Sóc Trăng: Những nữ giáo viên hết lòng với nghề
Trong những năm qua, ngành Giáo dục Sóc Trăng đã xuất hiện nhiều tấm gương nữ nhà giáo tiêu biểu, hết lòng vì sự nghiệp trồng người, được mọi người yêu quý, lãnh đạo đánh giá cao.
Cô giáo Trần Thị Thúy Oanh (35 tuổi) là người dân tộc Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm vào năm 2004, cô Oanh được phân công về công tác tại trường Tiểu học Hòa Đông 1 (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Khoảng 4 năm sau, cô Oanh chuyển về trường Tiểu học Pôthi ( TP Sóc Trăng) là trường có rất đông học sinh người dân tộc Khmer.
Một điều hết sức đáng quý là vào năm 2015, cô Oanh lại được lãnh đạo ngành cho chuyển về trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (ở trung tâm TP Sóc Trăng) được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng giáo dục, nhưng cô lại xin về dạy tại trường Tiểu học Lý Đạo Thành (trường vùng ven TP Sóc Trăng) nơi có trên 42% học sinh là người dân tộc Khmer.
Cô Thúy Oanh trong một giờ dạy ở trường.
Nói về lý do xin về trường Lý Đạo Thành, cô Thúy Oanh chia sẻ: “Bản thân tôi là người dân tộc Khmer, từng nhiều năm giảng dạy ở các trường có đông học sinh là người dân tộc Khmer nên tôi rất hiểu hoàn cảnh, tâm tư của các em, đồng cảm với các em nên tôi quyết định xin về trường này. So với trường Nguyễn Thị Minh Khai thì trường Lý Đạo Thành còn nhiều khó khăn hơn nhưng tôi vẫn rất vui vì được gắn bó với các em học sinh người dân tộc mình”.
Xác định các em học sinh còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng, cô Thúy Oanh đã có rất nhiều nỗ lực trong nghiên cứu, tự học hỏi, tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy, tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Kết quả, lớp do cô phụ trách luôn đạt tỷ lệ lên lớp 100%, chất lượng luôn ổn định.
Video đang HOT
Theo cô Thúy Oanh, học sinh ở trường đa số là con em đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa, không có điều kiện dạy dỗ các em nên học sinh rất dễ phát sinh những điều không tốt, ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức. Trong khi đó, việc dạy đạo đức cho các em, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, cô Oanh chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Đạo đức”, trong đó cô áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm, rất được nhà trường, tập thể giáo viên, phụ huynh và học sinh ủng hộ, nhiệt tình hưởng ứng nên bước đầu đã thành công.
Ông Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Đạo Thành, đánh giá cô Thúy Oanh là một trong những người tham gia tích cực trong phong trào nghiên cứu áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và đạt kết quả cao.
Sinh ra trong một gia đình có nhiều người công tác trong ngành Giáo dục, từ nhỏ cô Nguyễn Thị Trúc Linh (34 tuổi, giáo viên, Chủ tịch Công đoàn trường) đã ao ước được trở thành cô giáo mầm non. Năm 2006, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Mầm non, cô Linh về công tác tại trường Mầm non Tuân Tức (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng).
Cô Trúc Linh và các cháu mầm non trong giờ học.
Cô Trúc Linh cho biết, Tuân Tức là xã vùng sâu khó khăn, tỷ lệ đồng bào Khmer cao. Những năm trước, phần lớn trẻ đều không biết và hiểu tiếng Việt nên công tác giảng dạy của cô cũng như của giáo viên ở trường khá vất vả. Để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, cô tự học hỏi tiếng Khmer để giao tiếp với các em học sinh và phụ huynh.
Đối với bản thân mình, cô cũng tranh thủ thời gian để tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật, viết sáng kiến kinh nghiệm được ngành giáo dục huyện công nhận. Với những thành tích đó, cô Trúc Linh được Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp tín nhiệm giao phụ trách chuyên môn khối lớp Lá.
Với cương vị Chủ tịch Công đoàn trường, cô Trúc Linh luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của trường, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người yên tâm công tác.
Cô Lâm Thanh Diệu – Hiệu trưởng trường Mầm non Tuân Tức, nhận xét cô Linh là một giáo viên có kiến thức vững vàng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, là tấm gương tiêu biểu luôn đi đầu trong phong trào giáo viên dạy giỏi.
Không chỉ vậy, cô Linh luôn đảm bảo quyền lợi của giáo viên. Điều đó thể hiện rất rõ ở tỷ lệ 95,23% giáo viên của trường đạt trình độ trên chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Cao Xuân Lương
Theo dantri
Xe ba gác tông vào quán cơm, bé trai 10 tuổi tử vong
Thiếu niên 16 tuổi lái xe ba gác tông vào quán cơm khiến bé trai 10 tuổi thiệt mạng. Tai nạn còn khiến chủ quán và một cháu bé khác nhập viện.
Ngày 28/7, Công an TP Sóc Trăng, Sóc Trăng tiếp tục làm việc với Danh Hoàng Chí Hào (16 tuổi, ngụ phường 4) để làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 2 người bị thương.
Xe ba gác tông vào quán cơm khiến 1 người chết, 2 người bị thương. Ảnh: Việt Tường.
Trưa 27/7, Hào tập lái xe ba gác trên đường Lý Thường Kiệt, TP Sóc Trăng. Khi đến khu vực đối diện khán đài đua ghe ngo, xe do thiếu niên này điều khiển đã lao vào quán cơm ven đường.
Tai nạn khiến bé trai 10 tuổi thiệt mạng, một cháu bé 9 tuổi nguy kịch, đang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
Ngoài ra, vụ tai nạn còn khiến ông chủ quán cơm bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Người này đang trị thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng.
Phường 4 (khoanh đỏ) ở TP Sóc Trăng. Ảnh: Google Maps.
Theo New zing.vn
Đã tìm thấy xác giáo viên mầm non ở Hải Dương nhảy cầu tự tử Sau gần 2 ngày tích cực tìm kiếm, gia đình cùng lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của nữ giáo viên nhảy cầu Phả Lại tự tử. Ngày 18/10, lãnh đạo UBND phường Phả Lại (TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương) cho biết, sau gần 2 ngày tìm kiếm, đến 8h40 ngày 18/10, lực lượng chức năng và gia đình đã...