Sôi động chuyện mua bán trường đại học
Những năm gần đây, giáo dục – đào tạo dường như trở thành lĩnh vực béo bở, đầy hấp dẫn thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn “nhảy vào” của nhiều tập đoàn. Điển hình nhất mới đây là việc Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng xác nhận mua cổ phần của trường Đại học Hoa Sen – một trường đại học tư có tiếng.
Phía Tập đoàn Nguyễn Hoàng cho biết, một số cổ đông của Trường Đại học Hoa Sen đã tiếp cận và mong muốn chuyển nhượng lại cổ phần của họ tại Trường Đại học Hoa Sen. Tập đoàn Nguyễn Hoàng cho rằng đây cũng là cơ hội để thực hiện những điều tốt đẹp cho Hoa Sen nên đồng ý mua lại cổ phần từ những cổ đông này. Tuy nhiên vì đây là cả một quá trình đàm phán riêng rẽ với cổ đông hiện hữu nên chưa xác định số lượng cổ phần là bao nhiêu.
Trường Đại học Hoa Sen – một trường đại học tư có tiếng sắp có chủ đầu tư mới trong một “thương vụ lên đến ngàn tỷ”
“Trường Đại học Hoa Sen là một đại học có chất lượng tốt và chúng tôi luôn mong muốn Hoa Sen tiếp tục phát triển. Vì vậy, chúng tôi tin rằng, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban giám hiệu nhà trường sẽ đề ra các phương hướng cụ thể để đưa trường phát triển đi lên một tầm cao mới”, đại diện Tập đoàn này cho biết.
Thông tin tập đoàn Nguyễn Hoàng mua đủ số cổ phần cần thiết để sở hữu trường Đại học Hoa Sen trở thành điều gây xôn xao trong giới giáo dục mới đây. Một phần vì đây là một trong những trường đại học tư có tiếng hiện nay.
Mặc dù trải qua một thời gian dài có tranh chấp nội bộ và sụt giảm về giá trị, tuy nhiên Hoa Sen hiện vẫn thuộc những trường có doanh thu cao từ học phí sinh viên. Cũng theo các chuyên gia giáo dục, trường đại học sinh viên đông, thương hiệu tốt và đang trên đà phát triển. Như vậy, việc chuyển nhượng này được xem là “thương vụ ngàn tỷ” với một trường đại học.
Trước đó, tập đoàn này cũng hoàn thành chuyển nhượng để trở thành chủ sở hữu của hàng loạt trường đại học tư khác ở phía Nam như trường Đại học Gia Định, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Ngoài ra, Tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng hoàn thành mua, sở hữu hàng loạt các trường từ mầm non tới phổ thông quốc tế.
Tập đoàn Thành Thành Công cũng bắt đầu tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục thông qua việc mua Trường Đại học Yersin, Trường Cao đẳng Sonadezi. Tập đoàn Vingroup cũng là một tên tuổi với hệ thống Vinschool và sắp tới là trường đại học Vinuni…
Năm 2014, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hutech cũng mua lại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF). Theo giới thạo tin, mức giá chuyển nhượng tầm khoảng 180 tỷ đồng. Trước đó, công ty này còn là chủ sở hữu của Trường Đại học Công nghệ TPHCM với số lượng sinh viên lên đến hàng ngàn.
Tập đoàn Hùng Hậu Holdings chỉ sau vài năm sở hữu Trường Đại học Văn Hiến cách đây 2 năm cũng hoàn tất mua hàng loạt trường Cao đẳng Vạn Xuân, Trung cấp Vạn Hạnh, Trung cấp Vạn Tường, Trung cấp Âu Lạc (Huế).
Video đang HOT
Năm 2013, Trường Đại học Phan Thiết cũng được bán cho một nhóm nhà đầu tư mới với giá khoảng 60 tỷ đồng. Những nhà đầu tư này đều có chân trong hội đồng quản trị của ít nhất là một trường đại học khác. TS Lê Lâm, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn gần đây cũng là chủ của các trường Trung cấp Đại Việt TP.HCM, Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Cao đẳng Công nghệ và kinh doanh Việt Tiến (Đà Nẵng) và trung cấp Đại Việt Cần Thơ.
Trong thực tế, sau hàng loạt cuộc mua bán, chuyển giao chủ sở hữu, các trường có những diễn biến khác nhau. Có trường từ chỗ đang phát triển nhưng khi chuyển sang nhà đầu tư mới lại có vấn đề; nhưng cũng nhiều trường từ đống đổ nát, khi có nhà đầu tư mới lại phát triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, dù sao đi nữa, sự sôi động mua bán ấy cũng cho thấy phải chăng giáo dục- đào tạo đang là một lĩnh vực béo bở, đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Theo Dân Trí
Yếu tố nào đã giúp chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh trở lại?
Các chỉ số chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh trở lại vào hôm qua, lấy lại phần lớn số điểm đã mất trong phiên giao dịch trước đó - phiên đã xóa sạch thành quả trong năm của chỉ số Dow và S&P 500, đồng thời đẩy Nasdaq vào vùng điều chỉnh lần đầu tiên sau hai năm.
Bật mạnh nhờ báo cáo lợi nhuận tích cực từ các ông lớn
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 399,95 điểm, tương đương 1%, lên 24.983 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 49,46 điểm, tương đương 1,2% để kết thúc tại 2.705,57 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq tăng 209,93 điểm, tương đương 2,95%, đóng cửa tại 7.318,34 điểm.
Dù đóng cửa tăng nhưng thị trường vẫn ghi nhận diễn biến suy yếu về cuối phiên, khi trước đó trong phiên Dow Jones có lúc tăng cao nhất ở 520 điểm và chỉ số Nasdaq tăng 256 điểm. Dù vậy, Nasdaq vẫn ghi nhận phiên giao dịch tốt nhất kể từ ngày 26 tháng 3.
Vào hôm thứ Tư, chỉ số Dow Jones đã rớt đến 606,11 điểm, tương đương 2,4% xuống 24.583,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 84,59 điểm, tương đương 3,1% xuống 2.656,1 điể, đánh dấu phiên thứ 6 giảm liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq mất 329,14 điểm, tương đương 4,4% xuống 7.108,4 điểm, khiến chỉ số này rơi vào vùng điều chỉnh vốn được đánh dấu bằng sự sụt giảm hơn 10% kể từ mức cao nhất mọi thời đại hôm 29/8. Sự thua lỗ này cũng đánh dấu ngày giao dịch tồi tệ nhất của Nasdaq kể từ 18/8/2011.
Tính từ đầu tháng 10 đến nay, chỉ số S&P đã mất 7,15%, chỉ số Dow rớt 5,57% và Nasdaq bị thổi bay 9,05%.
Phiên giao dịch hôm thứ Tư cũng đã đẩy chỉ số Dow và S&P 500 ghi nhận sự sụt giảm so với đầu năm, nhưng sau mức tăng mạnh vào hôm qua, chỉ số Dow ghi nhận mức tăng trở lại 1,2% trong năm nay, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 1,2% và Nasdaq tăng 6,01%.
Tâm lý thị trường được cải thiện sau những thua lỗ nặng nề vào hôm thứ Tư, nhưng các nhà đầu tư vẫn lo lắng về sự biến động mạnh liên tục giữa những lo ngại về sự tăng trưởng toàn cầu, thắt chặt chính sách tiền tệ và các doanh nghiệp Mỹ đã đạt đỉnh tăng trưởng lợi nhuận.
Các báo cáo lợi nhuận quý 3 mạnh mẽ từ Tesla, Microsoft, American Airlines và những công ty khác đã giúp giảm bớt những lo ngại này, nhắc các nhà đầu tư nhớ rằng ít nhất cho đến bây giờ, nền kinh tế Mỹ vẫn đang rất mạnh.
Cổ phiếu Microsoft tăng 5,8% vào hôm qua, ghi nhận phiên giao dịch tốt nhất kể từ tháng 3, sau khi công ty báo cáo thu nhập và doanh thu cao hơn kỳ vọng ngay khi mở đầu phiên giao dịch.
Cổ phiếu American Airlines tăng 6,7% sau khi công ty đưa ra những dự báo lạc quan về lợi nhuận năm 2018.
Cổ phiếu Tesla tăng mạnh 9,1% sau khi hãng sản xuất xe điện này công bố lợi nhuận quý 3 cao nhất trong lịch sử của công ty.
Cổ phiếu Ford có ngày giao dịch tốt nhất trong 9 năm qua, khi tăng đến 9,9% sau khi báo cáo lợi nhuận cao hơn kỳ vọng vào cuối ngày thứ Tư.
Cổ phiếu Twitter tăng 15,5%, sau khi công ty công bố doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý 3 và đánh bại dự báo, mặc dù mức giảm 9% trong số người dùng hoạt động hàng tháng cũng ghi nhận sự giảm mạnh hơn so với ước tính của các nhà phân tích.
Microsoft giúp thị trường bật mạnh
Tâm lý thận trọng sẽ vẫn treo lơ lửng
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tái khẳng định kế hoạch kết thúc chương trình mua tài sản, trung tâm của chiến lược nới lỏng định lượng, vào tháng 12 này, dựa trên các dữ liệu cho thấy lạm phát vẫn đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu. ECB đã duy trì lãi suất thấp suốt một thời gian dài và luôn lặp đi lặp lại rằng họ sẽ vẫn giữ ở mức hiện tại "ít nhất là đến mùa hè năm 2019."
Randy Frederick, giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh và phái sinh tại Charles Schwab, chia sẻ: "Từ quan điểm định giá, thị trường trở nên hấp dẫn hơn sau phiên giảm mạnh hôm thứ tư". Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng tâm lý nhà đầu tư là thận trọng, khi thị trường chờ đợi thêm thông tin về sức khỏe của nền kinh tế thế giới, xu hướng trong chính sách thương mại toàn cầu và kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới.
Ông nói: "Biến động này sẽ vẫn treo lơ lửng cho đến ít nhất là vào thời điểm bầu cử giữa kỳ".
Mark Esposito, chủ tịch của Esposito Securities, cho rằng những khoản thu nhập mạnh mẽ của Microsoft đã giúp thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư vào hôm qua. "Microsoft thực sự là một người thông minh,", ông bình luận một cách hài hước.
Tom Essaye, chủ tịch của Sevens Report đã viết trong một lưu ý cho khách hàng rằng cho đến nay, thu nhập quý III đã gây thất vọng và "thu nhập có khả năng đã đạt đỉnh" là điều mà các nhà đầu tư đang phải vật lộn.
Ông viết: "Nhưng vào thời điểm này hoạt động bán hàng dường như đã quá mức. Sự bán tháo này hiện nay phản ánh thái quá những thay đổi của thị trường, tương tự như những gì chúng tôi đã thấy trong tháng 8 năm 2015 và tháng 1 năm 2016, khi việc bán đẩy thị trường sụt giảm chủ yếu đến từ các lệnh giao dịch tự động theo thuật toán và bán khống.
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, Bộ Lao động báo cáo số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng 5.000 đơn lên 215.000 trong tuần kết thúc ngày 20/10. Con số này vẫn gần mức thấp nhất trong 50 năm qua.
Số lượng đơn hàng lâu bền mới tăng 0,8% trong tháng 9, đánh bại dự báo 1,9% của các nhà kinh tế.
Bộ Thương mại Mỹ báo cáo thâm hụt thương mại của nước này là 75,8 tỷ USD trong tháng 9, trong khi mức dự báo cao nhất là 74,7 tỷ USD.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Bán tháo chứng khoán, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thị trường Mỹ ra sao? Thị trường chứng khoán Trung Quốc dù bật lại từ mức thấp nhất trong phiên và giảm bớt mức thua lỗ, nhưng vẫn đóng cửa trong sắc đỏ. Chỉ số S&P 500 đánh dấu phiên thứ 5 đi xuống liên tiếp. Sự sụt giảm lớn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã dấy lên những lo ngại về nền kinh tế toàn...