Sốc vì lâm tặc tự quay video phá rừng
“Tôi là kiểm lâm vườn, tôi phát hiện hai xe đạp thồ của sáu tên lâm tặc đang chở tám phách gỗ đi tiêu thụ. Bây giờ đã xử lý xong, tôi sẽ đưa chúng và tang vật về hạt kiểm lâm vườn”.
Khi nghe những lời này, hẳn bạn đọc sẽ nghĩ đây là lời của một kiểm lâm viên. Nhưng không, đó là khúc “diễn kịch” của một lâm tặc khi đang đốn gỗ trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk)…
Không chỉ tự do di chuyển, đặt lán trại, cười đùa khi đi săn bắn thú rừng, khai thác gỗ, các đối tượng còn quay clip kể lại việc phi pháp tại khu rừng cấm như đi làm trong vườn nhà…
Gỗ bị kiểm lâm bắt tại trạm kiểm lâm số 1 nhưng không bắt được lâm tặc – Ảnh: Thanh Liêm
Tất cả tám đoạn clip được quay bằng điện thoại di động trong tháng 7/2012 tại khu vực trạm 8 vườn quốc gia Yok Đôn và do một thông tín viên Tuổi Trẻ cung cấp. Các clip ghi lại quá trình “tác nghiệp” của nhóm lâm tặc sáu người trong vòng hơn một tuần và đều có “người dẫn chương trình”. Đó là hành trình vào rừng, đặt lán trại, di chuyển để săn bắn, khai thác gỗ và dùng xe đạp thồ tập kết gỗ ra bến sông Sêrêpốk, rồi dùng thuyền chở gỗ về tiêu thụ mà không hề bị truy cản…
Lâm tặc đóng vai… kiểm lâm
“Cũng có thể trong hơn 200 kiểm lâm viên của chúng tôi vẫn có những người thiếu trách nhiệm, có thể có người làm ngơ cho lâm tặc nhưng nếu tôi nghe thông tin, có chứng cứ sẽ xử lý kỷ luật ngay với mức cao nhất…”
Ông Trần Văn Thành
Mở đầu là hình ảnh nhóm lâm tặc với dao, rìu, có cả một khẩu súng để vào rừng săn bắn, khai thác gỗ. Còn có phần giới thiệu nhóm, nhóm trưởng cũng như tên tuổi từng người và những dụng cụ mang theo để vào rừng. Nhóm này mang theo rượu, nước ngọt, đồ ăn trong vòng một tuần, chọn những nơi nào có nhiều gỗ quý để lập trại khai thác. Hằng ngày, nhóm này tổ chức nấu ăn rồi vào rừng đốn hạ gỗ, rọc phách đem về tập kết, khi nào đủ số lượng sẽ buộc những phách gỗ này lên xe đạp thồ để đưa ra khỏi rừng.
Trong một clip khác có ghi lại hình ảnh hai xe đạp thồ chở tám phách gỗ hương ra khỏi rừng. Mỗi xe đạp thồ được buộc bốn phách gỗ hai bên, mỗi phách gỗ – như lời các lâm tặc giới thiệu – dài 2,5m, khối lượng 0,15-0,17m3… Mỗi xe đạp thồ sẽ có một người cầm lái, một người đi phía trước, một người kéo dây phía sau để hãm tốc độ khi xuống dốc cũng như kéo – đẩy khi lên dốc. Trong quá trình di chuyển, rất nhiều lần nhóm lâm tặc này dừng nghỉ mệt và quay lại những hình ảnh này. Trong khi đưa tám phách gỗ ra bến sông thì một xe đạp thồ của nhóm lâm tặc bị hư, họ đã xúm lại sửa nhưng không được nên đành giấu gỗ và xe đạp trong rừng để quay lại “tăng bo” sau.
Sau khi gỗ được tập kết ra bờ sông Sêrêpốk, nhóm lâm tặc chở hết gỗ lên xuồng máy và chở đi tiêu thụ. Đoạn clip vận chuyển gỗ trên sông ghi lại hình ảnh hai thanh niên chở gỗ trên xuồng cũng rất thoải mái, không có gì phải giấu giếm. Hình ảnh cho thấy cận cảnh hai khuôn mặt với lời giới thiệu tên tuổi, cận cảnh từng phách gỗ, toàn cảnh dòng sông Sêrêpốk và điều đặc biệt là xuồng đầy ắp gỗ, không che chắn gì cả…
Vườn quốc gia Yok Đôn nói gì?
Ngày 24/9, chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Thành, quyền giám đốc vườn quốc gia Yok Đôn, về những clip nêu trên và ông Thành cho rằng những người cung cấp clip này có dụng ý làm xấu hình ảnh của vườn quốc gia! Tất cả ngả đường vào vườn đã bị lực lượng kiểm lâm phong tỏa, lâm tặc khó lọt vào rừng, sao tự tin quay clip như vậy được (?!).
Khi chúng tôi lần lượt mở các clip này để ông Thành xem thì ông Thành nói: “Tôi cũng đã hình dung ra quá trình khai thác gỗ của lâm tặc, nhưng khi xem xong clip thì thật không chấp nhận được. Chúng tôi sẽ thắt chặt hơn nữa việc tuần tra, kiểm soát cũng như rà soát các đối tượng trong clip nêu, đồng thời chấn chỉnh trạm kiểm lâm số 8.
Video đang HOT
Thứ bảy tuần rồi (ngày 22/9), chúng tôi đã kỷ luật các kiểm lâm viên trạm 8 vì đã làm ngơ cho người khác vận chuyển gỗ ra khỏi khu vực mình quản lý. Tuy nhiên, khu vực trạm 8 là khu vực gần biên giới rất phức tạp, việc tuần tra bảo vệ rừng cũng có những khó khăn. Chính bản thân tôi từ khi về nhậm chức tại vườn vào tháng 7 cũng rất vất vả mới bắt được một số vụ khai thác, vận chuyển gỗ quý tại khu vực này…”.
Ông Thành nói thêm: “Những clip này được quay vào dịp chuyển giao chức danh lãnh đạo vườn. Vào thời gian này, lực lượng kiểm lâm vườn có xuống tinh thần nên không sát sao trong việc tuần tra, bảo vệ rừng. Ban lãnh đạo, hạt kiểm lâm vườn đã xốc lại tinh thần cho toàn bộ kiểm lâm vườn. Những cán bộ, kiểm lâm nào vi phạm chúng tôi đã xử lý kỷ luật, luân chuyển nhằm làm trong sạch từ bên trong. Hiện nay đâu đó trong vườn vẫn còn những vụ phá rừng mức độ nhỏ lẻ, nhưng tuyệt đối không có việc lâm tặc vào rừng đóng lán trại, khai thác rồi vận chuyển gỗ với khối lượng lớn và công khai, thoải mái như thế này”.
Lâm tặc thoải mái cưa xẻ và vận chuyển gỗ – Ảnh trích từ clip
Theo 24h
Phóng sự ảnh: Cả thôn chống "cướp rừng"
Những cánh rừng bạt ngàn vươn cao trên đồi núi. Cả ngàn cây gỗ quý hàng trăm tuổi sừng sững giữa trời.
Một khu rừng rộng hơn 400 hecta ở vùng rừng Nà Trút, nằm dưới chân núi Cà Đam (tổ 4, thôn Xanh, xã Trà Trung, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn còn giữ vẻ nguyên sinh như thời sơ khai vốn có của nó.
Cây gỗ to ngày càng to hơn, cây gỗ nhỏ cũng lớn lên nhanh chóng mà không bị bất cứ một thế lực phá rừng nào có thể "cướp", có thể hạ sát được rừng xanh nơi này. Đó là công sức đầy gian truân trong "chiến dịch" giữ rừng của 36 con người già - trẻ - gái - trai ở tổ 4, thôn Xanh.
"Chỉ huy đoàn" trong việc giữ rừng ở tổ 4 là già làng Hồ Văn Ba (81 tuổi). Hàng ngày, những ánh mắt của bản làng tổ 4 luôn "ngóng" lên cánh rừng già như muốn cảnh báo với bọn lâm tặc: đây là nơi "bất khả xâm phạm".
"Hôm nào cũng lên rừng kiểm tra có ai phá phách rừng hay không. Mình thấy cây rừng càng ngày càng to thì mình càng sướng, càng thích", già Ba nói. "Thế bà con có bán cây rừng này không?". "Không bán đâu. Có đắt mấy chúng tôi cũng không bán. Mình bán vài triệu đồng ăn mấy bữa rồi cũng hết nhưng để cây rừng lại thì cây còn mãi, lại còn lợi đủ thứ. Có cây rừng sẽ có nước tưới, có điện thắp sáng. Cuộc sống của mình sẽ no ấm và sống khoẻ hơn", già Ba giải thích.
Những cây cổ thụ hàng trăm tuổi sừng sững giữa trời
Người dân dưới rừng Nà Trút yêu rừng thiết tha
Già Hồ Văn Ba hạnh phúc vì cây rừng của quê mình ngày càng to hơn, không bị lâm tặc phá hoại
Lâm tặc "thèm" rừng Nà Trút nhưng không thể vào hạ sát rừng vì bị dân làng ở đây ngăn cản
36 người con của rừng đã bảo vệ những cây cổ thụ vô cùng quý giá nơi rừng sâu heo hút
"Rừng của làng tôi đó", già Ba chỉ lên cây cổ thụ khoe
Nhờ giữ được rừng, nước không cạn, dân làng dưới rừng Nà Trút có nước "xây dựng" hai nhà máy thủy điện
Tình yêu của già Ba đã gắn chặt với cánh rừng Nà Trút này
Nước từ rừng chảy về làng giữa lúc nắng nóng gay gắt
Nhờ rừng nên cuộc sống của người dân thôn 4 no ấm hơn
"Quà tặng" từ rừng Nà Trút dành cho những đứa trẻ
"Không giữ được cánh rừng này thì làm gì có nước", già Ba nói
Già Hồ Văn Ba tuyên truyền cho con cháu trong làng có trách nhiệm giữ rừng
Những đứa trẻ bên bạt ngàn cây rừng. Khi lớn lên, chính các em cũng nối tiếp già Ba giữ lại rừng cho làng
"Quyết ngăn cản những kẻ phá rừng đến cùng. Tôi chỉ lo mình không còn sức để lên đây. Con cháu tôi sau này chúng sẽ thay tôi giữ rừng Nà Trút", Già Ba cho biết
Theo 24h
Tượng Phật bằng gốc cây gõ lớn nhất Việt Nam Ông Trương Đình Thành, chủ trại mộc Thành Hưng ở ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa tạc thành công tượng Phật Thích Ca bằng gốc cây gõ đỏ lớn nhất Việt Nam. Ông Thành cho biết, trước đó đã may mắn mua được một gốc cây gõ đỏ còn nguyên vẹn được nhập về từ Lào....