Sóc Trăng: Từ dân “a ma tơ” thành “ông trùm” nuôi rắn hổ mang to bự tổ chảng, bán 750 ngàn/kg
Anh Phan Thanh Bình, ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú (Mỹ Tú) đã nuôi rắn hổ mang gần 5 năm nay. Chính nghề “độc lạ” này đã đem lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Để mọi người có thể chiêm ngưỡng được con rắn hổ mang, anh Bình nhanh chân vào phía bên trong chuồng nuôi rắn được xây thành từng ô nhỏ dành riêng cho rắn trú ẩn. Để đảm bảo sự an toàn cho mọi người, lúc nào anh Bình cũng cầm chiếc móc trên tay và tay nắm đuôi của con rắn để giữ cho nó không chạy thoát.
Anh Phan Thanh Bình, ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú (Mỹ Tú) khoe con rắn hổ mang sinh sản dài hơn 2m anh đang nuôi. Ảnh: THÚY LIỄU
Đưa con rắn vào nơi trú ngụ của nó, anh Bình khóa cửa chuồng nuôi cẩn thận rồi mới bắt đầu câu chuyện về nghề nuôi rắn. “Trước đây, tôi đã từng nuôi ba ba, nuôi trăn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Trong dịp tình cờ đi ra ngoài tỉnh chơi, thấy có người quen họ nuôi rắn hổ mang, tôi cảm thấy rất thích thú với con vật này nên về nhà cải tạo chuồng nuôi trăn, chuyển sang nuôi rắn vào giữa năm 2015. Chuồng nuôi chuẩn bị xong, tôi mua 70 con rắn về nuôi, mỗi con có trọng lượng tầm 200g, với mức giá 100.000 đồng – 120.000 đồng/con”.
Video đang HOT
Do chưa có kinh nghiệm nuôi nên đàn rắn mua về được thả nuôi theo hình thức thả lan trong chuồng, con đực, con cái lẫn lộn nhau sống chung trong một chuồng vài m2. Vì vậy, sau hơn một năm nuôi, đàn rắn chỉ còn 35 con, nguyên nhân rắn bị hao hụt là do anh không biết cách chăm sóc, chuồng nuôi không đảm bảo cho rắn sinh trưởng, điều kiện môi trường không thuận lợi, kèm theo đó rắn thả chung trong một chuồng lớn chúng cắn xé lẫn nhau. Nhận thấy kỹ thuật nuôi rắn chưa phù hợp, anh đã tìm tòi các thông tin trên mạng và học theo cách hướng dẫn cho những người nuôi trước nên đã xây dựng chuồng nuôi hợp lý hơn.
Cũng theo anh Bình, nếu như trước đây nuôi rắn chung một chuồng, thì nay tiến hành xây dựng chuồng kiên cố, xong sẽ phân chia từng ô nhỏ (hộc nhỏ) cho rắn ở trong đó, mỗi chuồng rắn rộng 4m2 có sức chứa 100 con rắn và trong mỗi hộc đó sẽ được bỏ thêm đất khô vào để cho rắn vệ sinh vào phần đất đó. Chuồng nuôi rắn phải che chắn cẩn thận, không cần phải dùng bóng đèn sáng cho chuồng nuôi, nhằm giúp rắn sống như ngoài môi trường tự nhiên.
Với số đàn rắn nuôi ban đầu đến lúc trưởng thành chỉ còn 35 con, anh Bình tiếp tục gây dựng đàn rắn bố mẹ qua từng năm, mặc dù rắn chỉ đẻ 1 lần/năm nhưng số lượng trứng ấp nở đạt trên 97%, quân bình mỗi rắn cái đẻ từ 20 – 30 trứng, ấp nở ra tầm 25 con rắn con. Tính đến thời điểm hiện tại, đàn rắn đã có số lượng hơn 1.000 con rắn bố mẹ sinh sản, mỗi năm cho ra đời hơn 14.000 rắn giống và trong chuồng nuôi lúc nào cũng có 2.000 – 3.000 con rắn thương phẩm (rắn thịt) cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh.
Với rắn thương phẩm thời gian nuôi tầm 1 – 1,5 năm, rắn có trọng lượng 2kg – 3kg mới xuất bán, giá rắn thương phẩm 700.000 – 750.000 đồng/kg. Riêng rắn giống, sau ấp nở trứng 2 tháng mới bán con giống cho người dân có nhu cầu nuôi, giá rắn giống dao động 100.000 – 150.000 đồng/con. Kể cả rắn bố mẹ sinh sản cũng được bán từ 700.000 đến 750.000 đồng/kg, tất cả giá bán rắn trên đều tùy thuộc vào thời điểm. Tổng thu nhập mỗi năm, anh Bình thu về từ tiền bán rắn hổ mang trên 2 tỉ đồng.
Hiện tại, trại nuôi rắn của anh Bình có tổng cộng là 4 chuồng nuôi, mỗi chuồng nuôi đều được phân chia khu vực nuôi rõ ràng như: khu vực nuôi dưỡng rắn giống, khu vực nuôi rắn thương phẩm, khu vực nuôi rắn giống bố mẹ nhằm thuận tiện cho khâu chăm sóc. Dự định tới, anh Bình sẽ mở rộng thêm 2 chuồng rắn nuôi mới, diện tích tầm 300m2 để tăng số lượng đàn rắn bố mẹ lên từ 2.000 con, khi đó số rắn giống sản xuất ra tầm 28.000 con/năm. Theo anh Bình số lượng con giống rắn hổ mang như trên mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.
Anh Bình cho biết thêm: “Qua quá trình nuôi rắn gần 5 năm, tôi nhận thấy nuôi rắn hổ mang nhẹ công chăm sóc, rắn không dịch bệnh, thị trường tiêu thụ khá, giá trị kinh tế cao, người nuôi có lợi nhuận tốt. Do đó, đây là mô hình nuôi phù hợp với những người không có nhiều thời gian chăm sóc vật nuôi mà vẫn đem về nguồn thu nhập tốt, bởi rắn chỉ cần cho ăn 5 ngày/lần thức ăn chủ yếu là vịt, cá, ếch, nhái dễ kiếm trong tự nhiên, chuồng trại nuôi không cần phải vệ sinh, chỉ việc cho rắn ăn và bổ sung một số loại men tiêu hóa cần thiết để tạo cho đường ruột rắn khỏe mạnh là chờ thời gian rắn lớn bán”.
Ớn lạnh xem nghề "Làm bạn với tử thần", ông chủ nói: nó cắn thì sẽ đau, không chữa là chết ngay
Ông Ngô Văn Bình, thôn Làng Chưng, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) là chủ cơ sở nuôi rắn hổ mang, chủ yếu nuôi rắn hổ mang sinh sản.
Ông Bình nói, nghề chăn nuôi rắn hổ mang là nguy hiểm nên phải cẩn thận, tất cả bị rắn cắn là do chủ quan...
Ông Bình nói, chăm sóc rắn hổ mang là phải dùng đồ bảo hộ lao động, khi cho rắn hổ mang ăn là phải dùng kẹp, phải đeo kính.
Mô hình nuôi rắn hổ mang của ông Ngô Văn Bình, thôn Làng Chưng, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai).
Thị trường tiêu thụ rắn hổ mang bấp bênh, không ổn định, tuy nhiên, chăn nuôi rắn hổ mang vẫn còn dễ chịu hơn là nuôi con gà, con cá và con lợn...
Nói về chuyện bị rắn hổ mang cắn, ông Bình cho hay: Nó cắn mình chắc chắn là sẽ đau, chứ còn không chữa thì sẽ chết ngay trong vòng nửa tiếng.
Bài sơ cứu rắn hổ mang cắn là phải biết ngay từ đầu tiên, sau đó truyền nước, huyết thanh, chống độc...
Phú Thọ: Làng tỷ phú nuôi rắn hổ mang bế tắc, nhà nào cũng ôm một đống nợ "Ở đây nhà nào cũng nợ, ít thì vài trăm, nhiều thì 5-7 tỷ đồng. Cứ tình hình ế ẩm thế này chắc phải bán nhà mà trả nợ thôi", ông Nguyễn Hữu Thuật, Trưởng làng nghề nuôi rắn hổ mang Tứ Xã, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) buồn bã tâm sự. Làng tỷ phú nuôi rắn hổ mang nổi...