Sóc Trăng: Nông dân làm giàu nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại
Những năm vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho nông dân, nhất là hỗ trợ cho vay vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,… Nhờ đó, nhiều hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Xác định công tác phối hợp giúp đỡ hội viên giảm nghèo và đoàn kết, sáng tạo, khởi nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tham gia tạo vốn sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp cho nông dân.
Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức lồng ghép phổ biến, tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, truyền thống yêu nước và khả năng sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân….Kết quả tuyên truyền được 148 cuộc với hơn 4.220 lượt cán bộ, hội viên, ND tham gia.
Mô hình tưới phun tự đồng điều khiển bằng điện thoại thông minh tại xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Trường Thạnh.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NN PTNT triển khai ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thúc đẩy thực hiện phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo”, tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân triển khai dự án “Ứng dụng công nghệ tưới phun 4.0 trên rau màu” thực hiện tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên và xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung.
Video đang HOT
Đến nay, tổng số dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội quản lý là 487 dự án (trong đó có 157 dự án nhóm hộ, 330 dự án hộ gia đình chủ yếu nguồn quỹ xã vận động), với hơn 1.000 hộ vay, số tiền hơn 21,4 tỷ đồng. Trong đó, có 167 dự án trồng trọt (chiếm 41%), 312 dự án chăn nuôi (chiếm 57%) và 8 dự án nuôi trồng thủy sản.
Qua phát động đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp năm 2020 có 133.680 hộ đăng ký, chiếm hơn 61% so với hộ nông dân (cấp Trung ương 862 hộ, cấp tỉnh 5.274 hộ, cấp huyện 23.588 hộ và cấp cơ sở 103.956 hộ). Qua phong trào này đã giúp hơn 288.200 hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 123.000 lao động.
Phong trào ngày càng phát triển, có sức lan tỏa, lôi cuốn, khích lệ hội viên, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng lớn, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm… ở các địa phương.
Theo Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng, đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy và sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể cùng với sự nỗ lực của Hội Nông dân các cấp đã đoàn kết triển khai thực hiện, nhân rộng các mô hình, tạo sự chuyển biến toàn diện trong nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm đến đông đảo hội viên, nông dân.
Các phong trào thi đua yêu nước, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã trở thành động lực để phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Trai đẹp xứ Huế trồng vườn lan rừng 2.000 giò là nghệ nhân hoa lan ở tuổi 23 là ai?
Sau khi tham dự "Cuộc triển lãm cây cảnh và phong lan ba miền" trong khuôn khổ Festival Huế 2018, anh Lê Văn Đỉnh ở thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) được chứng nhận là nghệ nhân hoa lan ở tuổi 23 khi sở hữu vườn lan rừng 2.000 giò.
Để những giống hoa lan rừng đẹp có thể phát triển ở nhiều nơi, anh Lê Văn Đỉnh đã nhân rộng gần 2.000 cây hoa lan trong khu vườn của mình, mang đến nguồn thu nhập ổn định 100 triệu đồng/năm.
Trong một lần đến vườn lan rừng, được nghe anh Đỉnh kể: Yêu thích và chơi hoa lan từ khi học cấp 3 nhưng đến khi xuất ngũ mới thực hiện ước mơ của mình. Hồi đi học anh mê lan rừng lắm nhưng không có tiền để mua, tiết kiệm một chút thì chỉ đủ mua cây lan giống.
Vườn lan rừng của anh Lê Văn Đỉnh, thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thu nhập cao.
"Phong lan là loài dễ trồng. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết Huế mùa mưa kéo dài, mùa nắng quá nóng dễ xảy ra các bệnh do nấm và vi khuẩn, nhất là bệnh thối nhũn. Ban đầu do chọn sai lan giống không hợp với khí hậu, nhiều loài cây lan giống chết khi mới nhập về...". anh Đỉnh chia sẻ.
Theo anh Đỉnh, chi phí đầu tư làm nhà vườn trồng lan, hệ thống tưới tiêu, phân bón, đầu tư cây hoa lan giống không hề nhỏ. Việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, anh chưa có nhiều kinh nghiệm trồng lan; chủ yếu học hỏi thêm từ những nghệ nhân khác, học online, tham quan hệ thống nhiều nhà vườn trồng phong lan. Rồ anh tự mình đúc kết kinh nghiệm trồng lan rừng cho bản thân
Anh Đỉnh chủ yếu nhân giống hoa lan theo thị hiếu của người chơi. Trong nhiều loại giống phong lan khác nhau tại vườn như, lan giả hạc, lan kiếm, lan trầm... thì lan nghinh xuân vẫn là giống phong lan đẹp, có hương thơm đặc biệt và được nhiều người chơi chọn mua.
Tùy vào mỗi loại hoa lan và độ to nhỏ của cây lan giống sẽ có những mức giá khác nhau, thường dao động từ 40-50 nghìn đồng/chậu cây.
Năm đầu khi mới hoàn thiện mô hình vườn lan rừng, thu nhập của anh Đỉnh còn thấp, khoảng 40- 50 triệu đồng/năm vì đầu ra chưa ổn định, ít người biết đến vườn lan, thú chơi lan còn quá mới mẻ với nhiều người.
Anh Đỉnh suy nghĩ, tìm tòi nhiều cách để quảng bá: Từ giới thiệu người thân, bạn bè, mời chào trên mạng xã hội đến tham quan, chụp ảnh tại vườn lan rừng, đem sản phẩm hoa lan rừng trưng bày nhiều nơi, nhiều lễ hội lớn.
Chẳng hạn trưng bày tại "Cuộc triển lãm cây cảnh và phong lan ba miền" năm 2018, "Trưng bày và hội thi hoa lan" năm 2019 và tại các quán cafe hằng năm giữa các nghệ nhân trồng hoa lan. Từ đó, giúp anh quảng bá, giới thiệu những giống lan đẹp đến với mọi người.
Sau 3 năm trồng lan rừng, giờ đây, thu nhập từ hoa lan đạt mức 100 triệu đồng/năm và theo anh Đỉnh, thu nhập không chỉ dừng lại ở con số này mà sẽ tăng đều theo mỗi năm.
Quỹ hỗ trợ nông dân giúp hội viên làm nhàu nhờ nuôi cá lồng, trồng rau trái vụ Nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) những năm qua đã tiếp vốn cho nhiều nông dân làm giàu nhờ đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Đó là mô hình nuôi cá lồng, trồng rau trái vụ, trồng cây ăn quả... Trong 10 năm qua, các cấp Hội...