“Sốc” với những con số liên quan đến rượu bia ở Việt Nam
Thống kê của Cục CSGT đường bộ Việt Nam cho thấy tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu bia chiếm 6-8% số vụ tai nạn giao thông.
Trong khi đó, Bộ Y tế cho biết tỷ lệ nam giới tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia ở nước ta là hơn 36%.
Sáng nay 23/7, trao đổi với Tiền Phong bà Trần Thị Trang- Vụ phó Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho biết: Viện Pháp y Quốc gia vừa công bố xét nghiệm 500 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông thì 34% nạn nhân trong máu có nồng độ cồn.
Theo bà Trang, Báo cáo về Chất có cồn và Sức khỏe của WHO trong năm 2014 cho thấy trong tổng số hơn 3,3 triệu ca tử vong có liên quan đến chất có cồn trên toàn cầu thì 15% số tử vong đó là do tai nạn giao thông (TNGT) có liên quan tới chất có cồn.
Số liệu công bố từ tháng 5/2014 của WHO cũng cho thấy, việc tiêu thụ chất có cồn ở mức có hại gây nên khoảng 3,3 triệu ca tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, theo WHO 71,7 % nam giới tử vong do Xơ gan có liên quan đến rượu bia và 36,2% nam giới tử vong do TNGT có liên quan đến rượu bia.
Bà Trang cho rằng những nghiên cứu chỉ ra 36% người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép (50mg/100ml máu) và 66,8% lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện (0mg/100ml máu).
Video đang HOT
“Trong hai năm từ 2010-2011, Cục Quản lý môi trường y tế qua theo dõi nạn nhân TNGT nhập viện tại Hà Nam, Ninh Bình và Bắc Giang, thấy nhóm tuổi 20-29 tỉ lệ vi phạm cao nhất. Số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép dao động trong khoảng 45% – 50%”- bà Trang thông tin.
Rượu bia quá mức đang hủy hoại sức khỏe con người. Ảnh: Lê Nguyễn
Còn tại Bệnh viện TƯ Huế, khoảng 65% nạn nhân nhập viện dương tính với nồng độ cồn trong máu.
Theo bà Trang các bệnh lý do rượu đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, số bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị nội trú tăng từ 5% năm 2000 lên 13% hiện nay.
Điều tra cộng đồng mới đây cho thấy, tỷ lệ nghiện rượu là 3,23%; lạm dụng rượu là 11,27% dân số trên 15 tuổi. Trên 60% người loạn thần và nghiện rượu bắt đầu uống rượu trước tuổi 20.
Nguy hiểm nhất là các bệnh lý nội khoa như gan chiếm hơn 33%, bệnh lý tim mạch đường tiêu hóa, tim mạch.., đều gia tăng ở những đối tượng nghiện rượu.
Trong khi đó, khoảng hơn 55% người nghiện rượu mắc hội chứng run tay và khoảng 4% bị tai biến mạch máu não. Một nghiên cứu 282 bệnh nhân nghiện rượu vào khoa cấp cứu, chống độc và điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho thấy các bệnh nhân nghiện rượu thường vào khoa hồi sức cấp cứu vì: Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: 26,2%; Hôn mê gan: 12,4%; Tai biến mạch não:12,4%. Bệnh ít gặp hơn là: xuất huyết dạ dày tá tràng 10,6%; viêm tụy 5,3%. Trong quá trình điều trị thường gặp: hạ kali máu 27,7%; hạ glucose máu 6,4%. Ở bệnh nhân NR: 93,3% có tăng GGT; 92% tăng AST; 68,7% tăng ALT; 72,1% giảm tỷ lệ prothrombin.
Theo Tiền Phong
Bộ Y tế lý giải cấm bán rượu, bia sau 22h
Quy định cấm bán rượu, bia sau 22h hàng ngày là một trong những điểm nhấn tại dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia do Bộ Y tế đang xây dựng.
Những ngày gần đây, thông tin Bộ Y tế đề xuất cấm bán bia rượu từ 22h đến 6h hàng ngày nhận được rất nhiều quan tâm, ý kiến trong dư luận. Trao đổi với báo chí chiều 23/7, đại diện Bộ Y tế chính thức lý giải nguyên nhân đưa ra đề xuất này.
Đủ cơ sở thực tiễn, pháp lý
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, cho biết, quy định cấm bán rượu, bia sau 22h hàng ngày là một trong những điểm nhấn tại dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia do Bộ Y tế đang xây dựng. Trên thực tế, việc cấm bán bia, rượu sau 22h chỉ là một trong 3 phương án nhằm hạn chế mức độ sử dụng và tác hại của rượu, bia mà Bộ Y tế đưa ra để lấy ý kiến chứ chưa phải phương án cuối cùng.
Cụ thể, phương án 1 là: Không được bán rượu, bia trong khoảng thời gian sau 22h hôm trước đến 6h sáng hôm sau tại một số địa điểm theo danh mục và lộ trình quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và yêu cầu phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Phương án 2: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định việc cấm bán rượu, bia tại một số địa điểm trong khoảng thời gian phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và yêu cầu phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia.
Phương án 3: Chưa quy định thời gian cấm bán rượu, bia trong dự thảo luật. Theo bà Trần Thị Trang, trong 3 phương án trên thì phương án 1, cấm bán bia rượu là phương án tối ưu nhất bởi nó sẽ có tác dụng tích cực nhằm giảm lạm dụng rượu bia.
Cơ sở để đưa ra đề xuất quy định này là do tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở nước ta đã ở mức báo động và đang gia tăng rất nhanh. Theo điều tra gần đây, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta bình quân là 4 lít/người và dự báo đến 2015 sẽ là 7 lít/người. Việc lạm dụng rượu bia còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các vấn đề xã hội, suy giảm khả năng lao động. Bà Trần Thị Trang dẫn chứng, tại Việt Nam, 70% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Đặc biệt, tai nạn giao thông thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 đến 24h. Lạm dụng rượu bia còn là nguyên nhân của 70% số vụ bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực tình dục...
Hiện nay đã có 168 quốc gia trên thế giới, trong đó có 9 quốc gia ASEAN có quy định thời gian cấm bán rượu, bia. Đa số là cấm từ 20h hoặc 22h đến 6 hoặc 8h hôm sau. Tại những nước này, khảo sát cho thấy, sau một thời gian cấm, hầu hết người dân đều dần chấp hành quy định, tỷ lệ sử dụng rượu bia có xu hướng giảm.
Lường trước việc không dễ thực hiện Vấn đề dư luận quan tâm và nghi ngại là liệu quy định cấm bán bia, rượu sau 22h đến 6h hàng ngày sẽ được triển khai như thế nào và tính khả thi đến đâu? Thực tế từ xưa đến nay, nhiều người Việt Nam có thói quen tự do uống bia, rượu vào bất cứ thời gian nào. Hơn nữa, làm thế nào để giám sát, xử phạt được những người cố ý bán bia, rượu sau 22h đêm, mức xử phạt ra sao... đều không dễ thực hiện. Cũng vì thế, không ít người nhận định rằng, đây rất có thể lại mà một quy định mà Bộ Y tế đưa ra... cho vui chứ khó đi được vào đời sống. Nó cũng giống như quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng mà Bộ Y tế ban hành gần đây song đến nay vẫn chưa có bất cứ trường hợp vi phạm nào bị xử phạt.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, bà Trần Thị Trang cho biết, tổ soạn thảo dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng bia, rượu cũng hiểu rằng nếu quyết định lựa chọn phương án cấm bán rượu, bia sau 22h đến 6h hàng ngày thì sẽ cần nỗ lực rất cao trong tổ chức thực hiện. Tổ soạn thảo đều ý thức rất rõ được những khó khăn và tính khó khả thi của quy định này khi áp dụng trong thực tế. Cũng theo bà Trần Thị Trang, nếu muốn quy định đi vào thực tiễn, cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, kiên trì phổ biến để từ thay đổi nhận thức sẽ thay đổi hành vi.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, quy định cấm bán bia, rượu sau 22h sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết, thực tiễn quốc tế cho thấy, việc cấm bán rượu bia từ 22h đến 6h sáng hôm sau không làm giảm lượng khách du lịch đến quốc gia đó. Kinh nghiệm của Thái Lan hay Singapore - những nước nổi tiếng về du lịch là những ví dụ cụ thể. Hai quốc gia này cũng đều đã đưa ra quy định cấm bán bia rượu trong một khung giờ nhất định nhưng triển khai linh động, những nơi tập trung đông du khách thì cho phép uống bia, rượu muộn hơn.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Quang, trong quá trình xây dựng dự thảo luật, Bộ Y tế sẽ xin ý kiến của các Bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ VH-TT&DL, trong trường hợp ý kiến các Bộ ngành không thống nhất thì Chính phủ họp rồi bỏ phiếu để thống nhất phương án cuối cùng./.
Theo VOV
Cấm bán rượu bia sau 22g: Chưa có bằng chứng ảnh hưởng du lịch Cuộc gặp mặt báo chí ngày 23/7 của Bộ Y tế dự định trong 1h 30 phút, nhưng đã phải kéo dài hết buổi chiều vì rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh dự thảo của Bộ Y tế về cấm bán rượu bia từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Bà Trần Thị Trang, phó vụ trưởng Vụ Pháp chế...