Sôi động M&A ngành logistic
Nhiều thương vụ M&A trong ngành vận tải và logistic đã lộ diện trong mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm nay, cho thấy sức hút của ngành này.
Năm 2017 – 2018, thị trường chứng kiến nhiều thương vụ M&A lớn trong ngành logistics như Gemadept chuyển nhượng vốn cho CJ Logistics, Samsung SDS hợp tác với Minh Phương Logistics…
Năm 2019, nhiều thương vụ triệu đô trong lĩnh vực vận tải và logistic tiếp tục nổ ra, có thể kể đến như việc Tập đoàn Sumitomo cùng với công ty hậu cần Suzuyo và một quỹ công tư Nhật Bản đã chi khoảng 4 tỷ Yên (37 triệu USD) để mua 10% vốn Công ty cổ phần Gemadept; Công ty Symphony International Holdings đầu tư 42,6 triệu USD mua cổ phần của Công ty cổ phần Giao nhận và vận chuyển Indo Trần.
Hay Tập đoàn Mirae Financial Group và Naver có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc đã mua hai trung tâm cung ứng hàng hóa tại Việt Nam với giá 53 tỷ won (47,01 triệu USD)…
Trong mùa ĐHCĐ năm nay, Gelex là cái tên được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi các thương vụ đầu tư đình đám của mình. Hội đồng quản trị Gelex đã có nghị quyết về việc thoái vốn toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics, dự kiến diễn ra quý II – III/2020.
Công ty con này hiện có vốn điều lệ 1.210 tỷ đồng do Gelex sở hữu 100%. Thông tin tại ĐHCĐ, lãnh đạo Gelex cho biết, theo chiến lược hoạt động, Tổng công ty sẽ thoái vốn mảng vận hành logistics và giữ lại sở hữu một số bất động sản theo tỷ lệ hiện tại.
ĐHCĐ Công ty cổ phần Transimex (TMS) cũng hé lộ thêm thương vụ M&A của đơn vị này. Cụ thể, nhóm công ty TMS đang sở hữu hơn 50% vốn tại Công ty Vinatrans Đà Nẵng nhưng chưa công bố cụ thể ra công chúng.
Theo TMS, đây là đơn vị khai thác hiệu quả, có quỹ đất, có kho trong cùng Khu công nghiệp Hoà Cầm mà Transimex Đà Nẵng đang khai thác. Kế hoạch của TMS là cải tạo kho này thành kho lạnh.
Ngoài ra, TMS đã tăng sở hữu tại Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải và thương mại (TJC) lên 41%. ĐHCĐ TJC sau đó cũng đã bầu thêm một thành viên Hội đồng quản trị (do TMS đề cử) là ông Lê Duy Hiệp cho nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Kết quả bầu cử, ông Hiệp giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị TJC. Hiện TJC đang có 2 con tàu, theo đó TMS sẽ cùng TJC phát triển các tuyến đường sông vùng vịnh Bắc Bộ.
Cổ đông TJC cũng thông qua kế hoạch đầu tư 2 sà lan trọng tải 2.000 – 3.000 tấn để chở hàng rời, hàng container với tổng giá trị đầu tư 60 tỷ đồng.
Video đang HOT
Quay lại với TMS, Công ty có kế hoạch huy động vốn khoảng 400 tỷ đồng cho giai đoạn 2020 – 2021 thông qua một hoặc nhiều phương án huy động vốn, như phát hành 2 triệu trái phiếu chuyển đổi, tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng (quý IV/2020 và quý III/2021) và phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ, tổng khối lượng chào bán tối đa 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Giá chào bán không thấp hơn 1,3 lần giá trị sổ sách của cổ phần trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất tính đến thời điểm phát hành. Ngoài ra, Công ty phát hành trái phiếu trơn, tối đa 400 trái phiếu (mệnh giá 1 tỷ đồng).
Nguồn vốn huy động được sẽ được đầu tư vào các dự án trung tâm Logistic tại Khu công nghiệp Hoà Cầm, Đà Nẵng thông qua Vinatrans Đà Nẵng; trung tâm Logistic tại Khu công nghiệp Vĩnh lộc; mở rộng kho lạnh tại trung tâm Logistics Transimex Hi Tech Park, (Khu công nghệ cao Hồ Chí Minh), đầu tư giai đoạn 2 trung tâm Logistic Thăng Long; đầu tư mới trung tâm logistic và cảng ICD tại Hưng Yên.
Nhiều chuyên gia nhận định, dòng tiền đổ vào M&A trong lĩnh vực vận tải và logistic bởi đây là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, với nền kinh tế rộng mở, đẩy mạnh giao thương quốc tế, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do… trở thành đòn bẩy, tăng sức hấp dẫn và mở ra dư địa phát triển cho doanh nghiệp trong ngành nếu chuẩn bị vững vàng nội lực để chớp lấy cơ hội.
Ngành nước hấp dẫn nhiều "ông lớn"
Lĩnh vực kinh doanh nước sạch đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nhờ tỷ suất lợi nhuận khá cao, tiềm năng tăng trưởng tốt.
Thị trường hấp dẫn
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), ngành nước có triển vọng rất tích cực. Kinh tế tăng trưởng cao, ổn định, cùng với tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng dân số nhanh đã kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp và cho tiêu dùng tăng mạnh.
Trong điều kiện thuận lợi này, tính toán trên cơ sở phân tích thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành nước giai đoạn 2017 - 2020 lần lượt ở mức 43% đối với nước công nghiệp và 35% đối với nước sạch tiêu dùng.
Các số liệu và phân tích trên cho thấy bức tranh tăng trưởng thực tế khá thuận lợi và nhiều triển vọng của các doanh nghiệp ngành nước gần đây.
Các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành cấp nước sạch hiện nay có thể kể tới như CTCP Nhựa ồng Nai, CTCP Nước - môi trường Bình Dương, CTCP Nước Thủ Dầu Một, CTCP Nước sạch Hà ông, CTCP Nước sạch Hà Nội (Hawacom), CTCP ầu tư nước sạch Sông à (Viwasupco)...
ược biết, có tới trên 80% doanh nghiệp trong ngành này có biên lãi gộp trên 30%. Trong quý đầu năm nay, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao nhất trong nhóm doanh nghiệp ngành nước có thể kể đến như CTCP Cấp nước Vĩnh Long với 65%, CTCP Nước sạch Thái Nguyên với 58%, Viwasupco với 47%...
Với sức hấp dẫn như vậy, ngành nước ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nhắm tới nhằm mở rộng lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ tiện ích để đón đầu cơ hội từ làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư được dự báo gia tăng mạnh tới đây.
Gelex tiến sâu vào mảng nước
Một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành nước hiện nay là CTCP ầu tư nước sạch Sông à (Viwasupco).
Công ty có mức tăng trưởng rất cao sau khi Nhà nước thoái vốn vào năm 2017, với 2 cổ đông lớn là Công ty TNHH một thành viên Năng lượng Gelex (đơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam - Gelex) nắm trên 60,45% cổ phần và CTCP Cơ điện lạnh (REE) nắm 35,95%.
Năm 2019, Viwasupco đạt doanh thu thuần 540 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018. Mặc dù việc gia tăng chi phí khấu hao, lãi vay của hạng mục trạm lưu lượng Tây Mỗ và 6,4 km tuyến ống truyền tải cùng một số khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh khiến doanh thu, lợi nhuận của Viwasupco sụt giảm so với năm 2018, song hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty vẫn khá tốt.
Hiện Viwasupco cung cấp khoảng 25% tổng sản lượng nước cho khu vực Hà Nội, thông qua các đối tác phân phối, phục vụ trên 1,1 triệu dân, chiếm 29% dân số đô thị.
Mặc dù thị phần và độ phủ của Viwasupco được dự báo có thể có những biến động trong thời gian tới với sự gia nhập của nhiều nhà đầu tư mới trên thị trường nước sạch, song Viwasupco xác định sẽ nâng cấp hệ thống nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên cơ sở lợi thế đã thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác phân phối và giá bán khá cạnh tranh trên thị trường trong nhiều năm nay.
Năng lượng Gelex, đơn vị quản lý phần vốn góp của Tổng công ty Gelex tại Viwasupco xác định, Dự án nước sạch Sông à giai đoạn 2 cùng các hạng mục công trình trạm điều tiết Tây Mỗ và tuyến ống truyền tải nước sạch, hạng mục công trình ống truyền tải nước sạch phần còn lại bao gồm cả tuyến ống 21 km là trọng điểm đầu tư trong giai đoạn 2019 - 2020.
Dự án đã hoàn thành và đưa vào vận hành phân kỳ 1, nâng công suất nhà máy lên 600.000 m3 nước/ngày đêm. ối với công trình đầu mối và khu xử lý, dự kiến hoàn thành thi công xây dựng trước mùa khô 2021.
Với vai trò cổ đông lớn nắm sở hữu chi phối Viwasaco, lãnh đạo Gelex nhấn mạnh, không phải đến bây giờ Tổng công ty mới hướng tầm nhìn vào lĩnh vực triển vọng này mà thực tế mảng cung cấp nước sạch đã được chú trọng chuyển dịch từ 2 năm trở lại đây.
Theo đó, doanh thu mảng cung cấp nước sạch tăng mạnh từ 373 tỷ đồng năm 2018 lên 540 tỷ đồng năm 2019, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các mảng với mức tăng tới 45%. Lợi nhuận gộp của mảng này từ 218 tỷ đồng năm 2018 tăng lên 279 tỷ đồng năm 2019, là một trong những mảng có mức tăng lợi nhuận cao nhất của Tổng công ty, tăng 28%.
Tại ại hội đồng cổ đông thường niên 2020 diễn ra mới đây, mục tiêu phát triển mạnh mảng cung cấp nước sạch tiếp tục được Ban lãnh đạo Gelex khẳng định trước các cổ đông.
Nước sạch, một trong ba trụ cột mới của Sơn Hà
Trước sức hấp dẫn của thị trường kinh doanh nước sạch, mới đây, Tập đoàn Sơn Hà cũng công bố kế hoạch mở rộng hoạt động sang lĩnh vực này. ây sẽ là một trong 3 mảng chiến lược mới mà Sơn Hà mở rộng đầu tư trong năm nay, bên cạnh năng lượng tái tạo và bất động sản công nghiệp.
Tại ại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Tập đoàn Sơn Hà, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị chia sẻ, Sơn Hà sẽ tập trung vào sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải.
Sản phẩm máy lọc nước RO với màng lọc nhập khẩu từ Hàn Quốc và Mỹ của Sơn Hà lâu nay chỉ đáp ứng được nhu cầu xử lý nước ở quy mô nhỏ và mục tiêu Tập đoàn đang hướng đến là giải pháp lọc nước trên quy mô lớn, có thể cung cấp nước sạch cho cả vùng dân cư rộng lớn.
Trước đó, Sơn Hà mua lại cổ phần của Nhà máy Nước Hà ông và một số nhà máy nước khác, cho thấy quyết tâm phát triển ngành nước của tập đoàn này.
Mục tiêu của Tập đoàn được ông Lê Vĩnh Sơn khẳng định trước các cổ đông là sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu tốt từ mảng nước ngay từ cuối năm 2020 và những năm sau, trở thành một trong ba lĩnh vực đóng góp doanh thu lớn cho toàn Tập đoàn.
Cũng theo ông Sơn, trong chiến lược tái cấu trúc nhóm ngành trọng điểm, trong đó có ngành nước, Sơn Hà đã triển khai thương vụ M&A Công ty cổ phần Nước Lạng Sơn và năm 2020 dự kiến đóng góp khoảng 200 tỷ đồng doanh thu từ mảng này.
Ngoài ra, Tập đoàn đang triển khai một dự án hợp tác với một đối tác khác của Nhật Bản, để cung cấp giải pháp lọc nước thải sinh hoạt tổng trước khi xả ra môi trường, đồng thời mở rộng cung cấp giải pháp này cho các nhà máy sản xuất trong thời gian tới.
Triển vọng đầu tư vào ngành nước được giới đầu tư đánh giá rất sáng khi các địa phương đang khuyến khích hoạt động đầu tư vào lĩnh vực này.
Riêng Hà Nội, để thực hiện mục tiêu sản lượng nước sạch đạt khoảng 2 triệu m3/ngày, phấn đấu tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch là 100%, Thành phố đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án cấp nước theo hình thức xã hội hóa.
Với triển vọng tăng trưởng tích cực của ngành cấp nước, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu tại hàng loạt công ty ngành nước trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Gần đây, CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman là liên doanh giữa Quỹ Dự trữ Quốc gia Oman và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã rót 19 triệu USD vào Nhà máy Nước Sông Hậu. Nhà máy này phục vụ cho địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Hay Công ty Manila Water Asia Pacific (Philippines) đã đầu tư vào CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn...
Tân Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan là ai? Người vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Masan Group là ông Danny Lê - một cử nhân tại Đại học Bowdoin, Mỹ. Hội đồng quản trị Masan Group vừa thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông Danny Le giữ chức danh Tổng giám đốc Masan Group nhiệm kỳ 5 năm. Ông Danny Le (sinh năm 1984) có bằng Cử nhân tại...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Nga có thể đã thay đổi mục tiêu về xung đột Ukraine
Thế giới
22:02:33 02/05/2025
TPHCM: Trả drone bị rơi, khách được quán cà phê chiêu đãi đồ uống miễn phí
Netizen
21:59:58 02/05/2025
Chương Nhược Nam nói gì trước nghi vấn 'tranh phiên vị'?
Hậu trường phim
21:59:58 02/05/2025
Nửa tháng tới, 3 con giáp được "trời thương, đất độ": Tài lộc bùng nổ, quý nhân đưa đường, tình duyên rực rỡ
Trắc nghiệm
21:57:12 02/05/2025
NSƯT Kim Tuyến: Nỗ lực từng bước, xóa bỏ định kiến 'bình hoa di động'
Sao việt
21:55:47 02/05/2025
Phát hiện đối tượng truy nã quốc tế "chuyên gia cờ bạc trực tuyến"
Pháp luật
21:49:29 02/05/2025
Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện
Thời trang
21:47:37 02/05/2025
Nhậm Đạt Hoa: Showbiz lẫn xã hội đen không dám động, U70 "giàu sụ" vẫn đóng phim
Sao châu á
21:39:16 02/05/2025
G-Dragon, Lisa và những nghệ sĩ K-pop có sự nghiệp solo ấn tượng nhất
Nhạc quốc tế
21:38:03 02/05/2025
Nữ công nhân xinh xắn chưa từng yêu ai từ chối hẹn hò nam tài xế
Tv show
21:29:20 02/05/2025