Sóc Trăng: Tỉnh nghèo 10 năm xây dựng NTM đạt được những gì?
Được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo so với khu vực nhưng sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) nông thôn của tỉnh Sóc Trăng đã có sự thay đổi rõ nét, đời sống người dân được nâng lên.
Sau 10 năm tỉnh đã đạt, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy và vượt kế hoạch Trung ương về xây dựng NTM.
Chương trình hợp lòng dân!
Chia sẻ về kết quả sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Có thể nói, cho đến nay chưa có chương trình nào hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, do đây là chương trình có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Do đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện”.
Đường giao thông nông thôn Sóc Trăng sau 10 năm đã có sự thay đổi rõ nét
Đặc biệt, tỉnh cũng xác định xây dựng NTM phải xuất phát từ người dân, “dân đóng vai trò chủ thể”. Do đó ngay từ mới khi bắt đầu thực hiện chương trình, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã nghiên cứu và thiết kế 11 nội dung thực hiện. Đây là 11 công việc mà nhân dân cần thực hiện để tham gia xây dựng NTM.
Sang giai đoạn 2, trên cơ sở 11 nội dung, UBND đã bổ sung và ban hành Quyết định số 217/QĐ-UBND quy định và vận động nhân dân đăng ký và thực hiện 15 tiêu chí hộ NTM, các ấp thực hiện 7 tiêu chí ấp NTM. Những tiêu chí này tập trung vào những công việc hàng ngày của gia đình như: Nhà cửa ngăn nắp có hàng rào, cột cờ, ảnh Bác, hố xí hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, tham gia bảo hiểm y tế, sản xuất, vươn lên thoát nghèo…
Kết quả sau 10 năm triển khai xây dựng NTM, số tiêu chí đạt được bình quân của tỉnh Sóc Trăng là 15,69 tiêu chí/xã (tăng 12,09 tiêu chí so với trước khi triển khai thực hiện chương trình). Cụ thể, có 37 (42,25%) xã đạt chuẩn NTM; 11 xã đạt 15 – 18 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 12 -14 tiêu chí, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Qua đó, đời sống của người dân nông thôn phát triển một cách rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 7%, phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4%. Thu nhập đạt 38,2 triệu đồng/người/năm, trong đó giá trị san xuất trên 1 ha đất trông trot va thuy san đạt 170 triêu đông.
Video đang HOT
Dân đồng tình ủng hộ
Từ đó, xây dựng NTM ở Sóc Trăng đã thật sự trở thành phong trào rộng khắp. Nhân dân tích cực góp công lao động, hiến đất làm cầu, đường, đóng góp tiền, vật liệu xây dựng, đóng góp tinh thần và động viên người thân có điều kiện tham gia… Cụ thể, người dân đã đóng góp 8% trong tổng nguồn lực thực hiện chương trình. Có những doanh nghiệp đóng góp trên 5 tỷ đồng, hoặc cũng có hộ dân hiến đất trên 8.000 m2, đóng góp trên 200 triệu đồng… Những thành tích này đã được ghi nhận và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 2 cá nhân.
Ông Đặng Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên, cho biết: Mỹ Xuyên là huyện thuần nông, xuất phát điểm kinh tế- xã hội, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn; đặc biệt huyện có tỷ lệ hội nghèo khá cao, chiếm 27,93%, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn hưởng Chương trình 135 và 6 xã vùng căn cứ kháng chiến.
Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Đảng bộ, quân và dân huyện Mỹ Xuyên đã đoàn kết phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM. Đến nay huyệt đạt 10/10 xã theo kế hoạch tỉnh giao. Hiện huyện đang hoàn chỉnh hồ sơ 9 tiêu chí huyện NTM để báo cáo về tỉnh, đề nghị Trung ương thẩm tra công nhận huyện đạt chuẩn NTM vào quý I năm 2020.
Trại nuôi bò sữa của ông Sơn Hang.
Ông Sơn Hang, người dân ấp Tắc Gồng, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, vui mừng cho biết: Trước đây cuộc sống gia đình rất khó khăn. Năm 2011 được địa phương hỗ trợ vốn mua bò sữa về nuôi, sau đó tiếp tục được dự án bò sữa hỗ trợ thêm con giống, truồng trại, kỹ thuật… Đến nay trại của tôi đã có 17 con bò, trong đó có 5 con cho sữa, mỗi ngày trung bình bán được 120kg sữa tươi, với giá bao tiêu ổn định 12.000 đồng/kg.
Nên 5 năm qua cuộc sống gia đình ông Sơn Hang đã ổn định, từ đó mà ông tích cực tham gia các phong trào vận động của địa phương, như: làm đường, hàng rào, cột đèn, đèn thắp sáng…
Theo kế hoạch của tỉnh, cuối năm 2019 toàn tỉnh có 42 xã đạt chuẩn NTM (đạt 52,25%), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy (chỉ tiêu 50%). Hiện tại, Thị xã Ngã Năm đang hoàn tất hồ sơ trình công nhận thị xã hoàn thành nhiệm NTM (dự kiến công nhận vào cuối năm 2019) và huyện Mỹ Xuyên đã hoàn tất 10/10 xã đạt chuẩn NTM, đang tổ chức triển khai những tiêu chí huyện NTM, phấn đấu quý I/2020 sẽ trình Trung ương công nhận (đạt vượt chỉ tiêu chương trình của Trung ương giao là 1 huyện/ thị trấn đạt chuẩn NTM).
Theo Danviet
Ớt bán 150 ngàn/ký, 1 người vui, 9 người tiếc, nhảy giá như vàng
Mấy ngày qua, nhiều người trồng ớt chỉ thiên ở Sóc Trăng rất phấn khởi khi được thương lái đến thu mua tại rẫy với giá vượt mốc 100.000 đồng/kg. Chị Hà Thu Nguyên - tiểu thương bán rau củ tại chợ TP. Sóc Trăng cho hay: "Khoảng hơn nửa tháng nay, giá ớt tăng cao, có khi lên tới 150.000 đồng/kg nhưng cũng không dễ gì mua được số lượng nhiều để bán".
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là dù giá ớt tăng mạnh nhưng hiện nay bà con không có nhiều ớt để bán như mọi năm.
Giá ớt tăng mạnh
Ông Lâm Văn Phấn ở ấp Tắc Gồng, xã Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: "Do đây là mùa nghịch nên ớt bán được giá hơn so với mùa thuận. Hiện tôi đang trồng giống ớt Thái và đã cho trái thu hoạch được 3 đợt, thương lái đến thu mua tại rẫy với giá 80.000 đồng/kg. Mức giá thu mua này là rất cao chưa từng có từ trước đến nay".
Hiện nay, thương lái thu mua ớt tại rẫy với giá hơn 100.000 đồng/kg.
Nhận thấy trồng ớt vào mùa nghịch bán được giá cao, sau khi thu hoạch xong cải bẹ dún vào tháng 4-2019, ông Phấn đã tận dụng diện tích khoảng 3.000m2 để trồng ớt. Sau thời gian gần 3 tháng ươm cây giống và trồng, hiện rẫy ớt của ông Phấn phát triển rất tốt, chỉ mới thu hoạch 3 đợt mà ông đã thu được hơn 10 triệu đồng và sẽ còn thu hoạch liên tục đến cuối năm.
Dẫn chúng tôi ra tham quan rẫy ớt của gia đình, ông Phấn chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên tôi quyết định trồng ớt mùa nghịch, hy vọng là giá ớt luôn giữ ở mức ổn định như bây giờ thì mới có lãi, do trồng ớt vụ này chi phí bỏ ra nhiều hơn so với mùa thuận, thêm nữa là hiện nay mưa nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất rất nhiều".
Hiện nay, giá ớt đang lên "cơn sốt" từng ngày, riêng giống ớt chỉ thiên chỉ trong vòng một tháng nay đã tăng từ 30.000 đồng/kg lên đến hơn 100.000 đồng/kg. Chị Hà Thu Nguyên - tiểu thương bán rau củ tại chợ TP. Sóc Trăng cho hay: "Khoảng hơn nửa tháng nay, giá ớt tăng cao, có khi lên tới 150.000 đồng/kg nhưng cũng không dễ gì mua được số lượng nhiều để bán".
... nhưng nhiều diện tích ớt bị thiệt hại
Dọc theo các tuyến đường bờ kênh ấp Đại Ân, xã Đại Tâm (Mỹ Xuyên), hình ảnh mà chúng tôi bắt gặp là những cây ớt khô héo đã bị nhổ bỏ và nhiều cây ớt cho trái nhưng đã bị hư thối.
Cùng chúng tôi đi đến chỗ rẫy trồng ớt bị thiệt hại, ông Trầm Phương Đại ở ấp Đại Ân cho biết: "Có một hộ dân trồng ớt ở địa phương bị thiệt hại hoàn toàn khoảng 2 công. Không chỉ riêng rẫy ớt này bị thiệt hại mà ở đây bà con trồng ớt vụ này đều bị ảnh hưởng do thời tiết mưa nhiều liên tục mấy ngày qua...".
Theo ông Đại, hiện thương lái đến tìm thu mua ớt chỉ thiên có giá rất cao nhưng bà con không có ớt để bán. Có hộ trồng khoảng 2.000m2 mà mỗi đợt thu hoạch chỉ được 5 - 6 kg, cho nên cây ớt bị bệnh cho năng suất thấp thì họ phải nhổ bỏ và chuyển sang trồng lại các loại cây màu khác".
Theo bà con nông dân trồng ớt ở huyện Mỹ Xuyên, sở dĩ giá ớt tăng cao là do mưa nhiều trong những ngày qua khiến các loại rau màu bị ảnh hưởng, đặc biệt là trồng cây ớt gặp mưa nhiều trái sẽ bị hư thối; đồng thời, trong năm 2018, giá ớt giảm mạnh nên nhiều bà con không mặn mà với cây ớt nữa mà chuyển sang trồng các loại cây màu khác.
Theo số liệu thống kê của ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên, đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn có khoảng 14ha diện tích trồng ớt, giảm nhiều so với năm 2018. Hiện nay, giá ớt đang tăng cao là do nhu cầu thị trường, trong khi diện tích và năng suất giảm do điều kiện thời tiết bất lợi. Thế nên điệp khúc "được giá mất mùa" hay "được mùa mất giá" luôn lặp đi lặp lại và dường như đã trở thành quen thuộc với bà con nông dân. Vì vậy, hiện nay ớt đang "nóng giá" nhưng nông dân trồng ớt vẫn không được lãi cao.
Theo Tuyết Xuân (Báo Sóc Trăng)
Huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng): Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" Sáng 17/10, đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo Trung ương về thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Nguyễn Xuân Lập dẫn đầu đã đến làm việc với huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng). Cục trưởng...