Sôi động cuộc đua ngân hàng số
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt ngân hàng đã ra mắt dịch vụ ngân hàng số, nâng cấp app thành siêu ứng dụng. Có thể nói, chưa bao giờ cuộc cạnh tranh số hóa giữa các ngân hàng lại mạnh mẽ như hiện nay và dự báo sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới.
Khách hàng giao dịch ứng dụng công nghệ số tại BIDV.
Vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam liên tiếp đón nhận hai sự kiện lớn là Vietcombank ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank, BIDV phát động chiến dịch chuyển đổi số. Cùng với đó, hàng loạt các ngân hàng cũng phát triển thêm và ra mắt dịch vụ tiện ích trên ứng dụng. VCB Digibank ra đời trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến, thay thế các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng. Còn BIDV iBank cho phép DN có thể quản lý dòng tiền tập trung hiệu quả, dễ dàng quản lý các khoản doanh thu qua hệ thống tài khoản định danh; nâng kết nối trực tiếp với hệ thống kế toán/ERP. Đồng thời thực hiện các giao dịch chuyển tiền trong nước và quốc tế; báo cáo thống kê tài khoản tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh, các đơn vị chấp nhận thẻ… Trước đó, tháng 7 vừa qua, Viet Capital Bank triển khai tiện ích mở tài khoản thanh toán thông qua ứng dụng Mobile Banking và khách hàng không phải đến trực tiếp trụ sở ngân hàng để định danh mà vẫn sử dụng hầu hết các giao dịch tài chính trọng yếu…
Nhiều ngân hàng hiện đang xem ngân hàng số là trọng tâm phát triển, vì thế, cạnh tranh số hóa ngày càng gay gắt. Chẳng hạn, OCB đã ra mắt ngân hàng số OCB OMNI, TPBank ra mắt ứng dụng LiveBank, VPBank ra mắt ngân hàng số Yolo sau mô hình Timo, Techcombank chú trọng phát triển trải nghiệm của khách hàng trên ngân hàng trực tuyến, NamA Bank ứng dụng công nghệ robot vào giao dịch nhằm tăng trải nghiệm của người dùng.
Theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều ngân hàng đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán như: Áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học, sử dụng QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS… Người dùng app có thể gửi tiết kiệm, chuyển khoản, thanh toán, đặt khách sạn, mua vé máy bay, vé xe, vé tàu hỏa, vé xem phim, mua thẻ cào điện thoại, thanh toán cho vay tiêu dùng…
Video đang HOT
Áp lực thay đổi, không thể chậm chân
Chia sẻ với báo chí, Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết, mỗi năm TPBank dành khoảng 25 – 30% ngân sách cho công nghệ. Nhưng thành quả có được không chỉ ở câu chuyện “đầu tư bao nhiêu tiền”, mà quan trọng là việc tiếp cận công nghệ nguồn đã được triển khai từ rất sớm và liên tục, cùng với chiến lược về nhân sự, tạo lập quy trình, kinh nghiệm. Còn theo Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Long, trong thời gian tới, thông qua hệ thống BIDV iBank, ngân hàng sẽ cung cấp các giải pháp quản trị tài chính tích hợp với hệ thống ERP của DN với phương thức như Host-to-host/Firm Banking/Ngân hàng mở (Open API); tự động hóa các thao tác xử lý; tăng cường bảo mật trong giao dịch; xác thực số e-KYC; ứng dụng công nghệ Scraping, blockchain trong các giao dịch tài trợ thương mại… Hay như HDBank cho biết, số hóa là giải pháp trọng tâm để đạt các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2020 – 2030 của ngân hàng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự nỗ lực gia tăng ứng dụng số hóa của các ngân hàng không chỉ nhằm hưởng ứng, đồng hành với chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và NHNN, mà còn là đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ số hóa của khách hàng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhất là khi dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhận thức và tư duy của nhiều khách hàng đối với việc giao dịch trên nền tảng số.
Khảo sát được công bố gần đây của các công ty thanh toán quốc tế cho thấy, thói quen thanh toán của người tiêu dùng đã thay đổi sau dịch Covid-19. Vì vậy, việc chuyển đổi số của các ngân hàng càng cần thiết hơn bao giờ hết. Số hóa mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà cả khách hàng, nhất là tiết kiệm chi phí, bao gồm cả thời gian và tiền bạc. Trong cuộc đua số hóa này, bên cạnh ra mắt các sản phẩm, dịch vụ số, ngân hàng nào xây dựng hệ sinh thái, mạng lưới số tốt sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn các đối thủ.
Chuyên gia của Công ty tư vấn quốc tế Ernst & Young (EY) mới đây khuyến nghị, các ngân hàng buộc phải đẩy mạnh số hóa để cạnh tranh quyết liệt với công ty công nghệ tài chính (fintech), ví điện tử sắp tới là Mobile Money và ngay giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, phát triển ngân hàng số phải làm sao vừa tận dụng được những công nghệ mới, đáp ứng được kỳ vọng cao của người tiêu dùng, vừa phòng chống nguy cơ tấn công mạng từ các đối tượng xấu, rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.
Xu hướng ngân hàng số trên smartphone
Ngân hàng số (Digital Banking) được dự báo là xu thế phát triển của ngành ngân hàng tại Việt Nam, khi nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dân ngày càng lan tỏa.
Ngân hàng trên smartphone được đánh giá là tiện lợi và an toàn cho người dùng
Theo báo cáo Fintech (tài chính công nghệ) và Ngân hàng số 2025 do Backbase và IDC phối hợp thực hiện được công bố tháng 5.2020, nhiều ngân hàng đã không thể tận dụng các đối tác tiềm năng trong hệ sinh thái do vẫn giữ quan điểm truyền thống về chuỗi giá trị. 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn thích sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng. Mức độ tham gia đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2%.
Mặt khác, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng tại khu vực được xây dựng dựa trên các phát kiến mới nhất - qua mặt các ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa. Do đó, với sự xuất hiện của những tay chơi mới và sự phát triển kỹ thuật số trong ngành, 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đồng ý ngân hàng số và ví điện tử có nhiều điểm khác biệt và có lợi thế cạnh tranh so với mô hình truyền thống. Tất cả kênh giao tiếp với khách hàng được thực hiện trực tuyến thông qua các thiết bị di động với giao diện phong phú, trực quan và gắn kết, tạo sự gắn bó với khách hàng.
Sự khác biệt đó có thể được minh chứng bằng một so sánh đơn giản của ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nước: Trong khi ngân hàng truyền thống xử lý hồ sơ tín dụng cho các doanh nghiệp mất khoảng 1 tuần, thì ngân hàng số có thể giải ngân cho doanh nghiệp chỉ sau khoảng 2 giờ bằng cách số hóa toàn bộ dữ liệu, dùng công nghệ thẩm định tín dụng.
Timo Plus là ngân hàng số có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet
Việc Fintech và ngân hàng hợp tác nhau đang là xu hướng phổ biến trong mô hình ngân hàng số mới tại Việt Nam. Theo thống kê của Vụ Thanh toán, có đến 61% mô hình kinh doanh Fintech ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán.
Trong các mô hình Fintech đang hoạt động tại Việt Nam, 72% liên kết với ngân hàng, 14% là dịch vụ hoàn toàn mới của Fintech và 14% còn lại đến từ sự chia sẻ. Như vậy có thể thấy việc liên kết với ngân hàng đang chiếm vị thế áp đảo và cũng là xu hướng phát triển của Fintech Việt Nam.
Google Pay sẽ ra mắt tài khoản ngân hàng số Google và các đối tác ngân hàng đầu tiên của công ty vừa công bố kế hoạch ra mắt tài khoản ngân hàng số trong ứng dụng Google Pay. Google đang tìm cách lấn sâu vào lĩnh vực tài chính qua việc hợp tác trực tiếp với các ngân hàng Theo 9to5Google, tám ngân hàng ở Mỹ, trong đó có BBVA USA và...