Soi loài gấu “nhỏ nhưng có võ”, rất quý hiếm ở Việt Nam
Dù kích thước nhỏ bé nhưng cái tát của gấu chó cũng nguy hiểm không kém gì đàn anh gấu ngựa đô con.
Ít ai biết rằng loài gấu chó của Việt Nam chính là loài gấu nhỏ nhất thế giới. Ảnh: Gấu chó ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Gấu chó có chiều dài khoảng 1,2 m, chiều cao khoảng 0,7 m, nặng trung không quá 65 kg – chỉ ngang với trọng lượng của con người. Gấu chó đực nặng hơn một chút so với gấu cái.
So với họ hàng nhà gấu vốn béo thù lù, gấu chó có thân hình khá thon thả, trán rộng, tai tròn không vểnh cao. Bộ lông của chúng mầu đen tuyền, ngắn và tương đối mịn đều, không dài và thô như các loài anh em.
Khuôn mặt của gấu chó khá dài, nhìn qua hao hao loài chó. Có lẽ đây là lý do khiến người Việt gọi chúng là gấu chó.
Ngực gấu chó có yếm hình chữ U, mầu vàng nhạt, là một đặc điểm phân biệt chúng với họ hàng gần là gấu ngựa (có yếm hình chữ V).
Chân trước và sau của gấu chó 5 ngón, vuốt nhọn cong khoẻ.
Video đang HOT
Dù kích thước nhỏ, nhưng cái tát của gấu chó cũng nguy hiểm không kém gì đàn anh gấu ngựa đô con.
Ở Việt Nam, sự xuất hiện của gấu chó được ghi nhận ở nhiều địa phương, trải dài từ Bắc vào Nam, bao gồm Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh…
Trong tự nhiên gấu chó chủ yếu ăn thực vật: các loại quả hạt như hạt dẻ, quả sung, vả, quả cọ, chuối, ngô, măng tre, nứa… Chúng cũng ăn cá, mật ong, trứng chim và thịt động vật khác nếu có điều kiện
Gấu chó là một loài động vật rất lanh lợi, hay leo trèo và bơi lội giỏi, rất thích tắm nước.
Chúng sống độc thân, chỉ ghép đôi trong mùa động dục hoặc nuôi con. Gấu mang thai khoảng trên 3 tháng, đẻ mỗi năm 1 lứa, 2 – 4 con non, thường 2 con. Gấu con sống với mẹ 1,5 – 2 năm.
Trước 1975, gấu chó khá phổ biến. Hiện nay, số lượng bị nghèo kiệt và vùng phân bố bị co hẹp nhiều do săn bắt và khai thác rừng.
Gấu chó đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam ở diện động vật nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IB (nhóm các loài động vật nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại).
Quốc Lê
Theo Kiến thức
Sức mạnh 'kinh hồn' của 'thợ săn tốc độ' khét tiếng ở châu Phi
Chó hoang châu Phi có biệt danh là thợ săn tốc độ bởi khả năng duy trì tốc độ và khả năng tăng tốc trong thời gian ngắn cực đỉnh.
Ở thung lũng vườn quốc gia South Luangwa, Nam Phi, loài chó hoang châu Phi có biệt danh rất kêu là " thợ săn tốc độ".
Sở dĩ chúng có biệt danh này bởi đây là một trong những loài động vật săn mồi có khả năng duy trì tốc độ ổn định nhất trong một thời gian dài và khả năng tăng tốc trong thời gian ngắn cực đỉnh.
Chó hoang châu Phi không lén lút rình rập và theo dõi con mồi như báo đốm hay sư tử, chiến thuật săn mồi của chúng đơn giản hơn nhiều, đó là sử dụng tốc độ.
Theo nghiên cứu, chó hoang châu Phi có thể giữ được tốc độ ổn định 40km/h liên tục với quãng đường 5km. Chúng cũng có thể tăng tốc trong khoảng thời gian ngắn lên đến 60km/h để dồn đuổi con mồi cho đến khi con mồi hoàn toàn kiệt sức và bỏ cuộc.
Để tránh việc con mồi bị đánh cắp, tốc độ cũng đóng một vai trò quan trọng. Chó hoang châu Phi hung dữ thực sự có thể giải quyết toàn bộ một con linh dương Impala trưởng thành trong vòng 10 phút.
Đặc biệt, khi săn giết con mồi, chó hoang châu Phi cũng giết nhanh, diệt gọn, nhai nuốt toàn bộ cả da, xương, nội tạng. Con mồi sẽ vĩnh viễn biến mất trên thế giới như chưa từng tồn tại. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy chó hoang châu Phi đã săn giết.
Tuy vậy, chó hoang châu Phi không hoàn toàn khát máu tàn bạo. Chúng là một trong những động vật săn mồi có đạo đức.
Những thợ săn tốc độ này chỉ giết chóc khi đói và vì chúng là động vật săn mồi có tổ chức xã hội cao, con mồi được chia đều cho các thành viên trong gia tộc.
Các thành viên ốm đau và bị thương cũng chăm sóc chu đáo, không hề bị bỏ rơi.
Nhờ ngoại hình nhỏ bé, các động vật ăn cỏ cũng không mấy cảnh giác với chó hoang, tạo điều kiện cho loài động vật này đi săn thành công hơn.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Màn kịch chiến "long trời lở đất" của loài hà mã Để tranh giành quyền thống trị và điều khiển bầy đàn, hà mã kịch chiến không nhân nhượng dưới bùn. (Nguồn Sina) Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Michael Viljoen trong chuyến thăm khu bảo tồn động vật hoang dã ở Botswana, Nam Phi đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng khi hà mã kịch chiến giành quyền thống trị. (Nguồn Sina)...