“Soi” phương tiện chở tàu ngầm Kilo Hà Nội về Cam Ranh
Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên của Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sẽ được vận chuyển bằng tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea của Hà Lan.
Theo truyền thông Nga, tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sẽ được chở về Việt Nam bằng tàu vận tải chuyên dụng Rolldock Sea của công ty có trụ sở ở Hà Lan.
Theo trang mạng Shipspotting, tàu vận tải Rolldock Sea đã khởi hành từ Rotterdam, Hà Lan vào ngày 8/11 và cập bến cảng nhà máy Admiralty Verfi (thành phố St Petersburg, Nga) vào lúc 8h theo giờ quốc tế (tức 12h theo giờ St Petersburg) vào ngày 12/11 để chuẩn bị cho việc đưa tàu ngầm Kilo Hà Nội lên tàu.
Cũng theo nguồn tin Nga, tàu vận tải Rolldock Sea sẽ đưa tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam vào ngày 14/11, chậm hơn so với dự kiến đưa ra trước đó 2 ngày (11/11).
Tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea thuộc sở hữu công ty Rolldock có trụ sở tại Hà Lan. Rolldock Sea được đóng tại nhà máy Larsen & Toubro ở Surat, Ấn Độ.
Tàu có lượng giãn nước tới 12.800 tấn, tải trọng 7.000 tấn, dài 142m, rộng 24m và mớn nước 5,2m. Rolldock Sea được thiết kế với khoang dằn, khi bơm nước vào có thể làm tàu chìm xuống mớn nước 12,5m. Khi đó, tàu kéo sẽ đẩy tàu ngầm Kilo vào bên trong khoang của Rolldock Sea.
Bên cạnh tàu thuyền, Rolldock Sea có thể chở nhiều loại hàng hóa cỡ lớn khác nhau với sự hỗ trợ từ hệ thống cần cẩu siêu lớn.
Video đang HOT
Năm 2010, Hải quân Ấn Độ thuê tàu của hãng Rolldock (tàu Rolldock Sun cùng kích cỡ với Rolldock Sea) vận chuyển tàu ngầm Kilo Project 877EKM từ quân cảng Visakhapatnam tới nhà máy ở Severodvinsk để nâng cấp, hiện đại hóa. Chuyến hành trình đi qua mũi Hảo Vọng tới Nga mất hơn 40 ngày.
Lộ trình của tàu Rolldock Sea có thể đi qua kênh đào Suez (Ai Cập), dự kiến về tới quân cảng Cam Ranh, Việt Nam vào tháng 1/2014.
Trước đây, các tàu chiến mặt nước mà Việt Nam mua của Nga (tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE, Project 12418 và tàu tuần tra Project 10412) đều được chở bằng tàu vận tải Eide Transporter thuộc sở hữu của hãng Eide Marine Services, Nauy.
Theo Kiến thức
Nối gót HQ-182 Hà Nội, tầu ngầm Kilo Hồ Chí Minh về nước tháng 1-2014
Chiếc tau ngâm diesel-điên lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636 (NATO gọi là Kilo) thứ 2 mang tên Hồ Chí Minh, có thể nhận tiếp vào tháng 1-2014, trong khi Kilo Hải Phòng đã được hạ thuỷ...
Ngày 7-11, nguôn tin thuôc nganh công nghiêp quôc phong Nga cho biêt, nươc nay se ban giao hai chiêc tau ngâm diesel-điên lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636 (NATO gọi là Kilo) tiêp theo cho Hai quân Việt Nam trong năm 2014, dự kiến chiếc thứ 2 mang tên Hồ Chí Minh, có thể nhận tiếp vào tháng 1-2014.
Cung ngay, tại thanh phô St. Petersburg, Nga va Viêt Nam đã chinh thưc ký kêt Biên bản bàn giao tàu ngầm diesel-điên lớp Varshavyanka mang tên Hà Nội (HQ-182), chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 6 chiêc tàu ngầm cho Hai quân Viêt Nam.
Tham dự lễ chuyển giao về phía Việt Nam có Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh. Về phía Nga có Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi, ông Alexander Buzakov.
Năm 2009, Việt Nam đa đặt mua sáu chiêc tàu ngầm do Nga chế tạo, trong một nô lưc được xem là nhăm cân băng ảnh hưởng hàng hải ngay cang gia tăng trong khu vực, đăc biêt la tai biên Đông.
Hợp đồng nay, bao gồm cả các điều khoản đi kèm là Nga giúp Việt Nam xây dựng một trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại quân cảng Cam Ranh và huấn luyện các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại Nga, được cho là có giá trị khoang 2 tỷ USD.
Theo nguồn tin công nghiệp quốc phòng trên, chiêc tau ngâm đâu tiên trong đơn hang nay se đươc đưa lên một sà lan chuyên chơ vào ngày 11-11 và kéo vê Việt Nam đê chinh thức chuyển giao cho Hải quân.
"Chiêc tàu thứ hai sẽ được ban giao vào đầu năm tới, có thể la vào tháng 1-2014, trong khi chiêc thứ ba cũng sẽ được ban giao trong năm 2014," nguồn tin cho biết.
Tau ngâm lơp Varshavyanka (Dự án 636) là một phiên bản cải tiến của tàu ngầm lơp Kilo co công nghệ tàng hình hiên đai, phạm vi chiến đấu đươc nâng cao và co thê tấn công ca cac muc tiêu trên đất liên, trên biên và ngâm dưới nước.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội (HQ-182)
Các tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka phát ra tiếng ồn rất thấp khiên Hai quân My goi chung la "lô đen trong long đai dương" (Black Hole) và có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa mà không bị các phương tiện tác chiến chống ngầm của đối phương phát hiện.
Tất cả 6 tàu ngầm nay đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Admiralty. Dự kiến, toàn bộ 6 chiếc tau ngâm Kilo sẽ được bàn giao cho Việt Nam trước năm 2016, sự góp mặt của biên đội 6 tàu ngầm Kilo cải tiến (636MV) sẽ nâng cao cực đại khả năng tác chiến của hải quân Việt Nam trên biển Đông.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka có trọng lượng giãn nước 3.100 tấn, dài 74m, rộng 9,9m. Tàu được trang bị động cơ diesel 6.800 mã lực và 2 động cơ điện công suất 1.000 kW cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 12 hải lý/giờ (trên mặt nước) và 25 hải lý/giờ (khi lặn), có thể lặn sâu tới 300 m, với tầm hoạt động gần 12.000km, và thủy thủ đoàn gồm 52 người.
Tàu ngầm đươc trang bi 6 ống phóng 533 mm có khả năng phóng được cả các ngư lôi, thủy lôi và tên lửa hành trình Kalibr 3M54 (NATO SS-N-27 Sizzler). Trong đó, tên lửa tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Kalibr 3M-54E có khả năng đánh chìm tàu chiến hàng vạn tấn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Đặc biệt là tàu sẽ được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E với tầm bắn 290km. Loại tên lửa này chỉ được Nga xuất cho Việt Nam, Ấn Độ và Algieria (tàu ngầm Kilo Trung Quốc không có). Sự xuất hiện của loại tên lửa này sẽ là một đòn tấn công ngầm dưới nước cực kỳ lợi hại, cho đến nay không chỉ đông nam Á mà ngày cả Trung Quốc cũng không có loại tàu ngầm thông thường nào sở hữu khả năng này.
Tàu được thiết kế chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ đối hạm, đối đất và chống ngầm tại các vùng biển cả nông và sâu, rất phù hợp với đặc điểm tác chiến trên biển Đông. Sở hữu tàu ngầm lớp Kilo sẽ giúp cho Hải quân Việt Nam hoàn thiện cả khả năng tác chiến ngầm và tác chiến mặt nước, tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích hải dương từ xa.
Trong khi đó, hồi tháng 8-2013, Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga cho biết, chiếc tàu ngầm thứ 3 trong tổng số 6 chiếc tàu ngầm Kilo mới, mà Nga đang đóng cho Hải quân Việt Nam mang tên "Hải Phòng" chuẩn bị được hạ thủy để thử nghiệm...
Theo ANTD
Khám phá "thần hộ mệnh" của thủy thủ tàu Kilo Việt Nam Hải quân Singapore (RSN) vừa ký kết một biên bản ghi nhớ về việc Singapore cung cấp sự hỗ trợ cứu hộ tàu ngầm cho Hải quân Việt Nam trong trường hợp xảy ra sự cố. Tàu hỗ trợ và cứu hộ tàu ngầm MV Swift Rescue Theo thỏa thuận này, RSN sẽ cung cấp cho Hải quân Việt Nam tàu cứu hộ...