‘Sói robot’ khiến gấu rừng chạy trối chết
Chính quyền thị trấn Takikawa triển khai hai con “sói robot” để phòng ngừa khi gấu hoang xuất hiện trong khu vực.
Thị trấn Takikawa, phía bắc đảo Hokkaido, mua và lắp đặt hai con robot Quái vật Sói sau khi phát hiện gấu rừng lang thang trong khu dân cư hồi tháng 9. Con robot có 4 chân, thân xù xì, đôi mắt đỏ rực và hàm răng sắc nhọn.
Khi thiết bị cảm biến phát hiện gấu hoặc động vật ăn thịt đến gần, con robot sẽ lắc lư đầu, nhấp nháy đèn và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, từ tiếng hú của sói đến tiếng ồn ào của máy móc. Ohta Seiki, nhà sản xuất robot, cho biết đã bán được 70 con từ năm 2018.
Robot sói đuổi gấu ở thị trấn Takikawa. Video : Reuters
Video do camera hồng ngoại ghi lại cho thấy một con gấu từng đến gần nơi sói robot được lắp đặt. Khi thiết bị này nhấp nháy đèn và phát ra tiếng động lớn, con gấu hoảng sợ, lao nhanh vào bụi rậm để chạy trốn.
Số lượng gấu ở Nhật Bản đang ở mức cao nhất trong 5 năm qua, chủ yếu tập trung tại các khu vực nông thôn ở phía tây và phía bắc. Hàng chục vụ gấu tấn công người đã xảy ra năm nay, trong đó có hai vụ làm chết người, buộc chính phủ phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào tháng trước để giải quyết mối đe dọa.
Sói ở Nhật Bản từng lang thang khắp các hòn đảo ở miền trung và miền bắc đất nước trước khi bị săn lùng tới mức tuyệt chủng hơn một thế kỷ trước.
Chính quyền Takikawa cho hay từ khi lắp đặt, trong thị trấn không phát hiện gấu nữa. Gấu rừng đang hoạt động nhiều hơn và nguy hiểm hơn khi tìm kiếm thức ăn để chuẩn bị ngủ đông vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, số lượng hạt dẻ và hạt sồi trong tự nhiên năm nay suy giảm đã thúc đẩy nhiều loài động vật vào khu dân cư tìm thức ăn.
'Chó robot' tuần tra căn cứ không quân Mỹ
Không quân Mỹ sử dụng robot 4 chân Vision 60 tuần tra bảo vệ căn cứ trong diễn tập sử dụng công nghệ liên lạc và chia sẻ dữ liệu.
Lực lượng không quân Mỹ ngày 3/9 tổ chức buổi diễn tập thứ hai với Hệ thống Quản lý Chiến đấu Nâng cao (ABMS) đảm nhận nhiệm vụ thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu giữa các lực lượng Mỹ với đồng minh trong thời gian thực.
Ngoài thử nghiệm các hệ thống thu thập và chia sẻ dữ liệu, không quân Mỹ còn sử dụng "chó robot" trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ tại căn cứ không quân Nellis, bang Nevada. Các robot này được sản xuất bởi hãng Ghost Robotics, từng dự kiến tham gia đợt thử nghiệm ABMS hồi đầu năm, song bị hoãn do đơn vị vận hành gặp trục trặc về vấn đề băng thông truyền dữ liệu và không thể sử dụng chúng.
Mẫu "chó robot", hay phương tiện không người lái 4 chân (Q-UGV), được sử dụng trong cuộc thử nghiệm ABMS tuần trước là Vision 60, chuyên đảm nhận các nhiệm vụ kiểm tra hiện trường, thu thập thông tin tình báo, giám sát, trinh sát, lập bản đồ, điều phối liên lạc và đảm bảo an ninh thường xuyên.
Binh sĩ Mỹ và robot Vision 60 trong buổi huấn luyện hôm 3/9 tại căn cứ Nellis, bang Nevada. Ảnh: USAF.
Chi tiết về các công nghệ trên robot Vision 60 sử dụng trong diễn tập ABMS không được công bố. Ảnh của cuộc diễn tập cho thấy các mẫu Vision 60 với nhiều cấu hình tham gia, một số robot mang nhiều loại cảm biến hoặc thiết bị thông tin liên lạc ở phần đầu. Sự cố băng thông trong diễn tập ABMS hồi đầu năm cho thấy robot Vision 60 có thể được liên kết dữ liệu và giao tiếp với các hệ thống khác.
Ghost Robotics cho biết Vision 60 gần như "không thể bị ngăn cản", đồng thời thiết kế dạng mô-đun cho phép robot có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ sau vài phút hoán đổi các cụm phụ kiện. Mẫu robot này được thiết kế với độ bền cao, chi phí triển khai và bảo dưỡng thấp.
Các quân binh chủng của Mỹ từng thử nghiệm phương tiện mặt đất không người lái, song "chó robot" Vision 60 "đi trước một bước so với các loại xe bánh lốp hoặc bánh xích thường xuất hiện trong các cuộc diễn tập trước đây", biên tập viên Brett Tingley và Tyler Rogoway của Drive nhận định.
Vision 60 có thể đóng vai trò quan trọng trong tuần tra quanh căn cứ, trinh sát tiền tuyến, phát hiện các đối tượng có khả năng gây sát thương. Mẫu robot có thể mang cổng kết nối thông tin cùng hệ thống máy tính để liên lạc tốt hơn với các khí tài chỉ huy và kiểm soát ở xa, đồng thời cảnh báo liên tục cho người vận hành về các thay đổi không thể nhìn thấy hay những nguy cơ tiềm ẩn.
Nga thử nghiệm xe tăng chủ lực không người lái Hãng Uralvagonzavod thông báo đã thử nghiệm xe tăng chủ lực T-14 ở chế độ không người lái trong chương trình phát triển phương tiện chiến đấu robot. "Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu và phát triển do Bộ Quốc phòng Nga ủy quyền, các chuyên gia của công ty đang nghiên cứu chế tạo các phương tiện chiến đấu robot tiên...