Sốc vì người yêu vào khách sạn cùng “tình già”
Tình yêu sét đánh. Đó là nhận xét của mọi người xung quanh về chuyện tình giữa tôi và em. Lúc đầu tôi cũng chỉ định tán dóc theo đúng lời người bạn nói. “Tán cho vui”.
Ảnh minh họa
Một, hai rồi ba tin nhắn điện thoại, em đã chấp nhận lời mời cà phê của tôi. Hôm đó là vào ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, buổi nói chuyện cũng không nhạt nhẽo mà trái lại rất nóng bỏng khi em chủ động ngồi sát vào tôi.
Sau hơn một tuần chơi trò hò hẹn, tôi ngỏ lời yêu và em đáp lại mãnh liệt. Tôi cũng không ngờ rằng tình cảm trong tôi dành cho em lại nhanh đến thế. Bạn bè bảo do trước đó tôi chưa từng trải qua yêu đương nên mới như vậy, có khi đó chỉ là sự ngộ nhận. Còn em, tôi biết thừa em nhận lời yêu tôi chỉ vì muốn dùng tôi để lấp vào khoảng trống sau sự ra đi của anh chàng người tình trước đó của em.
Hai năm không phải là con số ít đối với một tình yêu có cho và nhận. Ngay chính bản thân tôi cũng không tin nổi mỗi ngày trôi đi, trái tim tôi lại chỉ có hình bóng em. Mọi người hay trêu đùa: “Với một kiểu yêu chớp nhoáng như vậy mà kéo dài được đến hai năm, quả là thần kỳ”. Dẫu chỉ là ngộ nhận song nhiều lúc tôi cũng đã lâng lâng trong niềm vui hạnh phúc khi được em “ban phát” tình cảm.
Tôi là một chàng trai xứ thanh, vốn sinh thành trong một gia đình mà bố mẹ làm nghề đóng gạch vồ. Nhà có tới bốn anh em trai, trong đó có duy nhất tôi thi đỗ đến đại học. Em – chị cả trong gia đình có ba chị em hai gái, một trai. Ba em làm trong ngành kiểm toán, còn mẹ là thủ quỹ kho bạc. Tuổi thơ em trôi qua phẳng lặng dưới bóng những đồi cà phê rợp bóng. Nhưng ở tuổi hoa nở, gia đình em lại chuyển về thành phố trẻ và ồn ào nhất nước, thành phố Đà Nẵng. Kết thúc cuộc đời học sinh mực tím, cũng giống tôi, em chọn Huế là nơi tìm lông tìm cánh để bay vào cuộc đời. Chỉ khác một điều, tôi chọn học ngành truyền thống Việt Nam, còn em là sinh viên một ngành liên kết nước ngoài với khoản học phí bằng cả năm ăn học của tôi.
Em không xinh nhưng có nét mặn mà riêng. Đặc biệt là chất giọng ngọt ngào của một người con gái sinh ra ở Kon Tum và nét duyên gì đó rất kỳ lạ. Nó khiến ai gặp em cũng muốn làm quen ngay. Có thể đó cũng chính là điều đã làm tôi yêu em quá nhanh và càng ngày càng sâu sắc.
Sau một thời gian tôi và em bên nhau, ba em lại làm một cuộc di dời mà theo em là hoành tráng nhất, chuyển nhà từ một thành phố biển vào một phố biển khác – thành phố Nha Trang. Có lẽ, sự dịch chuyển môi trường sống liên tục mà người cha tạo ra đã ảnh hưởng đến bản tính thích thay đổi nơi đứa con gái để một năm sau đó, em cho tôi nhận trái đắng của cuộc tình.
Video đang HOT
Ra trường, tôi quyết định ở lại Huế theo nghiệp cầm bút và cũng là để được gần gũi em hơn. Còm em do bản tính lười học của một tiểu thư nên thi không đỗ chứng chỉ Anh văn quốc tế. Thế là em bị nhà trường cho đúp lại một năm. Trong thời gian chờ để học tiếp, em quay về với biển bỏ lại tôi một mình lủi thủi trên mảnh đất cố đô vốn dĩ trầm mặc càng thêm quạnh quẽ.
Thời gian em bên gia đình, tôi sống như một người vô hồn. Ban ngày tôi đi làm và làm. Chỉ đêm đến, tôi mới được sống với chính mình. Đó là lúc tôi và em đươc gặp nhau qua chat. Đèn nick của tôi và em luôn sáng từ hai mươi giờ đêm đến hơn một giờ sáng.
Block lịch treo tường của tôi giảm dần theo ngày tháng. Đi cùng với mỗi tờ lịch tôi xé bỏ là sự thay đổi dần dần của em. Em ít online hơn. Khi tôi hỏi thì em lại tỏ ra cáu gắt vô cớ, em bảo với tôi rằng ba em “cấm”.
Cuối cùng, cái ngày em phải quay lại Huế để hoàn thành khóa học cũng đến. Tôi sung sướng xin phép nghỉ làm lao xe xuống tận sân bay đón em. Ngày gặp lại, thay cho những cái ôm thắm thiết, những nụ hôn nồng nàn là bộ mặt lạnh lùng đến khó tả của em. Ánh mắt như một người xa lạ em ném về phía tôi khiến trái tim tôi thắt lại. Tôi không biết mình đã làm gì sai để đến nỗi em đối xử với mình như vậy.
Em vẫn cầm mũ bảo hiểm và ngồi lên phía sau xe tôi chạy. Em kêu mệt và nói muốn về nhà bạn ngủ. Tôi nghĩ em đi đường xa nên sức khỏe không đảm bảo. Chở em qua nhà bạn em xong tôi hẹn chiều sẽ quay lại đón em đi ăn. Em ừ!
Ngồi ăn cơm với em mà tôi không sao nuốt nổi. Từng thìa cơm, thìa canh tôi cảm thấy sao nó đắng ngắt. Em vẫn lạnh lùng, vẫn ném về phía tôi ánh mắt xa lạ. Khi tôi gặng hỏi thì em cũng chỉ ậm ừ cho qua chuyện và giục ăn nhanh cho xong bữa. Bữa cơm đau khổ rồi cũng qua. Em bảo tìm chỗ nào đó nói chuyện và tôi đưa em đến quán cà phê đầu tiên tôi gặp em. Thực sự lúc đó tôi không mảy may nghĩ rằng bữa cà phê đó lại đau đớn với tôi đến thế. Em đề nghị chia tay vì không thể gắng gượng yêu tôi thêm được nữa. Đến lúc này tôi mới nhớ lại câu nói của người bạn thân. “Cậu chỉ nên đùa vui chứ đừng nói chuyện yêu đương lâu dài với cô ấy”. Lý do của bạn tôi là em thay người yêu như thay áo. Năm lớp 10 em đã có người yêu và dám bỏ nhà theo trai qua đêm. Chính em cũng thừa nhận rằng năm đó em đã không còn… Đến khi đóng vai người yêu của tôi, đã có tới bốn chàng trai bước qua đời em. Nhưng tôi chấp nhận tất cả. Tôi bảo người yêu của tôi là em của hiện tại và tương lai. Tôi sai rồi! Em của tương lai là hiện nay đây. Hai năm “yêu” tôi có khi nào em lừa dối tôi không? Tôi không biết. Tôi ngu ngơ, khờ dại.
Những ngày sau đó, em tìm mọi cách tránh mặt tôi. Điện thoại của em đã thay số. Cho tới một ngày, khi tôi đang trên đường đi làm về, một chiếc xe hơi Lexus biển số Khánh Hòa chạy qua tôi và dừng lại trước khách sạn. Chẳng biết trời xui đất khiến thế nào chân tôi lại đạp càng phanh con xe cà tàng đau khổ của mình.
Tôi như không tin vào mắt mình nữa. Em bước xuống xe cùng một người đàn ông lạ mặt đứng tuổi. Ban đầu tôi cứ tưởng đó là ba em nhưng không phải. Người đàn ông sinh thành ra em tôi đã từng gặp khi tôi vào nhà em lúc còn ở Đà Nẵng. Mắt tôi nhòe đi khi cánh tay người đàn ông kia vòng qua ôm lấy eo em và hai người vui vẻ bước vào bên trong khách sạn.
Cuối cùng thì em cũng phải chấp nhận gặp tôi khi tôi la hét, đập phá trước cửa phòng cô bạn khổ sở của em. Trái tim tôi như bị một bàn tay vô hình bóp ngẹt. Tôi quỵ ngã khi em trơ trẽn thừa nhận người đàn ông kia là bạn trai mới của em. Thà em chia tay tôi để theo một người con trai khác, tôi đã không đau lòng đến thế. Đằng này em lại nói chuyện yêu đương với người đàn ông đáng tuổi cha chú mình. Em nói với tôi rằng, vì ông ta có thể mang lại địa vị và cuộc sống sang giàu cho em sau này thay vì xây mộng tơ hồng bằng những viên gạch vồ cùng tôi.
Theo Vietnamnet
Người mình đã nghèo còn không tiết kiệm
Qua cái Tết này, tôi đã đúc kết ra nhiều chuyện về một bộ phận người mình, nhất là cái chuyện hay hoang phí và sĩ diện.
Người ta nói &'nói có sách, mách có chứng' cũng chẳng sai. Vì phải có chứng cứ thì mới nói, một bộ phận người mình hay có tính hoang phí. Hoang phí ngay từ cách ăn uống, cách tiêu tiền. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng thế, nhưng người như thế có vẻ đông hơn, hoặc không đông thì lâu dần cũng thành thói quen, theo nhau mà thành số lớn.
Qua cái Tết này, tôi đã đúc kết ra nhiều chuyện về người mình, nhất là cái chuyện hay hoang phí lại sĩ diện. Bản thân tôi nghĩ, mình như thế chả trách mình hay than nghèo kể khổ. Vì mình không có còn tiêu như người giàu thì đến bao giờ mới tiết kiệm?
Nói đâu xa, ngay cái chuyện sau Tết, chỉ cần ra đường là thấy rác rưởi vứt đầy. Chẳng ai ngó vào thùng rác nhưng nghe mấy cô lao công chia sẻ thì họ có vẻ cũng xót ruột thay. Vì trong thùng rác, toàn là bánh chưng, thịt gà, xôi, thậm chí là cả một con gà bị vứt bỏ. Thì tức là không ăn được họ mới vứt, nhưng mà không ăn được thì làm ra làm gì nhiều thế? Làm vừa phải, làm ít, ăn vừa đủ làn gon rồi. Nhưng người mình đâu có làm vậy.
Cúng bái thì tốt, biết ơn các cụ cũng rất tốt, nhưng cúng tràn lan, cúng rất nhiều không hẳn là thể hiện lòng thành kính. Mình thì hay có tính làm cỗ càng to thì càng thể hiện thành kính, thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Tuy nhiên, làm xong lại không ăn, chất vào tủ lạnh. Và trong tủ lạnh thì cũng chỉ để được vài ngày, nếu không ăn nổi thì cuối cùng phải bỏ đi. Như vậy có phí phạm không chứ.
Lại nói về cái chuyện mừng tuổi. Bây giờ tiền mừng tuổi không còn là chuyện lấy may, lấy hên nữa mà đó là sự thể hiện. (ảnh minh họa)
Nhiều khi ngồi mà suy nghĩ, một con gà ngày Tết, mua mấy trăm nghìn, cuối cùng lại mang bỏ đi vì cỗ bàn nhiều quá, Tết ngán không ai ăn. Mà ăn cũng không còn ngon nữa vì để tủ lạnh lâu rồi, không tươi nữa. Thế là ăn thừa ăn thãi không nuốt nổi và mang đi bỏ. Có phải là quá phí không? Tính ra, bánh chưng không ăn thì gói ít thôi, hoặc nó hỏng rồi thì luộc lại, rán lại là ăn lại ngon như thường. Ở quê người ta nghiện món bánh chưng rán lắm. Nếu lâu lâu, nó lại gạo bị rắn khó ăn, thì người ta lại mang ra luộc lại rồi rán ăn ngon như thường. Nhưng nhiều người lười, thấy mốc mốc là vứt đi. Phí phạm của cải, phung phí quá tay không cần thiết.
Đào quất thì cứ chơi tràn lan. Nhà không nhiều tiền cũng hay chơi cây đào to tướng, vài triệu bạc, với tâm lý là &'cả năm mới có một cái Tết'. Không phải cái chuyện đó là chuyện đáng bàn, chỉ là, nếu như không cần thiết thì cũng không nên làm quá, vì một năm mới có một lần nhưng không phải chủ cốt là ở đó, vấn đề chính là người mình hay có tính khoe khoang, sĩ diện.
Nếu vào nhà ai có cây đào to, cây quất to thì chứng tỏ nhà này hơi bị &'tay chơi', tức là người chơi, biết thưởng đào. Người có tiền thì không nói nhưng mình không có tiền thì chuyện đó cũng đâu có thực sự cần thiết. Tôi nói ra điều này không phải ám chỉ mọi người, chỉ là một vài trường hợp tôi thấy, ngay cả họ hàng nhà tôi, không có nhiều tiền nhưng cứ có tâm lý thích chơi sang nên dù là đi vay tiền cũng vẫn cứ chơi thật sung túc.
Lại nói về cái chuyện mừng tuổi. Bây giờ tiền mừng tuổi không còn là chuyện lấy may, lấy hên nữa mà đó là sự thể hiện. Trước đây người ta hay mừng tuổi trẻ con 10 nghìn, thậm chí là 5 nghìn nhưng bây giờ thì khác. Mừng tuổi 10 nghìn cho là dở hơi, không hay ho gì. Còn mừng tuổi 5 nghìn thì không nhé, tờ 5 nghìn không còn thông dụng nữa rồi.
Còn cái chuyện đi ăn nhà hàng mà thừa thì đúng là &'điệp khúc mùa xuân', vì nói mãi cũng vậy. Ăn không hết cũng lấy tràn lan, gọi nhiều. (ảnh minh họa)
Còn đến nhà các sếp mà mừng tuổi các cụ thì cứ phải vài trăm, vì không thể thì sao được lòng sếp, sao thể hiện được sự phóng khoáng của mình. Nói chung, chuyện mừng tuổi bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Căn bản người mình hay sĩ diện lại hay mắc cái bệnh ngại. Có khi đi vay tiền cũng phải mừng tuổi cho ra trò chứ không thì sợ người ta chê, sợ bẽ mặt. Có khi chẳng ai chê đâu vì họ cũng hiểu hoàn cảnh của mình. Không có tiền thì mừng ít, đi làm giàu có thì mừng nhiều, có sao đâu. Nhưng tại mình cứ hay nghĩ, hay cho là người khác sẽ nghĩ xấu mình nên mình làm thế thôi.
Còn cái chuyện đi ăn nhà hàng mà thừa thì đúng là &'điệp khúc mùa xuân', vì nói mãi cũng vậy. Ăn không hết cũng lấy tràn lan, gọi nhiều. Ăn thừa thì không có chuyện mang về. Mà có khi không muốn ăn thừa, thèm ăn đấy nhưng lại phải để thừa cho nó lịch sự. Nghĩ lại đúng là nhiều cái chuyện hay, chuyện khó hiểu trong khi mình còn nghèo, không phải là giàu có gì.
Đó chỉ là những gì tôi nhìn thấy, cảm thấy nhất là sau cái Tết này. Không biết anh chị em nghĩ thế nào nhưng bản thân tôi thấy, chuyện này đúng là cần xem xét lại, chứ không nên để cái tính hoang phí này tồn tại mãi được, phải biết tích cóp từ những điều nhỏ nhất. Với lại, bỏ đi thứ gì phải nghĩ đến mồ hôi nước mắt của người làm ra đó, lúc ấy mới hành động đúng được.
Theo VNE
Tin lời thầy bói, mẹ ép tôi bỏ người yêu Đầu năm, mẹ đã bắt tôi đi xem bói hết chỗ này đến chỗ khác. Hết bói tử vi lại xem tướng số rồi bốc bài. Tôi vốn là người không thích bói toán gì nên dù mẹ có nói thế nào thì tôi cũng mặc kệ. Nhưng vì mẹ nói nhiều quá nên để chiều lòng mẹ, tôi bèn đi xem một...