Soi tiềm lực tài chính “tân binh” ví điện tử PayME
Cú “bẻ lái” sang lĩnh vực trung gian thanh toán sẽ đem lại nhiều thách thức mới cho giới chủ CTCP Giải trí Di động (nay là CTCP Công nghệ PayME). Trong 4 năm gần nhất, công ty này liên tục báo lỗ.
Ông Lê Hoàng Gia – Chủ tịch HĐQT PayME (Nguồn: PayME)
Việt Nam hiện có hơn 20 triệu người sử dụng các loại ví điện tử, trong đó thị phần của MoMo, Moca và ZaloPay chiếm đến 90%. Tuy nhiên, theo nhận định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ chiếm 14% nên dư địa còn rất lớn.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng người sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến đang ngày càng gia tăng. Đây được xem là cơ hội lớn cho các “tân binh” mới gia nhập thị trường ví điện tử, như CTCP Công nghệ PayME (PayME).
Theo tìm hiểu của VietTimes, PayME tiền thân là CTCP Giải trí Di động (Me Corp), được thành lập vào tháng 11/2010, hoạt động trong lĩnh vực phát triển dịch vụ cung cấp nội dung số trên nền tảng điện thoại di động, phân phối, sản xuất và phát hành game.
Từ đầu năm 2016, PayME đã có ý muốn tham gia vào lĩnh vực thanh toán khi thay đổi đăng ký ngành nghề kinh doanh chính từ “Lập trình máy vi tính” sang “Hoạt dộng dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu”, cụ thể là “Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”.
Đến ngày 1/10/2019, đơn vị này được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán số 93/GP-NHNN.
Nhấn mạnh rằng, PayME là ví điện tử “sinh sau đẻ muộn”, sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể thu hút người dùng, chứ chưa nói đến việc có lãi.
Tuy nhiên, ví điện tử này cũng có hướng đi riêng khi ngoài nền tảng ví điện tử mở (Open eWallet), PayME còn cung cấp nền tảng thanh toán mạng xã hội (Social Payment).
Video đang HOT
Cú “bẻ lái” sang lĩnh vực trung gian thanh toán sẽ đem lại nhiều thách thức mới cho giới chủ PayME, trong khi đó, 4 năm trở lại đây, công ty này lại liên tục báo lỗ.
Cụ thể, năm 2016 và 2017, PayME ghi nhận doanh thu thuần lần lượt đạt 272,4 tỉ đồng và 307,8 tỉ đồng, lỗ thuần tương ứng ở mức 538 triệu đồng và 27,8 tỉ đồng.
Năm 2019, doanh thu thuần của PayMe chỉ đạt vỏn vẹn 207 triệu đồng, giảm 99,9% so với năm trước; lỗ thuần ở mức 23,4 tỉ đồng, trong khi năm 2018 cũng lỗ 22,2 tỉ đồng.
Kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, quy mô tài sản và nguồn vốn của PayMe cũng bị hao hụt đáng kể. Theo đó, tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của PayME đạt 77,8 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 33,6 tỉ đồng, giảm lần lượt 30,7% và 61,7% so với thời điểm đầu năm.
Theo cơ cấu cổ đông được cập nhật gần nhất của PayME, công ty này có vốn điều lệ 51,5 tỉ đồng, gồm 7 cổ đông sáng lập. Trong đó, Chủ tịch HĐQT Lê Hoàng Gia (SN 1979) là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 66,9% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, PayME và ông Lê Hoàng Gia còn sở hữu cổ phần chi phối tại một số pháp nhân như CTCP Dịch vụ trực tuyến Gate (Gate), CTCP ME Di động (ME Mobile).
Được biết, Gate tiền thân là trung tâm kinh doanh phân phối thẻ cào, được thành lập vào tháng 11/2014. Trong 4 năm gần nhất, Gate luôn ghi nhận doanh thu lên đến cả nghìn tỉ đồng/năm, tuy nhiên khoản lợi nhuận thuần chỉ ở mức thấp.
Như năm 2019, doanh thu thuần của Gate đạt 673,4 tỉ đồng, lãi thuần ở mức 8,5 tỉ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 1,2%. Trước đó, năm 2018, 2 chỉ tiêu này lần lượt là 1.214,8 tỉ đồng và 14,3 tỉ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 1,1%.
Còn ME Mobile, công ty này được thành lập vào tháng 11/2015. Tại ngày 21/9/2016, ME Mobile có vốn điều lệ 40 tỉ đồng, trong đó PayME góp 32 tỉ đồng, tương đương 80% vốn.
Tương tự PayME, vài năm gần đây, ME Mobile cũng liên tục báo lỗ từ 3-7 tỉ đồng/năm; vốn chủ sở hữu bị ăn mòn đến gần một nửa.
Ngoài các pháp nhân kể trên, ông Lê Hoàng Gia còn là người đại diện theo pháp luật của CTCP Dịch vụ Giải pháp số và CTCP Liên minh thể thao điện tử, tuy nhiên cả 2 doanh nghiệp này đều đã ngừng hoạt động.
Ngày 13/7/2020, Chủ tịch Lê Hoàng Gia góp vốn thành lập CTCP Tập đoàn Công nghệ ME (ME Technology Group) với vốn điều lệ ban đầu là 51,5 tỉ đồng, trong đó ông Gia nắm giữ tới 80,4% cổ phần. 2 cổ đông còn lại là ông Vũ Thanh Long (14,6%) và ông Hồ Quốc Quân (5%)./.
VNG: Doanh thu 9 tháng đạt gần 1.575 tỷ đồng, lợi nhuận vượt xa kỳ vọng
Sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp vượt xa kế hoạch lợi nhuận tại Đại hội đồng cổ đông năm 2020.
Tính tới cuối quý III/2020, doanh nghiệp vẫn đang có tới 1.943,4 tỷ đồng cổ phiếu quỹ.
Công ty cổ phần VNG công bố báo cáo tài chính quý III/2020 ghi nhận doanh thu đạt 1.574,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 149,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,1% và giảm 33,4% so với cùng kỳ.
Theo đó, trong quý III/2020 biên lợi nhuận gộp của VNG giảm từ 48,4% về còn 45,9% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, mặc dù lợi nhuận gộp tăng 10,9% lên 722,1 tỷ đồng nhưng lợi nhuận vẫn giảm 33,4% do chủ yếu là chi phí bán hàng tăng mạnh. Cụ thể, chi phí bán hàng trong kỳ tăng 46,7%, tương ứng tăng thêm 125,1 tỷ đồng lên 392,7 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VNG ghi nhận doanh thu đạt 4.423,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 414,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,3% và giảm 23,3% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp vượt xa kế hoạch lợi nhuận tại Đại hội đồng cổ đông năm 2020.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu dự kiến 6.714 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến lỗ 246 tỷ đồng.
Mặc dù doanh nghiệp không thuyết minh cơ cấu lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm 2020 nhưng trong báo cáo bán niên doanh nghiệp cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ trò chơi trực tuyến tăng 15% so với cùng kỳ lên 2.358,3 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ quảng cáo trực tuyến giảm 4,5% về còn 394,8 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet tăng 120,4% so với cùng kỳ lên 79,8 tỷ đồng.
Như vậy, về mặt doanh thu trong 9 tháng đầu năm doanh nghiệp cho thấy sự hưởng lợi từ đại dịch Covid-19 giống như các cổ phiếu công nghệ lớn trên thế giới hưởng lợi từ việc giãn cách xã hội. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng tăng cao đã đẩy lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 517,3 tỷ đồng, giảm 22,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư âm 411 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 200,6 tỷ đồng, trong đó dòng tiền tài chính dương chủ yếu là tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ cổ đông. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã tạo ra tiền từ hoạt động tài chính đủ để đầu tư mở rộng, ngoài ra số tiền dư ra giúp doanh nghiệp gia tăng lượng tiền mặt.
Tính tới 30/09/2020, lượng tiền và đầu tư tài chính tăng 18,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 717,6 tỷ đồng lên 4.661,9 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp tăng từ 56,2% lên 60,2%.
Lượng tiền mặt của doanh nghiệp lớn chủ yếu đến từ việc bán cổ phần cho cổ đông chiến lược. Được biết, VNG đã bán cổ phiếu quỹ cho Temasek và công ty Zion (chủ sở hữ ví điện tử ZaloPay) chào bán 40% cổ phần cho đối tác bên ngoài.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, doanh nghiệp cho biết cơ cấu cổ đông theo nhóm cổ đông lớn sở hữu 48,02% vốn điều lệ, cổ đông nhỏ sở hữu 31,84% vốn điều lệ; xét theo cơ cấu cổ đông nước ngoài sở hữu 48,08% và cổ đông trong nước sở hữu 31,78% vốn điều lệ.
Được biết, tính tới cuối quý III/2020 doanh nghiệp vẫn đang có tới 1.943,4 tỷ đồng cổ phiếu quỹ.
Ngoài ra, tính tới 30/09, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 10,3% lên 7.747,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính đạt 4.661,9 tỷ đồng, chiếm 60,2% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.281,2 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 843,9 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản.
Giá Bitcoin hôm nay 25/10: Tiếp tục tăng 'nóng', thị trường rực sắc xanh Bitcoin tiếp tục tăng 1,74% vượt qua ngưỡng 13.100 USD, kéo loạt tiền ảo vốn hoá lớn tăng mạnh. Lúc 8h00 ngày 25/10, giá Bitcoin trên sàn CoinDesk đứng mức 13.132 USD, tăng 1,74%, tương đương mỗi Bitcoin thêm 220 USD. Trong 24 giờ gần nhất, giá Bitcoin giao dịch trong khoảng 12.911 - 13.168 USD (thấp nhất - cao nhất). Giá Bitcoin...