Soi quả sung dưới kính hiển vi: Sự thật có thể khiến bạn “rùng mình” và 4 nhóm người không nên ăn sung kẻo làm tổn thương sức khỏe
Khi zoom kỹ vào phần ruột của quả sung thì ôi thôi, người soi chỉ có thể thốt lên rằng: Có cả một thế giới sinh vật bên trong quả sung!
Quả sung gắn bó thân thuộc với nhiều người dân ở vùng quê Việt Nam. Sung chấm muối là món ăn vặt dân dã, sung nộm chua ngọt rất đưa cơm, sung kho thịt thì ăn một lần là nhớ mãi. Trong y học cổ truyền, quả sung thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp… Tuy nhiên, cấu tạo của quả sung khá đặc biệt, vì thế tạo điều kiện để côn trùng, vi khuẩn trú ngụ.
Nhiều người thắc mắc, bên trong quả sung có những gì, có thực sự an toàn để ăn không? Để thỏa mãn sự tò mò của cộng đồng mạng, tài khoản Tik Tok mang tên ” Kính Hiển Vi ” mới đây đã thực hiện clip soi quả sung dưới kính hiển vi.
Cụ thể: Khi soi vỏ ngoài của quả sung ở mức phóng đại 40 lần, có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều kiến và các vi sinh vật khác chui ra, chui vào bên trong như một… cái tổ. Khi chủ tài khoản mở mức phóng đại lớn hơn, zoom kỹ vào phần ruột của quả sung thì ôi thôi, người soi chỉ có thể thốt lên rằng: Có cả một thế giới sinh vật bên trong quả sung! Và cũng không thể biết hết tên của những sinh vật này.
Clip soi quả sung dưới kính hiển vi.
Hình ảnh bên trong quả sung dưới kính hiển vi.
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng quả sung dù chứa nhiều vi sinh vật nhưng bản thân chúng không gây hại, nếu như vệ sinh kỹ trước khi ăn thì đây là một món ngon, bổ do chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali… và một số vitamin như C.
Cách vệ sinh quả sung trước khi ăn: Rửa sạch quả sung qua 2 lần nước sau đó bổ làm đôi, ngâm trong nước muối loãng khoảng chừng 20 – 30 phút.
Sung khi được tiêu thụ vừa phải có thể ngừa táo bón, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, giúp giảm cân, giảm cholesterol, tăng cường ham muốn tình dục, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, ung thư ruột kết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống tăng huyết áp… Ngược lại, nếu ăn quá nhiều sung trong ngày có thể gây nặng bụng và đau dạ dày, giảm đường huyết trong máu và gây dị ứng. Ngoài ra, một số nhóm người dưới đây cũng không nên ăn quả sung để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe,
4 nhóm người không nên ăn quả sung
1. Người có đường huyết thấp
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), ăn sung tuy có thể đem lại tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, những người đang có lượng đường huyết thấp mà ăn nhiều sung thì sẽ khiến đường huyết hạ quá mức cho phép, khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói, tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Vì vậy người có đường huyết thấp nên tránh ăn sung.
2. Người đang bị xuất huyết trực tràng, đau dạ dày
Theo Đông y, quả sung chín có tính nóng, ăn nhiều sung chín có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc gây đau dạ dày. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc dạ dày, cần phải dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
3. Những người mắc bệnh thận
Sung là loại quả chứa rất nhiều oxalate, chất này khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi, do vậy việc ăn nhiều sung sẽ gây hại cho người bệnh thận hoặc túi mật.
4. Người dễ dị ứng
Nếu là một người dễ dị ứng, bạn cũng có thể bị dị ứng với sung, tình trạng này gâyviêm màng kết, viêm mũi hoặc shock phản vệ. Vì vậy bạn nên ăn chậm rãi từng miếng một để kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.
Hình ảnh rùng mình dưới kính hiển vi: Ai hút và hít phải dù chỉ 1 điếu thuốc thì cũng xác định nguyên một ổ "chì, asen, amoniac, xyanua" đi vào phổi
Mạng xã hội Tiktok đang truyền tay nhau clip soi khói thuốc lá dưới kính hiển vi để thấy rõ mức độ độc hại.
Mới đây, người dùng mạng xã hội Tiktok đang truyền tay nhau clip soi khói thuốc lá dưới kính hiển vi để thấy rõ mức độ độc hại. Theo đó, người thực hiện dùng chiếc chai nhựa đựng nước ngọt đã sử dụng hết đổ nước lọc vào gần đầy chai và đậy nắp lại. Trên nắp của chiếc chai này sẽ được đục một lỗ sao cho vừa với đầu hút thuốc lá. Người ta tiến hành đốt điếu thuốc và cho toàn bộ khói đi qua cái chai này. Sau đó khói thuốc lá sẽ đi qua bộ lọc.
Mạng xã hội Tiktok đang truyền tay nhau clip soi khói thuốc lá dưới kính hiển vi để thấy rõ mức độ độc hại.
Kết quả là, tháo tấm lọc ra người ta thu được tấm lọc thấm đẫm tinh dầu thuốc lá. "Mà trong tinh dầu này có chứa rất nhiều chất độc hại như chì, asen, amoniac, xyanua - là nguyên nhân chính gây nên ung thư phổi, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và rất nhiều căn bệnh khác nữa".
Trước clip soi khói thuốc lá dưới kính hiển vi, nhiều người đã để lại những bình luận bày tỏ sự kinh ngạc mặc dù tác hại của thuốc lá từ trước đến nay đã được nhắc rất nhiều. Một tài khoản nhận định: " Đây mới chỉ là một điếu thuốc thôi mà tấm lọc đã vàng như vậy rồi thì không hiểu với những người một ngày hút 1 bao, 2 bao thì phổi của họ sẽ ra sao" . Nhiều người khác bày tỏ sự kinh hãi, mong muốn được soi cả thuốc lá điện tử...
Hút thuốc lá thực sự nguy hiểm như thế nào?
Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên các ca tử vong trên toàn thế giới, đồng thời là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu mà thực ra có thể ngăn chặn. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng gần 8 triệu người trên thế giới, trong đó có hơn 5 triệu người đã từng và đang hút thuốc, 1 triệu người trong số đó vô tội - họ là những người hút thuốc lá thụ động.
PGS Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đồng thời là Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá) chia sẻ, Việt Nam có 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Những con số này đủ cho thấy tác hại kinh hoàng của hút thuốc lá thụ động nguy hiểm thế nào.
Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam.
Thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên các ca tử vong trên toàn thế giới, đồng thời là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu mà thực ra có thể ngăn chặn.
Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau nhưng tính chung, thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Nói về tác hại của thuốc lá gây ra, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn chứng, 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Rõ ràng, hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Nhưng vấn đề đáng nói ở đây là, hút thuốc không chỉ gây hại cho người trực tiếp hút mà còn nguy hiểm với cả những người không hút thuốc nhưng vô tình phải hít khói thuốc do người khác thả ra. Trong đó, có những trường hợp nạn nhân là phụ nữ và trẻ em vô cùng thương tâm. Họ có khi chính là những người vợ, đứa con của người hút thuốc để rồi khi chuyện đau lòng xảy ra, người chồng, người cha đó dù rất hối hận cũng không thể cứu vãn.
Trẻ em hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) phải chịu những hậu quả nặng nề nhất
Theo thông tin từ Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.
Ước tính mỗi năm có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.
Đại diện Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, trẻ hút thuốc lá thụ động có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp... Bên cạnh đó, trẻ em hít phải khói thuốc có thể phải chịu những hậu quả sức khỏe ở tuổi trưởng thành như tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do việc bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với các chất độc trong khói thuốc từ khi còn ở trong bụng mẹ sẽ bị chậm phát triển chức năng phổi.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ thêm, có một thực tế là trẻ nhập viện do bệnh hô hấp có cha, mẹ hút thuốc lá cao hơn rất nhiều so với trẻ có cha mẹ không có hành vi này.
" Trẻ nhỏ là đối tượng phải chịu nhiều hệ lụy nhất khi trong nhà có người hút thuốc lá" , vị chuyên gia khẳng định.
Ông lên tiếng cảnh tỉnh sâu sắc những đứa trẻ có bố mẹ hút thuốc lá nguy cơ trẻ bị đột tử ở tuổi nhũ nhi tăng, nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý cơn hen cấp tăng, hen phế quản. Bố hút thuốc lá thì khói thuốc lá con hút phải tăng nguy cơ các đợt cấp hen phế quản, tăng nguy cơ viêm tai mãn tính ở trẻ. Mẹ hút thuốc lá thì nguy cơ đó tăng lên gấp đôi. Nếu cả bố và mẹ cùng hút thuốc thì nguy cơ đó còn tăng hơn nữa.
Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá đối diện với hàng loạt nguy cơ
Trong khói thuốc lá có chứa tới 7.000 loại hóa chất. Trong số này, có hơn 70 loại hóa chất mang tính độc hại cho con người, dẫn đến các căn bệnh ung thư, với những thành phần điển hình như: nicotine, carbon monoxide, xyanua, chì... Nếu như người mẹ dù chủ động hay bị động hít phải khói thuốc lá, những chất độc hại này có thể theo máu và truyền lại cho thai nhi.
Đối với phụ nữ mang thai, hút thuốc thụ động có thể gây ra thai chết lưu và sảy thai. Khi phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá, chất nicotine và các loại chất độc hại khác sẽ đi qua phổi vào trong máu của bạn và đi trực tiếp đến em bé. Điều này có thể gây ra các nguy cơ như thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ sinh non, gây ra các tổn thương não và phổi cho thai nhi, tăng nguy cơ thai chết lưu...
Điều đáng nói, phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Dù là vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng tới người mẹ và thai nhi, có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp, vỡ ối sớm.
Do đó, ngăn ngừa ảnh hưởng bởi khói thuốc lá đối với bà mẹ mang thai là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Bà bầu nên tránh đến những nơi đông người cũng như các thành viên trong gia đình cũng chủ động loại bỏ khói thuốc khi có phụ nữ mang thai.
Clip soi cá viên chiên vỉa hè dưới kính hiển vi gây chấn động MXH: Nhiều người sẽ "cạch đến già" nếu nhận ra sự thật đáng sợ Phía sau món cá viên chiên thơm ngon bày bán ở vỉa hè này lại ẩn chứa nhiều hiểm họa cho sức khỏe mà bạn chưa hề nhận ra. Giống như bao món ăn vỉa hè khác như thịt xiên, xúc xích rán, bánh khoai, bánh chuối... thì cá viên chiên cũng là một món ăn chơi được giới trẻ, đặc biệt là...