Sốc: Trẻ bị điếc vì nghe nhạc từ trong bụng mẹ
Liệu có phải cứ cho thai nhi nghe nhạc là bé thông minh? Nghe nhạc khi bầu bí thế nào mới đúng?
Chị Trần Thanh Hà ở Trần Hưng Đạo, Q.5, Tp.HCM mang thai được 28 tuần tuổi, chị bắt đầu cho thai nhi “nghe” nhạc từ tuần 23. Bởi chị nghe nói cho thai nhi nghe nhạc từ trong bụng mẹ (từ tuần thứ 23) sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Vì lúc này thai nhi có thể phân biệt được những âm thanh bên ngoài, khi cho bé nghe các loại nhạc thính phòng, nhạc cổ điển êm ả, sẽ giúp trí não trẻ phát triển tốt hơn. Sau khi ra đời, trẻ cũng thẩm thấu âm nhạc tốt hơn.
Tương tự chị Hà, chị Hoàng Thanh Hiền, rút kinh nghiệm từ đứa trước chị không cho nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ nên sinh ra cháu, không thích nghe nhạc, tính tình bưởng bỉnh, ít hòa đồng với mọi người thường hay lầm lũi một mình. Nên lần sinh thứ hai chị quyết tâm đầu tư cho con ngay từ trong bụng. Hai vợ chồng chị săn lùng khắp nơi các bản nhạc giúp bé thông minh, nhất là những loại nhạc của các nhà thiên tài như Mozart, Beethoven…
Mỗi lần cho con nghe nhạc chị Hiền lại thấy bé lấy chân đạp nhẹ vào bụng mẹ, chị rất thích thú vì cho rằng con đang vui nên mới như vậy. Số giờ chị cho con nghe nhạc tăng dần lên mỗi ngày, ăn chị cũng cho con nghe, ngủ chị cũng ru con bằng âm nhạc, bất kỳ lúc nào rảnh rỗi chị lại đeo tai nghe vào bụng rồi mở nhạc cho hai mẹ con cùng nghe.
Tuy nhiên, sau khi sinh con được 6 tháng, chị Hiền thấy con có những biểu hiện khác lạ, ít phản ứng với những âm thanh xung quanh, bố mẹ nựng thì không có phản ứng lại không giống như những đứa trẻ khác, đem con đi khám các bác sỹ kết luận con chị bị thính lực kém, dù cháu chưa bị điếc nhưng âm thanh tác động phải to thì mới có khả năng nhận biết.
Giải thích điều này, BS. Trần Thị Tuyết Lan cho biết: “Việc cho thai nhi nghe nhạc từ trong bụng mẹ chưa chắc sẽ làm cho trẻ thông minh hơn, mà ngược lại nó có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ, bởi nhiều bà mẹ cho con nghe nhạc quá to, đặc biệt là cho nghe bằng tai phone áp sát vào bụng mẹ kkiến cho sóng âm thanh phát ra tác động trực tiếp tới tai thai nhi, khiến cho trẻ sau khi sinh ra bị giảm thính lực, thậm chí là bị điếc bẩm sinh.
Mặc dù không có nghiên cứu chính thức kết luận cho việc thai nhi nghe nhạc cổ điển sẽ thông minh hơn nhưng các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nghe nhạc là một lựa chọn tốt khi mang thai dù cho nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi hay không. Nếu thai phụ yêu thích âm nhạc cổ điển, âm nhạc có thể giúp mẹ làm dịu tinh thần. Và khi mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, bớt căng thẳng thì điều này sẽ có tác dụng tích cực đối với thai nhi.
Lựa chọn tốt nhất khi mẹ và thai nhi nghe nhạc đó là sử dụng loa ngoài. Nhiều mẹ lo âm lượng loa ngoài không đủ để thai nhi nghe tiếng nhạc nên áp tai nghe vào bụng để bé dễ nghe hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không được áp tai nghe vào bụng quá một giờ mỗi lần bởi lẽ nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe nhạc quá to trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé sau khi ra đời. Để đảm bảo an toàn, mỗi ngày mẹ có thể cho bé nghe từ 2-3 lần và mỗi lần nghe không quá 20 phút.
Thông thường đến tháng thứ 4 thai nhi đã có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng thai đạp mạnh không có nghĩa là biểu hiện bé thích nghe nhạc. Chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi dành để ngủ, âm thanh bất ngời làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ có thể gây ra rối loạn nhịp sinh học của bé. Do đó, thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy của nhiều ông bố bà mẹ là hoàn toàn sai lầm.
Áp tai nghe vào bụng quá một giờ với âm lượng to có thể ảnh hưởng tới thính lực của trẻ (ảnh minh họa).
Âm thanh như thế nào là quá to?
Thai nhi hay trẻ sơ sinh và thậm chí cả người lớn cũng chỉ tiếp nhận được một lượng âm thanh nhất định. Nếu nhạc quá to, khi sinh ra thính giác của trẻ có thể không tốt.
Video đang HOT
Học viện Nhi khoa Mỹ đã nghiên cứ các thai phụ làm việc trong những lĩnh vực tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn đã thấy thai nhi tiếp xúc với những tiếng ồn này trong thời gian dài có nhiều khả năng bị sinh non, trọng lượng sinh thấp cũng như khả năng mất thính lực cao hơn các bé khác.
Hiện nay, nhạc tại các cửa hàng thường có âm lượng khoảng 65 decibel (dB), âm lượng này có thể làm tổn thương hoặc khiến thai nhi bị giật mình nếu nghe trong thời gian dài. Lời khuyên cho mẹ là khi nghe nhạc, mẹ nên duy trì âm thanh dưới 50 dB là an toàn cho thai nhi, đây cũng là mức âm thanh được sử dụng hầu hết ở các đơn vị chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh.
Âm nhạc cũng giống như đồ ăn thức uống: ít quá sẽ bị thiểu dưỡng trí năng, nhiều quá gây ra bội thực; có loại âm nhạc bổ ích, có loại âm nhạc độc hại và có bản nhạc hợp với người này nhưng không hợp với người kia.
Sử dụng âm nhạc như thế nào để tốt cho thai nhi? Câu hỏi này đến nay giới khoa học vẫn chưa có chỉ dẫn rõ ràng, mà chỉ có những lời khuyên căn cứ trên những phân tích về mặt logic khoa học nhiều hơn là những bằng chứng khoa học xác đáng. “Nghe nhạc nhiều giúp thai nhi thông minh hơn?” là câu hỏi chưa được kiểm chứng nhưng có một điều chắc chắn nghe nhạc nhẹ nhàng giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngủ ngon giấc, điều này rất có lợi đối với mẹ và là ảnh hưởng gián tiếp của âm nhạc đến sự phát triển của thai nhi.
Điều độ là chìa khóa khi sử dụng âm nhạc cho mẹ và bé. Thay vì ép thai nhi phải nghe thật nhiều nhạc, áp tai nghe vào thành bụng hoặc mẹ phải cố nghe thật nhiều (kể cả những bản nhạc khiến mẹ khó chịu), thì hãy để cho bé được tiếp thu âm nhạc một các tự nhiên hơn. Ví dụ như mẹ có thể chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong lúc tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hay mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích để cả hai mẹ con cùng nghe, đừng bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình nhất định phải nghe. Mẹ hãy nhớ thai nhi đang là một phần của cơ thể mẹ, mọi hoạt động thể chất của mẹ thai nhi đều có thể cảm nhận thấy.
Theo Phunutoday
Các loại thực phẩm cực tốt cho thính lực
Có thể nhiều người thây ngạc nhiên khi nghe noi môt sô loại thực phẩm ăn vao se co tac dung tôt, bao vê đươc đôi tai va thính giác, ngăn chặn sự tiến triển cac tổn thương thinh lưc.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm đong một vai trò vô cùng quan trong trong viêc duy tri kha năng nghe cua con ngươi.
Tai của chúng ta rất nhạy cảm. Nhơ đôi tai, chung ta có thê kham pha thê giơi qua sóng âm thanh băt đươc ơ xung quanh. Bô não con ngươi tạo ra bản đồ âm thanh giúp chúng ta nhân biêt đươc cuôc sông hiên tai. Nhưng nêu tiếp xúc quá nhiều với nhưng âm thanh choi tai hay tiếng ồn liên tục có thể làm hỏng các bộ phận thinh giac. Đên tuôi già, nhiều người không con nghe ro hoăc điêc hăn do cac tê bao thinh giac bi chêt hoăc bi mât chức năng hoat đông. Một số thực phẩm sau rất tốt cho sự phát triển của thính lực.
Các thực phẩm giàu Kali như: chuối, mơ, dưa hấu, cam, và rau chân vịt.
Mức kali trong cơ thê se bi giảm khi chúng ta già đi. Tai đặc biệt nhạy cảm với sự sụt giảm này bơi kali đóng vai trò lớn trong cách thưc cac tế bào tương tác ơ tai trong. Các loại thực phẩm có chứa kali giúp cơ thê chống lại sư lao hoa cac cơ quan thính giác, thậm chí có thể giúp ngăn chặn tiếng ồn liên quan đên viêc mất thính lưc.
Thực phẩm chứa nhiều Folate
Folate đã được chứng minh co tac dung làm chậm lai sư lao hoa cua cơ quan thinh giac do tuôi tac. Loai vitamin nhom B này từ lâu đã được biết đến như môt thân dươc trong ngăn ngừa dị tật bẩm sinh va đong vai tro quan trong đối với sức khỏe trong suốt cuộc đời bạn. Folate tan trong nước và không được lưu trữ tốt trong cơ thể, vì vậy bạn phải bô sung hàng ngày từ thực phẩm.
Folate có trong bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt (rau bina) và cac loai rau lá xanh khác, đậu lăng, đậu, bơ.
Rau chân vịt (rau bina)
Thực phẩm có Vitamin C và E
Hai loai vitamin nay hoạt động như môt chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do. Vitamin E khôi phục lại các mạch máu và dây thần kinh xung quanh tai trong khi vitamin C tăng cường chức năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng tai.
Vitamin C có nhiêu trong trái cây họ cam quýt, các loại thảo mộc tươi, ổi, và dâu tây. Vitamin E có trong quả hạnh, hạt hướng dương, rau lá xanh, xoài, và dầu ô liu. Loai thưc phâm giau cả hai loại vitamin nay la ớt chuông, bông cải xanh, kiwi, đu đủ.
Quả đu đủ
Vitamin D
Loai vitamin này rât hiêm thấy trong thưc phâm tự nhiên nhưng lai rất quan trọng đôi vơi sức khỏe cung như nhiêu cơ quan nôi tang. No đong vai tro kiểm soát cân nặng để hình thành xương. Gần đây vitamin D đươc biêt đên trong công tác phòng chống mất thính lực. Vitamin D có đặc tính kháng viêm và tăng cường xương nhỏ trong tai.
Ngươi ta lây vitamin D cho cơ thê từ ánh sáng mặt trời, nấm, vi tảo và địa y. Để cung cấp đu lương vitamin D bạn cần, hay danh môi ngay vai phut tăm năng.
Các thực phẩm giàu Omega 3 axit béo
Omega 3 là chất béo co lơi cho sưc khoe được tìm thấy trong nhiều loại hạt, ngũ cốc, đậu, và các loại dầu. Những chất béo này làm giảm chưng viêm gây tôn thương biêu mô và rât có lợi cho hệ tim mạch. Omega 3 cung rât hiêu qua trong viêc phòng chống điêc do tuôi tac.
Omega 3 co nhiêu trong hạt quả óc chó, đậu, dầu ô liu, dầu dừa.
Quả óc chó
Các thực phẩm chứa Magiê
Khoáng chất này giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng và đã được chứng minh trong vai tro lam tăng mân cảm thính giác, giảm ù tai, và ngăn ngừa mất thính lực. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu magiê như hạnh nhân, gạo nâu, rau lá xanh, atisô, lúa mạch, quả hạch Brazil, các loại đậu và hạt bí ngô.
Hạt bí ngô
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B12
Đối với người ăn chay se găp kho khăn hơn trong viêc bô sung B12 vi loai vitamin nay chi co môt lương nhỏ trong cac sản phẩm hữu cơ, sau khi vao cơ thê được tạo ra trong ruột nhơ vi khuẩn co ich. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến mất thính lực. Ngoài ra B12 đươc tim thây trong các loại rong biển.
rong biển
Theo Suckhoevadoisong
Bài thuốc 'vàng' từ hoa thiên lý chữa 7 bệnh hay gặp Hoa thiên lý không những là những giàn hoa lý tỏa hương thơm làm mát cả thềm nhà, mà đây còn là loại thực phẩm - thuốc rất lý tưởng. Hoa là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hèHoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương, Tonkin creeper hay Chinese violet. Tên khoa học của thiên...