Soi ngư lôi sát thủ của Việt Nam trong KC chống Mỹ
Ngư lôi được xem là loại vũ khí chống tàu mặt nước nguy hiểm nhất của HQND Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trước khi các tàu tên lửa Komar với các tên lửa chống hạm P-15 Termit xuất hiện, loại tàu chiến chủ lực tốt nhất, có thể gây nguy hiểm tới các tàu chiến Mỹ là tàu phóng ngư lôi thừa sức đánh chìm tàu cỡ vài nghìn tấn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Hai loại tàu phóng lôi tốt nhất của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ gồm: 12 chiếc Project 123K có lượng giãn nước 22,5 tấn, tốc độ tối đa 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng cỡ 450mm TTKA-45 mang hai ngư lôi 45-36 và 6 bom chìm BM-1; 6 chiếc Project 183 có lượng giãn nước khoảng 55-60 tấn, tốc độ đạt đến 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng ngư lôi TTKA-53 cỡ 533mm.
Cùng với các tàu phóng lôi, Liên Xô cung cấp nhiều loại ngư lôi cỡ 450mm và 533mm để Việt Nam trang bị cho các tàu làm nhiệm vụ chiến đấu chống các tàu chiến Mỹ.
Theo cuốn Vietnam: Naval And Riverine Weapons, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam các loại ngư lôi chống tàu/chống ngầm 45-36N/NU được Liên Xô sản xuất trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, các ngư lôi mà Việt Nam nhận được thì do Trung Quốc sản xuất theo mẫu từ Liên Xô.
Ngư lôi 45-36N/NU có chiều dài 45m, đường kính thân 450mm, nặng 1 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 284,2kg, tầm bắn 3.000m nếu bơi tốc độ 41 hải lý/h và lên tới 6.000m nếu bơi 32 hải lý/h. Những quả ngư lôi này đã được sử dụng trên các tàu phóng lôi Project 123K trong trận đánh tàu USS Maddox trên vịnh Bắc Bộ.
Liên Xô cũng cung cấp cho Việt Nam ngư lôi 533mm kiểu 53-39 – phiên bản nâng cấp của mẫu 53-38 được chế tạo năm 1938. Trung Quốc được phép sản xuất 53-59 từ giữa những năm 1950 rồi sau đó cung cấp cho Việt Nam.
Video đang HOT
Ngư lôi này dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 1,6 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 300kg, tầm bắn 4.000m nếu bơi tốc độ cao 44,5 hải lý/h và nếu muốn bắn xa đến 10.000m thì tốc độ chỉ còn 30,5 hải lý/h.
Nhìn chung ngư lôi mà phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng công nghệ cũ, hệ thống dẫn đường lạc hậu, tầm bắn rất ngắn – nằm trong tầm pháo của địch nên khó tiếp cận để bắn hiệu quả. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, các tàu phóng lôi của HQND Việt Nam rất khó tiếp cận tấn công gây thiệt hại lớn cho các tàu khu trục, tuần dương của Mỹ.
Dẫu vậy, nếu tác chiến trong một đội hình hỗn hợp gồm các tàu phòng không, tàu tên lửa thì tàu phóng lôi vẫn sẽ rất hữu hiệu với tàu chiến cỡ lớn (như tàu đổ bộ, tàu vận tải). Chỉ cần một phát bắn, tàu địch có thể sẽ mất khả năng tác chiến tức thì. Chính vì thế, hiện HQND Việt Nam vẫn giữ lại một số tàu phóng ngư lôi trong biên chế, chủ yếu là hai lớp tàu Project 206M Turya (ảnh) và Project 205 Shershen.
Hai loại tàu này đều được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép mang phóng ngư lôi chống tàu họ 53-56 (gồm biến thể V, VA, K) hoặc 4 ngư lôi USET-80. Ảnh: Tàu phóng lôi Project 205 Shershen của Việt Nam.
Ngư lôi 53-56 dài 7,7m, đường kính thân 533mm, nặng 2 tấn, trang bị phần chiến đấu chứa 400kg thuốc nổ TNT, đạt tầm bắn 4.000-8.000m tùy tốc độ 50-40 hải lý/h.
Loại ngư lôi này không có đầu tự dẫn mà tàu mang phóng phải bắn theo kiểu bắn đón nên độ chính xác hơi kém.
Theo_Kiến Thức
Loạt tàu ngầm Nga mang "sát thủ dưới đáy biển" Kalibr-PL
Song song với việc sử dụng rộng rãi tên lửa hành trình Kalibr-PL trên các tàu mặt nước, hải quân Nga hiện cũng đang trang bị ồ ạt loại "sát thủ dưới đáy biển" này cho cả tàu ngầm hạt nhân lẫn thông thường.
Tàu ngầm thông thường Project 06363 - lớp Varshavyanka
Sau khi sử dụng tàu mặt nước tấn công vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria, hải quân Nga tiếp tục phóng tên lửa hành trình tấn công IS từ các tàu ngầm thông thường, động cơ diesel-điện Project 06363 - lớp Varshavyanka (NATO định danh là Kilo).
Tối 8-12-2015, tàu ngầm B-237 Rostov-on-Don cũng đã chứng minh uy lực mạnh mẽ của mình bằng vụ phóng tên lửa hành trình Kalibr-PL, phiên bản 3M-14 vào các mục tiêu đầu não của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở thành phố Raqqa của Syria.
Tất cả các mục tiêu như giàn khoan dầu, kho chứa đạn và một nhà máy lọc dầu đã bị phá hủy, bởi tên lửa phóng từ tàu ngầm Kilo ở ngoài khơi Địa Trung Hải, cách mục tiêu khoảng 1.000km, chứng tỏ khả năng tấn công tầm xa mạnh mẽ của tên lửa hành trình đối đất Kalibr-PL.
Việc Nga sử dụng tên lửa hành trình Kalibr-PL tấn công các lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo đã làm thế giới chấn động. Bởi lẽ trước đó, các chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới cho rằng, chỉ có Mỹ mới có khả năng tấn công đối phương từ khoảng cách đến hàng nghìn km như thế.
Nga trang bị ồ ạt tên lửa Kalibr cho cả tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường
Nét độc đáo nhất của Nga là các tàu ngầm thông thường, có lượng giãn nước chỉ trên 3.000 tấn như tàu ngầm lớp Kilo cũng có khả năng tấn công tên lửa hành trình mặt đất tầm xa, trong khi các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ ít nhất cũng phải có lượng giãn nước hơn 2,5 lần.
Mỗi tàu ngầm lớp Project 06363 lớp Varshavyanka có lượng giãn nước khi lặn 3.950 tấn, được trang bị 14 ngư lôi và 4 tên lửa hành trình của hệ thống Kalibr-PL, sử dụng tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14.
Các tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu chiến hạm ở xã đến 660km và mục tiêu trên bờ ở cự ly 1500 km - 2.500 km, tùy thuộc phiên bản. Khi thực hiện nhiệm vụ, cũng tùy theo tính chất nhiệm vụ mà chúng mang theo một trong 2 loại tên lửa hoặc mang mỗi loại một nửa.
Hải quân Nga hiện đang có khoảng 20 tàu ngầm Kilo trong biên chế. Ngoài ra, 6 tàu ngầm thế hệ mới nhất, hiện đại nhất thuộc Project 636 cải tiến đã và đang được biên chế cho Hạm đội Biển Đen nhằm nhanh chóng tăng cường sức mạnh cho hạm đội này.
Tàu ngầm Kilo B-237 Rostov-on-Don của Hạm đội Biển Đen phóng tên lửa Kalibr vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Raqqa-Syria
Hiện Hạm đội Biển Đen đã tiếp nhận 3 chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu này là chiếc B-261 Novorossiisk, B-237 Rostov-on-Don và B-262 Stary Oskol. Chiếc thứ 4 mang số hiệu B-265 Krasnodar cũng sắp được biên chế.
Theo kế hoạch, 2 tàu cuối cùng mang số hiệu B-268 Veliky Novgorod và B-271 Kolpino sẽ gia nhập Hạm đội Biển Đen vào cuối năm nay, tăng cường khả năng tấn công cực kỳ mạnh mẽ để đối phó với sự uy hiếp của chiến hạm Mỹ-NATO trong khu vực Biển Đen và ngoài Địa Trung Hải.
Nâng cấp hàng loạt tàu ngầm hạt nhân tấn công mang tên lửa Kalibr-PL
Lớp tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Nga được trang bị phiên bản phóng từ tàu ngầm Kalibr-PL là từ tàu ngầm hạt nhân đa năng thế hệ mới nhất thuộc Project 885 - lớp Yasen, do Viện SPMBM Malakhit phát triển và nhà máy chế tạo tàu ngầm Sevmash đóng.
Lực lượng tàu ngầm Nga bắt đầu phóng thử thành công tên lửa Kalibr-PL trên chiếc đầu tiên của lớp này mang số hiệu K-560 Severodvinsk. Các hệ thống tên lửa Kalibr-PL với 2 phiên bản 3M-54 và 3M-14 cũng sẽ được trang cho 7 tàu ngầm hạt nhân tiếp theo của lớp này.
Tên lửa Kalibr-PL phóng từ tàu ngầm hạt nhân K-560 Severodvinsk
Ngoài các loại vũ khí mạnh mẽ khác, mỗi tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc Project 885 - lớp Yasen có thể mang đến 32 tên lửa hành trình Kalibr-PL. Tuy nhiên, số lượng tên lửa của tàu ngầm này vẫn còn ít hơn so với các lớp tàu ngầm khổng lồ khác.
Hiện tại, tại các nhà máy Zvezda và Zvezdochka của Nga đang hiện đại hóa sâu một số tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ 3 thuộc Project 949 lớp Antey (NATO gọi là lớp Oscar-II) và Project 971, lớp Shchuka-B (NATO định danh Akula III).
Trong số này có cả chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công Bratsk, con tàu ngầm đã từng phóng thử các tên lửa hành trình chiến lược tiền nhiệm của tên lửa Kalibr-PL là KS-122, mang 1 đầu đạn hạt nhân 100 kt, thuộc hệ thống S-10 Granat (cũng do Novator phát triển).
Tất cả các tàu ngầm hạt nhân được hải quân Nga nâng cấp đều sẽ được trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình Kalibr-PL với số lượng tên lửa mang theo rất lớn. Ví dụ, mỗi tàu ngầm Project 949 sẽ mang tới 72 tên lửa hành trình Kalibr-PL hoặc Oniks.
Các ngầm hạt nhân lớp Oscar II được cải tạo để mang tên lửa hành trình Kalibr-PL
Đánh chặn một tên lửa hành trình phóng từ tàu mặt nước đã khó, đối phó với tên lửa phóng từ tàu ngầm lại càng khó hơn. Với số lượng tên lửa khổng lồ và phạm vi hoạt động không giới hạn, các tàu ngầm hạt nhân Nga đang trở thành các "kho" tên lửa không lồ dưới đáy biển.
Nhờ có các tên lửa hành trình mà các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel-điện của Nga lúc này có khả năng săn đuổi các tàu mặt nước chuyên chở các hàng hóa chiến lược trên các đại dương hoặc tiêu diệt chúng ngay trong các cảng, với khả năng tấn công cả từ tầm gần lẫn tầm xa.
Trong vòng khoảng 5 năm tới, lực lượng tấn công mặt đất của hải quân Nga sẽ bắt kịp Mỹ. Các tàu ngầm, tàu nổi, kể cả những tàu cỡ nhỏ của Nga cũng có thể đặt tất cả các mục tiêu quan trọng không chỉ ở châu Âu và Cận Đông, mà còn trên toàn thế giới vào tầm ngắm.
Xem clip tàu ngầm Kilo B-237 Rostov-on-Don của Hạm đội Biển Đen phóng tên lửa Kalibr vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Raqqa-Syria, ngày 8-12-2015:
Theo ANTD
Dragunov SVD: "Sát thủ bắn tỉa" đáng sợ của Việt Nam Với tầm bắn hiệu quả 800m và có tốc độ bắn lên đến 30 viên/phút, súng bắn tỉa Dragunov SVD là một trong những vũ khí bắn tỉa nguy hiểm nhất thế giới Từ khi được giới thiệu vào đầu thập niên 1960 cho tới nay, súng trường bắn tỉa Dragunov SVD đã trở thành một trong những biểu tượng vũ khí do...