Soi độ khủng khách sạn 5 sao của bầu Đức tại Myanmar
Ngày 24/10/2015, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sẽ khai trương Khách sạn 5 sao của bầu Đức – Melia Yangon tại thành phố Yangon, Myanmar.
Được biết, Tập đoàn HAGL đã ký hợp đồng quản lý khách sạn với Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Melia. Với sự hợp tác này, khách sạn 5 sao của bầu Đức tại Myanmar sẽ mang tên Melia Yangon và tham gia vào hệ thống 350 khách sạn 5 sao do Melia quản lý trên toàn cầu.
Dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre là dự án đầu tư bất động sản 100% vốn nước ngoài lớn nhất Myanmar, theo hợp đồng B.O.T với thời gian 70 năm, tổng mức đầu tư lên đến 440 triệu USD, nằm ngay cửa ngõ đón khách quốc tế quan trọng nhất Myanmar, đươc xây dưng trên diện tích đât 73.358 m2. Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre bao gồm 2 giai đoạn:
Bên ngoài khách sạn 5 sao Melia Yangon
Giai đoạn 1: Trung tâm thương mại (diện tích sàn thương mại là 32.402m2), Tòa nhà văn phòng cho thuê số 1 (diện tích sàn thương mại là 81.200m2) và Khách sạn 5 sao Melia Yangon (429 phòng).
Giai đoạn 2: Tòa nhà văn phòng cho thuê số 2 (diện tích sàn thương mại là 94.189m2), Căn hộ dịch vụ & Căn hộ thương mại (1.030 căn).
Lễ nghiệm thu giai đoạn 1 Khu phức hợp HAGL Myanmar Centre đã được tổ chức vào ngày 23/6/2015 tại thành phố Yangon, Myanmar, với sự tham dự của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam & Phó Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar.
Video đang HOT
Kể từ khi Myanmar mở cửa ra thế giới năm 2011, lượng du khách quốc tế đến nước này không ngừng tăng. Mỗi năm Myanmar đón 1 triệu lượt khách quốc tế. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của ngành du lịch và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khách sạn, thương mại rất lớn. Giá phòng khách sạn 5 sao hiện nay tại Yangon khoang 250 USD một đêm.
Với vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố Yangon, là trung điểm giữa sân bay quốc tế và nằm trên trục đường kết nối với đường cao tốc đến thủ đô Nay Pyi Taw, khách sạn Melia Yangon với 429 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm đầy đủ các tiện ích như trung tâm hội nghị, nhà hàng, trung tâm giải trí, thể thao và các tiện ích cao cấp khác sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách du lịch quốc tế.
Về hoạt động kinh doanh, Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre hiện đang kinh doanh khá tốt, cụ thể Khu Trung tâm thương mại đã ký hợp đồng cho thuê 67% diên tich, đang đàm phán 21% diên tich; Tòa nhà Văn phòng đã ký hợp đồng cho thuê 8% diên tich, đang đàm phán 62% diên tich; Khu căn Căn hộ thương mại đã bán 20% sô căn, đang đàm phán 7% sô căn.
Theo_VietNamNet
Trồng 500 ha rau sạch: Vingroup thay đổi quan niệm làm nông nghiệp
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp trước thông tin Tập đoàn Vingroup quyết định đầu tư dự án sản xuất rau sạch công nghệ cao.
Thông tin từ ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tiết lộ về dự án sản xuất rau quả công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với quy mô 500 ha ngay lập tức gây chú ý cho toàn bộ thị trường.
Cụ thể, Vingroup sẽ đầu tư vào dự án sản này từ 500-700 tỷ đồng bao gồm tối thiểu 100 chủng loại giống chất lượng cao của thế giới và các giống truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, cùng công nghệ nhà kính được mua 100% theo hình thức chìa khóa trao tay từ công ty hàng đầu của Israel với diện tích dự tính 20ha.
Ngoài ra, dự án sẽ sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới của Nhật Bản cho khoảng 80ha. Phần diện tích còn lại là các cánh đồng mẫu lớn ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa.
Đầu tư vào nông nghiệp, Vingroup hướng đến xây dựng quy trình khép kín từ sản xuất nông sản đến bao tiêu tại hệ thống siêu thị Vinmart (ảnh nguồn Vinmart).
Với mức đầu tư và quy mô dự án, có thể khẳng định Vingroup là doanh nghiệp "chịu chơi" nhất khi quyết định dành nguồn ngân sách lớn đầu tư vào nông nghiệp, nhất là lĩnh vực đầu tư vốn được xem là rủi ro lớn như trồng rau, củ quả sạch công nghệ cao.
Đã có không ít lo ngại, nếu Vingroup áp dụng công nghệ cao, rau chất lượng nhưng giá thành cao sẽ khó cạnh tranh với rau trồng thông thường, người tiêu dùng sẽ e dè tiếp cận... song trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Kỳ - Tổng Thư Ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho rằng trở ngại này không khó để khắc phục.
Hiện nay trên thị trường việc rau sạch, rau an toàn khó cạnh tranh rau trồng theo cách truyền thống do khâu phân phối. Siêu thị, đại lý vì lợi nhuận nên trà trộn rau không rõ nguồn gốc với rau sạch, rau an toàn dẫn đến người tiêu dùng e ngại không phân biệt được đâu là rau sạch, rau an toàn. Chính điều này làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
"Tuy nhiên, theo thông tin từ Tập đoàn Vingroup, đầu ra sản phẩm sau sạch sẽ theo hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart , như vậy quy trình sản xuất tiêu thụ khép kín nên rau sạch của Vingroup sẽ không khó để có chỗ đứng trên thị trường", ông Kỳ đánh giá.
Cùng với đó, nếu rau sạch được trồng bằng công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn hoàn toàn có thể xuất khẩu sang các nước. Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam riêng tháng 3/2015 ước đạt 95 triệu USD. Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 299 triệu USD.
Tuy kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam lớn nhưng theo Tổng thư ký Vinafruit, Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu rau quả. Tính riêng tháng 3/2015, Việt Nam nhập khẩu rau quả ước đạt 31 triệu USD. Trong 3 tháng 2015, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 103 triệu USD. Các loại rau quả nhập khẩu chủ yếu do trong nước không sản xuất được, muốn sản xuất phải áp dụng công nghệ cao.
Chính vì vậy để Vingroup thành công, theo ông Kỳ doanh nghiệp này nên tập trung vào trồng chăm sóc rau quả trong nước đang thiếu phải nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng tạo thương hiệu cho mặt hàng rau quả có thể mạnh của Việt Nam để có thể tính đến xuất khẩu.
Đồng quan điểm với ông Kỳ, ông Huỳnh Quang Đấu - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Rau quả Thực phẩm An Giang cho rằng, để thành công Vingroup cũng nên tính đến xây dựng thương hiệu rau quả sạch để xuất khẩu. Bởi nhu cầu thị trường thế giới và khu vực là rất lớn.
Việc Vingroup đầu tư xây dựng cánh động rau sạch, theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc TT Nghiên cứu đất và môi trường phía Nam - Viện nông hóa thổ nhưỡng thì đây là bước đi trước đón đầu xu thế hội nhập. Tháng 12/2015, khi cộng đồng kinh tế Asean thành lập, các nước trong khu vực sẽ cơ bản trở thành thị trường chung. Khi đó nguy cơ thị trường rau quả trong nước bị Thái Lan, Myanmar... thâu tóm là điều đáng lo ngại.
"Vì vậy ngay lúc này Việt Nam cần xây dựng thương hiệu rau quả riêng cho mình, đó là rau quả sạch đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để giữ thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực", TS Nghĩa cho biết.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa cũng đánh giá, quyết định đầu tư trồng rau sạch công nghệ cao của Tập đoàn VinGroup sẽ thay đổi rất nhiều suy nghĩ và cách làm nông nghiệp truyền thông của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.
"Trước nay doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp không nhiều lại manh mún nên thất bại và thua lỗ dẫn đến bỏ dở. Nhưng nếu Vingroup đầu tư bài bản, thắng lớn sẽ là bài học để doanh nghiệp khác đang và sắp có ý định đầu tư vào nông nghiệp rút ra bài học", TS Nghĩa nói.
Đầu tư nông nghiệp không thể thắng lợi nếu làm manh mún thủ công mà cần có công nghệ, hơn nữa nhu cầu của người dân sẽ ngày càng lớn, họ muốn sử dụng sản phẩm rau quả sạch. Vì vậy dự án của Vingroup sẽ được nhiều người tiêu dùng mong chờ.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Bầu Đức: "Tôi không ngán TPP" Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang đến nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam, song mô hình nuôi bò của ông "miễn nhiễm" với khó khăn này. Ngay khi TPP được ký kết, nhiều chuyên gia lo ngại ngành chăn nuôi...