Soi “sức khỏe” TĐ Stark Thái Lan thâu tóm Thịnh Phát Cable, Đồng Việt
Tập đoàn Stark của Thái Lan vừa thâu tóm hai công ty là Thịnh Phát Cable và Đồng Việt của Việt Nam có doanh thu lên đến 360 triệu USD, lợi nhuận đạt 4 triệu USD trong năm 2019.
Thương vụ Tập đoàn Stark Corporation Public Company Limited – Tập đoàn sản xuất dây và cáp điện hàng đầu của Thái Lan – mua lại công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát (Thipha Cables) và công ty cổ phần Kim loại màu và nhựa đồng Việt Nam (Dovina) vừa hoàn tất vào đầu tháng 4/2020 đang gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Trong thương vụ này, Tập đoàn Stark mua lại 100% vốn hai công ty nói trên với mức giá không quá 240 triệu USD, tương đương 5.600 tỷ đồng. Trong khi, thông tin công bố từ phía Stark cho thấy, doanh thu hợp nhất của Cáp điện Thịnh Phát và Dovina trong hai năm 2017-2018 đạt hơn 9.000 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế của hai doanh nghiệp đạt 340 và 220 tỷ. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2019, hai công ty đạt doanh thu 7.100 tỷ, lợi nhuận 340 tỷ đồng.
Cuối tháng 9/2019, tổng tài sản của Cáp điện Thịnh Phát và Dovina là 3.550 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của hai doanh nghiệp là 1.100 tỷ.
Tập đoàn Stark của Thái Lan đã hoàn tất thương vụ mua lại Thịnh Phát.
Video đang HOT
Phía Stark kỳ vọng qua thương vụ này sẽ gia tăng quy mô thị trường để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực. Riêng tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng cáp điện cho các công trình lưới điện cũng như các công trình xây dựng vẫn rất lớn.
Theo một số cơ quan truyền thông trong nước, Tập đoàn Stark của Thái Lan được thành lập năm 1968, tiền thân là công ty Phelps Dodge, doanh nghiệp này hiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu, máy móc công nghiệp.
Đáng chú ý, vốn hóa của Stark có giá trị hơn 1,6 tỷ USD. Trong năm 2019, Tập đoàn Stark có doanh thu lên đến 360 triệu USD, lợi nhuận đạt 4 triệu USD.
Đặc biệt, sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm hai công ty Việt, phía Thái Lan đã cử người tiếp quản hai công ty.
Theo đó, ông Chanin Yensudchai – Chủ tịch Tập đoàn Stark sẽ là Chủ tịch HĐQT mới của Cáp điện Thịnh Phát và Dovina. Ngoài ra, còn có ông Chinawat Assavapokee, là một thành viên trong Hội đồng quản trị của Stark cũng trở thành CEO mới của hai doanh nghiệp này.
Bao bì Biên Hòa nới room ngoại 100% mở lối cho việc thâu tóm của SCG?
Bao Bì Biên Hòa dự kiến nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, thay đổi bổ sung ngành nghề,...
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2020, CTCP Bao Bì Biên Hòa (HoSE: SVI) sẽ trình cổ đông thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, đồng thời xem xét việc sửa đổi điều lệ công ty.
Thêm vào đó, Công ty sẽ trình cổ đông thông qua việc thực hiện thay đổi ngành nghề kinh doanh, bổ sung nghề "Sản xuất giấy nhãn, bìa nhãn, bao bì từ giấy bìa" và loại bỏ nghề "In ấn".
Theo tài liệu, hiện Công ty đang nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư chiến lược tiềm năng là Thai Containers Group Company Limited.
Nên trong cuộc họp bất thường lần này, Hội đồng quản trị sẽ trình Đại hội thông qua việc nhà đầu tư hoặc bất kỳ công ty con, công ty liên kết của nhà đầu tư này được sở hữu từ 25% trở lên số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty và đến mức tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai tại thời điểm nhận chuyển nhượng.
Bên trong nhà máy của Bao Bì Biên Hòa.
Trong khi đó, mới đây hãng tin Nikkei Asian Review dẫn các nguồn tin cho biết Tập đoàn Siam Cement (SCG) đang có kế hoạch mua lại Bao bì Biên Hòa với giá mua dự kiến là 19,2 triệu USD (khoảng 450 tỷ đồng). Như vậy, nhiều khả năng thương vụ này đã được xác nhận.
CTCP Bao bì Biên Hòa tiền thân là nhà máy sản xuất bao bì giấy gợn sóng đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1968. Đến năm 2003, đơn vị này thực hiện chính sách cổ phần hóa, đổi tên là CTCP Bao bì Biên Hoà, đồng thời vẫn duy trì thương hiệu là "SOVI" từ trước đó.
Kết thúc năm 2019, Bao Bì Biên Hòa ghi nhận 1.704 tỷ đồng doanh thu (khoảng 73 triệu USD), giảm 4% so với năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên 141 tỷ đồng (khoảng 6 triệu USD), gấp 2,3 lần năm trước.
Anh Nhi
Xerox chốt giá chính thức thâu tóm HP Xerox tiếp tục thực hiện các nỗ lực nhằm mua lại HP bằng việc quyết định công bố lời đề nghị chào mua cổ phiếu đang lưu hành của HP. Xerox quyết tâm mua bằng được HP bằng lời đề nghị hấp dẫn nhà đầu tư. Ảnh: AFP Theo Neowin, giá thầu được Xerox đưa ra dành cho mỗi cổ phiếu của HP...