảy ra vụ án, thường có hai phụ nữ người Việt đến nhà chị Tse Ho Yen chơi. Hai người này là Trần Huệ Bình (SN 1970) và Trần Huệ Mẫn (SN 1975, em ruột Bình, cùng sống trong một căn hộ nhỏ trên đường Phạm Đôn, phường 10, quận 5, TP.HCM).
Video đang HOT
Tuy vậy, khi các Điều tra viên tìm đến nhà Bình – Mẫn, cả hai đã đi khỏi nơi cư trú. Khám xét căn hộ này, công an phát hiện các vết màu nâu nghi là máu khô, một phần đôi găng tay vải và một chất bột màu trắng…
Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự cho thấy: Phần đôi găng tay vải này thuộc đôi găng tay thu được tại nhà chị Yen; chất bột trắng là ma túy. Các mũi trinh sát lập tức tỏa đi vây bắt Bình – Mẫn và ít lâu sau, hai nghi can này bị bắt khi đang “nghỉ mát” tại Vũng Tàu cùng một người bạn.
Trả giá
Bị di lý về trụ sở Công an TP.HCM, ban đầu hai chị em Bình – Mẫn một mực kêu oan, khẳng định họ vô can đối với vụ án mạng tại nhà chị Yen.
Để có bằng chứng khiến hung thủ không thể chối cãi, CQĐT quyết định trưng cầu giám định pháp y mẫu gene của Bình – Mẫn với những sợi tóc thu được từ nhà chị Yen. Kết quả cho thấy: Bình – Mẫn là chủ nhân của những sợi tóc đó! Trước bằng chứng khoa học này, hai nghi can đã phải cúi đầu nhận tội.
Theo lời khai của hai đối tượng, do không có tiền mua hê-rô-in, Bình và Mẫn đã lập mưu giết chị Yen để cướp tài sản. Ngày 28/2/2003, chúng giả vờ đến chơi nhà chị Yen như thường lệ. Lợi dụng lúc chủ nhà mất cảnh giác, Bình đã bịt mồm, ôm chặt nạn nhân để cô em đâm chết nạn nhân. Sau khi kéo xác chị Yen vào phòng vệ sinh, chúng đang lục lọi tiền bạc và tài sản thì chị Thắm về. Thấy vậy, chúng sát hại luôn người giúp việc này. Trong quá trình tấn công chị Yen, Bình và Mẫn đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nạn nhân khiến một số sợi tóc của chúng bị rụng, dính vào các vết máu trên sàn nhà.
Gây án xong, cả Bình và Mẫn lục lọi trên người và trong nhà nạn nhân được 2,2 triệu đồng cùng một số đồ trang sức. Quay về nhà trọ, chúng rủ bạn là Triệu Mai Lan (SN 1971) đi Vũng Tàu ăn chơi và hút hít.
Trong năm 2004, các cấp Tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều tuyên phạt hai bị cáo Trần Huệ Bình, Trần Huệ Mẫn mức án tử hình về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Triệu Mai Lan bị phạt 2 năm tù về tội “Không tố giác tội phạm”. Tháng 6/2005, hai chị em đã phải trả giá ở pháp trường.
Theo PLVN
Hành trình tìm cháu bé 3 tuổi bị mẹ ruột bán sang Trung Quốc
Trong khi lên cơn "vật" vì thiếu thuốc, người mẹ nghiện ngập Trần Thị Hương đã đang tâm ký giấy bán con mình sang Trung Quốc để đổi lấy số tiền 15 triệu đồng. Người mẹ thiếu lương tâm này đã bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Đứa con bất hạnh của thị cũng đã được lực lượng Công an và Bộ đội biên phòng hai nước Việt - Trung giải cứu và trở về nhà đoàn tụ với gia đình, nhưng chắc chắn, tội lỗi của Trần Thị Hương sẽ để lại những vết thương mãi mãi trong tâm hồn đứa con trai nhỏ tuổi của thị.
Người mẹ nghiện ngập bán con lấy 15 triệu đồng
Ngày 14/12/2009, Công an tỉnh Hòa Bình nhận được đơn trình báo của chị Trần Thị Bé và Trần Thị Nhung tố cáo việc em gái mình là Trần Thị Hương (trú tại tổ 24, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình) đã mang đứa con trai 3 tuổi bán sang Trung Quốc trong lúc lên cơn nghiện. Vì quá bức xúc với hành vi của em gái mình và cũng vì quá thương xót đứa cháu ruột tội nghiệp, chị Trần Thị Bé và Trần Thị Nhung đã trình báo với Công an Hòa Bình hành vi bán con của Trần Thị Hương.
Trần Thị Hương là một đối tượng nghiện ngập có thâm niên ở thành phố Hòa Bình. Hương đã có hai tiền sự về tội bán dâm, 1 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sinh ra trong một gia đình tử tế, nhưng vì có một chút nhan sắc, Hương đã sớm ăn chơi, đua đòi để rồi sớm trở thành một gái bán hoa khi tuổi còn rất trẻ. Cứ thế, người đàn bà này trượt dần trong tội lỗi rồi trở thành một con nghiện lúc nào không hay.
Nghiện ngập ngày càng nặng, nên liều lượng ma túy mà Trần Thị Hương sử dụng mỗi ngày một tăng lên. Thu nhập từ nghề bán "vốn tự có" không còn đủ để nuôi những cơn nghiện của mình, Hương đã gia nhập những đối tượng mua bán ma túy lẻ. Năm 2009, Trần Thị Hương bị bắt khi tham gia buôn bán ma túy. Nhưng giống như nhiều đối tượng nữ buôn bán ma túy khác, Hương đã tìm cách có thai với người tình nghiện ngập của mình, lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật dành cho phụ nữ đang mang thai để được tại ngoại. Bé Trần Văn Tuấn ra đời trong hoàn cảnh như thế nên từ bé đã không nhận được tình yêu thương của người mẹ nghiện ngập.
Sau khi bé Tuấn ra đời, Trần Thị Hương để con lại cho gia đình nuôi rồi lại tiếp tục lao đầu vào con đường phạm pháp, trụy lạc. Với những đứa trẻ khác, không có sự quan tâm của mẹ là sự bất hạnh, nhưng với bé Trần Anh Tuấn, chính sự "quan tâm" của người mẹ mới đem lại bất hạnh cho bé.
Bé Trần Anh Tuấn trở về với gia đình bác ruột.
Sau một thời gian bỏ bê con cho gia đình chăm sóc đến chán chê, một ngày đầu tháng 12/2009, Trần Thị Hương đột ngột tỏ ra quan tâm, chăm sóc con trai đặc biệt. Hôm đó, lấy lí do đưa con ra chợ mua quần áo và đi chơi nhà một người bạn, người đàn bà này đã bế con ra khỏi nhà, âm mưu thực hiện một kế hoạch đã được chuẩn bị sẵn.
Cuối năm 2009, Trần Thị Hương ngày càng rơi vào cảnh túng quẫn, không còn tiền để hút hít ma túy. Trong thời gian ở tù, Trần Thị Hương đã quen với Bùi Thị Mẹo (sinh năm 1963, trú tại xã Yên Lập, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) - một đối tượng có "thâm niên" trong nghề "mẹ mìn". Trước khi trở về Việt Nam sinh sống, Bùi Thị Mẹo đã có một thời gian dài sang huyện Tùng Chúng - Trung Quốc làm ăn sinh sống. Nhờ thế nên Mẹo có nhiều mối quan hệ với những người dân ở bên kia biên giới.
Khi Mẹo chuẩn bị trở về Việt Nam, có một người đàn ông tên Tả Lẩu - làm nghề thợ rèn đã nhờ Mẹo tìm cho một đứa trẻ con Việt Nam để xin nuôi hoặc mua lại để làm con nuôi trong gia đình người con trai hiếm muộn của ông ta. Sau này khi trở về Hòa Bình, Bùi Thị Mẹo đã gặp lại Trần Thị Hương. Một lần do lên cơn nghiện, Trần Thị Hương đã tìm đến gặp Bùi Thị Mẹo để vay tiền mua thuốc nhưng Mẹo không cho. Biết hoàn cảnh của Trần Thị Hương, Bùi Thị Mẹo đã đề nghị Trần Thị Hương tìm trẻ con sang Trung Quốc bán, với giá 15 triệu. Thấy số tiền quá lớn, Hương gật đầu đồng ý.
Ban đầu, Trần Thị Hương còn đi tìm kiếm xung quanh để bắt cóc một đứa trẻ nào đó, nhưng sau tìm mãi không thấy, Trần Thị Hương quyết định bán chính đứa con trai của mình. Lúc đó trong đầu người mẹ nghiện ngập này chỉ có ma túy, nên tình mẫu tử vốn thiêng liêng cũng trở thành vô nghĩa.
Ngày 6/12/2009, theo lịch hẹn, Trần Thị hương cùng Bùi Thị Mẹo đưa bé Trần Văn Tuấn sang huyện Tùng Chúng, Trung Quốc, đến gặp ông Tả Lẩu. Cậu bé Trần Anh Tuấn lần đầu tiên được "đi chơi" với mẹ thì vô cùng sung sướng, hoàn toàn không biết mình sắp bị người mẹ có trái tim lạnh lùng chuẩn bị bán đi. Khi sang Trung Quốc, Trần Thị Hương lên cơn vật ma túy nên đã xin "ứng" trước của ông Tả Lẩu số tiền tương đương 500 nghìn đồng tiền Việt Nam, rồi trở về Việt Nam trước. Bùi Thị Mẹo ở lại nhận nốt số tiền còn lại rồi cũng về sau đó. Khi trở về Hòa Bình, Mẹo chia cho Trần Thị Hương 12 triệu đồng.
Có tiền, người mẹ nghiện ngập lao vào hút hít ma túy, quên luôn đứa con nhỏ đã bị bán đi nơi đất khách quê người. Gia đình Trần Thị Hương thấy thị trở về mà không thấy bé Tuấn đâu nên đã gặng hỏi. Cuối cùng, Hương cũng phải thú nhận việc làm của mình. Quá bức xúc trước hành vi của đứa em gái hư hỏng, nghiện ngập, hai chị gái của Hương, đồng thời là bác ruột của bé Tuấn đã làm đơn tố cáo lên Công an tỉnh Hòa Bình.
4 tháng giải cứu cháu bé bị bắt cóc
Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, Trần Thị Hương và Bùi Thị Mẹo đã bị bắt. Nhưng việc tìm lại cháu Trần Văn Tuấn là điều gần như vô vọng, bởi thông thường những đứa trẻ bị bán sang nước ngoài sẽ được truyền tay nhiều người và ngày càng được đưa vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Nhưng Công an tỉnh Hòa Bình vẫn quyết tâm tìm bằng được cháu Trần Văn Tuấn.
Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng, đồn Biên phòng Hoành Mô, và đề nghị lực lượng Công an cũng như lực lượng Biên phòng của đồn Đồng Tông - Trung Quốc phối hợp dò tìm tung tích của cháu Tuấn.
Tuy nhiên, sau khi đã được Công an Hòa Bình và Đồn Biên phòng Hoành Mô cung cấp những thông tin có được, lực lượng Công an và biên phòng nước bạn đã thông báo lại là không tìm thấy một người đàn ông nào có mô tả nhân dạng tương tự và cũng không phát hiện cháu bé nào có nhân thân lạ xuất hiện ở huyện Tùng Chúng - Trung Quốc. Việc tìm kiếm cháu Trần Văn Tuấn tưởng như đã rơi vào ngõ cụt.
Nhưng những ngày Tết năm 2010, các chiến sĩ Đồn BP Hoành Mô vẫn day dứt với việc cháu Trần Văn Tuấn đã bị mẹ mình bán đi cho một người xa lạ nơi đất khách. Chính vì thế, các chiến sĩ biên phòng đã kiên trì tìm kiếm và nhờ cậy những nguồn tin quần chúng để hi vọng tìm ra một chút manh mối về cháu Trần Văn Tuấn, dù chỉ là rất mong manh.
Sự cố gắng đó cuối cùng đã được đền đáp. Một người dân ở Hoành Mô trong một lần sang huyện Tùng Chúng chơi đã vô tình gặp một cháu bé nói giọng lơ lớ nửa Việt Nam, nửa Trung Quốc và báo tin nào cho các chiến sĩ biên phòng. Ngay lập tức, thông tin này được Đồn BP Hoành Mô báo sang nước bạn. Sau một thời gian tìm kiếm, CA Trung Quốc đã tìm thấy cháu Trần Văn Tuấn, lúc này đã trở thành con nuôi trong một gia đình Trung Quốc cách biên giới Việt - Trung 500km.
Sau 4 tháng ở Trung Quốc, vì tuổi còn quá nhỏ, nên cháu Tuấn đã "quên" mất phần lớn Tiếng Việt và được "bố mẹ" người Trung Quốc dạy cho khá nhiều tiếng Trung Quốc. Ngày 15/3/2010, Đồn Biên phòng Hoành Mô đã phối hợp với Công an Trung Quốc trao trả cháu Tuấn cho Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hòa Bình. Các chiến sĩ Công an Hòa Bình đã đích thân lên đón cháu Trần Văn Tuấn về.
Sau 4 tháng ở Trung Quốc, cháu Trần Văn Tuấn hầu như không còn nói được Tiếng Việt. Khi cần ăn hay uống, cháu nói bằng tiếng Trung Quốc. Những từ Tiếng Việt cháu đã quên gần hết. Trên đường về, cháu Tuấn chỉ nói duy nhất một câu Tiếng Việt là: "Về với mẹ Hương"...
Sau khi trở về Hòa Bình, cháu Trần Văn Tuấn đã được Công an Hòa Bình trao trả cho bác ruột là Trần Thị Bé. Cậu bé 4 tuổi đã trở về nhà một cách thần kỳ trong vòng tay yêu thương của gia đình. Cháu Tuấn còn quá hồn nhiên để hiểu được việc mẹ mình đã làm, nên vẫn hết mực yêu thương mẹ và luôn miệng nhắc đến mẹ. Nhưng sau này lớn lên, khi đã hiểu chuyện, có thể đó sẽ là một vết thương lòng lớn đối với cháu Tuấn, khi hiểu ra rằng chính mẹ ruột của mình đã bán mình.
Với những bằng chứng không thể chối cãi và hành vi đáng lên án, TAND tỉnh Hòa Bình đã tuyên phạt Bùi Thị Mẹo 10 năm tù giam. Người mẹ nghiện ngập đang tâm bán con mình là Trần Thị Hương cũng bị phạt 9 năm tù giam. Cùng với đó là bản án lương tâm sẽ suốt đời đeo bám thị.
Theo CAND
Chuyện một cậu bé nghiện ở trại giáo dưỡng (kỳ 2) Biêt ông ba vưa ban đât co tiên, Thư lập mưu lây trôm, bo xuông Ha Nôi và nhanh chóng thành thạo thao nhưng nơi buôn ban ma tuy ơ Thu đô. Ky 2: Kẻ trộm "nhí" Một lần, tình cờ biết ông bà vừa bán mảnh vườn ven đường được gần 1 tỷ đồng, Thư nghĩ ngay tới việc kiếm tiền lộ...