Sóc Trăng lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Ngày 22/6, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với 15 thành viên.
Theo đó, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Sóc Trăng.
Các Phó trưởng Ban chỉ đạo, gồm: bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Sắc, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; ông Võ Chí Công, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Thống, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; ông Lâm Thành Sol, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng.
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: XL).
Phát biểu tại lễ, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội 13 của Đảng.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao và đạt được kết quả rất quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân.
Để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần của Tổng Bí thư “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, ông Lâm Văn Mẫn đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi, phụ trách.
Video đang HOT
Đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất về chủ trương, định hướng xử lý vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế phức tạp,cf gxdddddđội quan tâm theo nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của người dân.
BCĐ phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh liệu có 'mạnh dạn' như Trung ương?
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng, thành viên BCĐ là nhân sự kiêm nhiệm, nằm trong cấp ủy địa phương, có mạnh dạn phát hiện những sai sót của quan chức địa phương?
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đang diễn ra tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, đã có 63/63 tỉnh ủy, thành ủy nhất trí với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban chỉ đạo cấp tỉnh).
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến, quyết định về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thành viên Ban chỉ đạo phải thực sự liêm chính
Trước đó, tại họp báo thông tin cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương vừa qua, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho hay, với mô hình Ban chỉ đạo cấp tỉnh, dự kiến do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, phải chịu trách nhiệm trước đảng bộ, chính quyền, trước nhân dân về công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nếu người đứng đầu không xứng đáng, không làm được thì sẽ có cơ quan có thẩm quyền xử lý.
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói, các cán bộ vào Ban chỉ đạo cấp tỉnh này trước hết phải gương mẫu, trong sáng, không được tham nhũng vì "tay đã nhúng chàm rồi thì không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng" - ông Học cho biết.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS Lê Trung Kiên - Giảng viên Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) - nêu thực tế thời gian qua, mặc dù ở các địa phương đều có cơ quan nội chính, cơ quan kiểm tra và các cơ quan tố tụng khác, song công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở địa phương chưa thực sự hiệu quả, quyết liệt.
Nhiều vụ án lớn chỉ khi có sự vào cuộc của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì mới được làm sáng tỏ. Theo đó, để khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", khi thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cần phân cấp, phân quyền và cơ chế rõ ràng, phù hợp.
TS Lê Trung Kiên - Giảng viên Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
"Thành viên Ban chỉ đạo thông thường là những người làm công tác kiêm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là gắn trách nhiệm đối với từng cán bộ trong Ban Chỉ đạo; các cán bộ ấy không chỉ "khai hội nghị, viết nghị quyết, ra chỉ thị" mà còn phải phụ trách cụ thể, phải đôn đốc, kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện chức trách, không thể thoái thác, trì trệ, ngồi vào vị trí cho có ban bệ hay biểu hiện "trên nóng, dưới lạnh" - TS Lê Trung Kiên nêu ý kiến.
TS Kiên cho rằng, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải được tiến hành thống nhất, toàn diện, bài bản, đồng bộ, có chiều sâu và sẽ được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bởi vì trong tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền các cấp không tránh khỏi có những "con sâu làm rầu nồi canh", thoái hóa, biến chất, hoặc như Bác Hồ đã nói "tham nhũng là thứ "giặc nội xâm, "giặc trong lòng"" trỗi dậy trong bất cứ ai. Đó là một thứ "vi trùng độc hại" sẽ đục cho mục ruỗng "cơ thể" Đảng và chính quyền các cấp.
Hơn nữa, việc thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương trước Đảng, trước Trung ương, nhất là thể hiện năng lực cầm quyền của địa phương trong việc nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, kiểm tra cũng như thể hiện năng lực giám sát, xử lý dứt điểm các vụ việc, không để tồn đọng, không để lách luật, không gây bức xúc trong dư luận địa phương.
"Việc nâng tầm đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tạo ra sức đề kháng đối với những biểu hiện tiêu cực trong bộ máy, nâng cao ý thức trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên trước tổ chức, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết, thống nhất và giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và hệ thống chính trị. Qua đó, tiếp tục củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ" - TS Lê Trung Kiên nhấn mạnh.
Huy động sức mạnh giám sát của nhân dân
Ủng hộ chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Giám đốc Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng) - cũng cho rằng, đây sẽ là "cánh tay nối dài của Trung ương", giúp Trung ương nắm bắt, xử lý các sự vụ kịp thời hơn, đồng thời uốn nắn những sai sót của cấp dưới (cấp huyện, xã).
Song, Chuẩn đô đốc nhấn mạnh, cần đề phòng việc cơ quan kiểm tra đảng ở địa phương dễ "dĩ hòa vi quý", "nhìn mặt nhau"; thành viên Ban chỉ đạo là nhân sự kiêm nhiệm, nằm trong cấp ủy địa phương, có mạnh dạn phát hiện những sai sót, tham nhũng, tiêu cực của quan chức địa phương? Hoặc phát hiện những vụ việc vụn vặt, không đáng kể.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Giám đốc Học viện Hải quân.
Băn khoăn của ông Lê Kế Lâm có lý do bởi thực tế thời gian qua, số vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn do địa phương phát hiện còn rất ít. Mặc dù "lò lửa chống tham nhũng" ở Trung ương luôn rực lửa nhưng ở cơ sở vẫn còn nơi này, nơi khác còn "lạnh", biểu hiện ở chỗ nhiều vụ việc nổi cộm gây bức xúc nhưng tiến độ giải quyết còn chậm. Thậm chí Trung ương còn phải đôn đốc thì mới làm, mà làm lại không quyết liệt.
Theo ông, để Ban chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động thực sự hiệu quả thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Thành viên Ban chỉ đạo phải là những người thực sự liêm chính, trong sạch, quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cấp tỉnh sau khi được thành lập phải đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương, đồng thời, Ban chỉ đạo Trung ương phải thường xuyên giám sát, kiểm tra.
"Ngoài thành viên là cán bộ lãnh đạo kiêm nhiệm ở địa phương, Ban chỉ đạo cấp tỉnh cần chọn một số đại diện của nhân dân - là những người mạnh dạn đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Ví dụ như vụ việc ở Đồ Sơn, Hải Phòng cách đây hơn chục năm, một vị Đại tá Công an về hưu mặc dù bị đe dọa, bị trù dập nhưng ông vẫn quyết liệt đưa vụ "ăn" đất đầy tai tiếng của các quan chức thị xã ra ánh sáng. Do đó, cần huy động sức mạnh giám sát của nhân dân, cần chọn được những người dám đấu tranh vào Ban chỉ đạo thì khi đó mới phát huy được hiệu quả" - nguyên Giám đốc Học viện Hải quân cho biết.
Từ một số Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy vi phạm thời gian qua, ông Lê Kế Lâm cho rằng, cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý, lựa chọn, cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ, nhất là người đứng đầu địa phương phải có tâm, có tầm, thực sự vì dân, vì nước, có lòng tự trọng và tính liêm sỉ.
Cùng chung quan điểm, TS Lê Trung Kiên cho biết, cán bộ là gốc của mọi công việc. Nếu cán bộ không xứng đáng thì cần phải có phương thức thay thế, xử lý... để tạo ra đội ngũ dám quyết đoán, dám làm, lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh.
Xử lý tham nhũng, tiêu cực: Làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin của nhân dân Việc kiên quyết trong xử lý sai phạm của cán bộ cho thấy sự quyết liệt của Đảng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Ngày 31/3 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo kết luận kỳ họp 13, trong đó tiếp tục đề nghị các hình thức kỷ...