Soi ’sức khỏe’ Saigonbank giữa đại dịch COVID-19
Lợi nhuận sau thuế của Saigonbank giảm 35% do lĩnh vực kinh doanh chính đi lùi và các khoản chi phí tăng mạnh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã SGB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với thu nhập lãi thuần đạt gần 152,5 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ 2019.
Lợi nhuận sau thuế Saigonbank giảm mạnh.
Hầu hết các mảng hoạt động kinh doanh chính đạt kết quả kém khả quan. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 25% chỉ đạt 7,6 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 40 triệu đồng.
Video đang HOT
Hoạt động kinh doanh ngoại hối là điểm sáng duy nhất trong quý khi đem về khoản lãi 7,45 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước. Cùng đó, lãi từ hoạt động khác cũng tăng nhẹ 8,6% lên 7,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên các khoản chi phí kỳ này lại tăng mạnh so với cùng kỳ như chi phí hoạt động tăng 19% lên 133,4 tỷ đồng.
Mặc dù được hoàn nhập 6,6 tỷ đồng dự phòng nhưng kết quả kinh doanh kém khởi sắc khiến lợi nhuận trước và sau thuế của Saigonbank chỉ đạt hơn 48 tỷ đồng và gần 44 tỷ đồng, giảm lần lượt 31% và 35%.
Vẫn theo báo cáo, tính đến 31/3/2020, cho vay khách hàng của Saigonbank giảm nhẹ 2,3% đạt gần 14.216 tỷ đồng và tiền gửi của khách hàng giảm nhẹ 1% so với đầu năm ghi nhận 15.544 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Saigonbank giảm 11% xuống 20.308 tỷ đồng.
Hiện không rõ thông tin về tình hình nợ xấu của Saigonbank do ngân hàng không công bố thuyết minh tài chính.
Hòa Bình
Lợi nhuận sau thuế PGBank giảm 19% trong quý I/2020
Kết thúc 3 tháng đầu năm ngân hàng PGBank ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt giảm 16% và 19%, còn gần 76 tỷ đồng và 61 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020, ghi nhận lãi sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, hoạt động kinh doanh cốt lõi của PGBank đi lùi khi thu nhập lãi thuần giảm 77% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 193 tỷ đồng. Lãi thuần từ dịch vụ giảm 83% (5 tỷ đồng); lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 80% (10 tỷ đồng) và lãi thuần từ hoạt động khác giảm 96% (9 tỷ đồng).
Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư là điểm sáng duy nhất trong kết quả kinh doanh quý 1 của PGBank khi mang về khoản lãi gấp 5 lần cùng kỳ, đạt hơn 36 tỷ đồng. Không chỉ thu nhập mà các khoản chi phí của PGBank cũng giảm, bao gồm chi phí hoạt động (giảm 71%) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (giảm 97%). Kết quả, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt giảm 16% và 19%, còn gần 76 tỷ đồng và 61 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) báo lỗ quý I/2020
Tính đến ngày 31/03/2020, tổng tài sản của PGBank xấp xỉ đầu năm, còn gần 31.374 tỷ đồng. Cho vay khách hàng giảm 2%, còn gần 23,316 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tại PGBank tăng nhẹ 2% so với đầu năm, lên mức hơn 26.189 tỷ đồng, trong khi tiền gửi và vay các TCTD khác giảm 58%, còn 800 tỷ đồng.
Nợ xấu của PGBank tăng nhẹ 2% so với đầu năm, lên mức hơn 767 tỷ đồng, chủ yếu là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) gấp 2 lần, chiếm gần 94 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 3,29% so với mức 3,16% hồi đầu năm.
Ở diễn biến khách, mới đây, Công ty cổ phần Xây lắp III Petrolimex (HNX: PEN) đưa ra kế hoạch năm 2020, trong đó dự kiến thoái vốn đầu tư tại PGBank để tăng cường vốn lưu động và chuẩn bị nguồn vốn cho việc đầu tư vào một số dự án kho cảng xăng dầu, xây dựng nhà xưởng tại các khu công nghiệp để cho thuê.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, tính đến thời điểm 31/12/2019, PEN đang nắm giữ 5,68 triệu cổ phiếu của PGBank, tương đương tỷ lệ sở hữu là 2% vốn điều lệ của PGBank. Giá trị khoản đầu tư tại PGBank được PEN ghi nhận ở mức 58,28 tỷ đồng.
Thảo Nguyên
Ngân hàng Quân Đội (MB): Tiền gửi giảm gần 12%, nợ xấu tăng vọt, lợi nhuận giảm 9% Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ quý I/2020. Theo đó, đáng chú ý là nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 của ngân hàng lần lượt tăng 93% và 47% so với cùng kỳ, khiến ngân hàng phải nâng trích lập dự phòng rủi ro lên gấp đôi. Sau trích lập,...