Sóc Trăng: Hơn 10 chợ xây rồi… bỏ hoang
Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng nhiều chợ ở vùng nông thôn. Nhưng cho đến nay, hàng chục chợ với vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng hoặc bị bỏ hoang hoặc hoạt động không hiệu quả.
Chợ xã Mỹ Thuận biến thành… nhà ở
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Thanh Hoàng, Phó trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp ( Sở Công thương Sóc Trăng), cho biết: “Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng hơn 10 chợ xây xong nhưng bỏ hoang hoặc hoạt động không hiệu quả”.
Theo danh sách thống kê của Sở Công Thương Sóc Trăng, tại huyện Mỹ Tú có chợ xã Mỹ Thuận và chợ xã Thuận Hưng. Chợ xã Mỹ Thuận được xây dựng năm 1998 với kinh phí 495 triệu đồng từ nguồn vốn của tổ chức CIDA nhưng cho đến nay hoàn toàn bỏ trống, trở thành chỗ ở cho một hộ dân. Còn chợ xã Thuận Hưng xây xong năm 2004 với kinh phí 350 triệu đồng do Canada tài trợ nhưng nay cũng chỉ có lèo tèo mấy hộ vừa ở vừa mua bán.
Bà Sơn Thị Mai, một người dân ở đây cho biết: “Khi địa phương cho xây dựng chợ Thuận Hưng, nhiều người buôn bán nhỏ rất mừng, xin đăng ký vào chợ để mua bán được ổn định. Nhưng khi xây dựng xong thì không ai chịu vào do xã cho thuê mặt bằng với giá quá cao, ngoài ra còn thu các loại phí nên không ai dám thuê nữa vì cầm chắc lỗ lãi”.
Ở huyện Mỹ Xuyên có chợ thị trấn Mỹ Xuyên được xây năm 2001 từ nguồn vốn ngân sách huyện cũng khoảng trên 400 triệu nay thành chỗ bán cà phê và chứa đồ của một số hộ lân cận. Cũng ở huyện này, chợ xã Viên Bình xây năm 2003 với số tiền trên 300 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình 135 nhưng nay cũng trong cảnh ế ẩm, chỉ vài ba hộ mua bán vào sáng sớm.
Tại xã Lai Hòa (huyện Vĩnh Châu), chợ ấp Năm Căn được xây dựng từ nguồn vốn của Dự án rừng ngập mặn năm 2003 với số tiền 148 triệu đồng nhưng từ đó đến nay không ai vào mua bán. Hay như tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành (trước đây là huyện Mỹ Tú), chợ Bưng Tróp A được xây dựng năm 2007 với số tiền trên 1 tỉ đồng, dù chính quyền đã nhiều lần vận động người dân vào mua bán nhưng không ai vào khiến cho khu chợ nay thành chỗ phơi chứa lúa, củi hay các nông sản khác.
Chợ Bưng Tróp A bỏ hoang…
Video đang HOT
… còn người dân ra đường buôn bán.
Còn ở thành phố Sóc Trăng có tới 3 chợ xây dựng tốn kém nhưng hoạt động không hiệu quả. Đó là chợ Nhâm Lăng (phường 5) được xây dựng năm 2005 với số tiền 675 triệu đồng, nhưng hiện nhà lồng bị bỏ trống, trong khi tiểu thương che lều bán ở bãi cỏ bên ngoài. Trong chợ có vài chiếc bàn, ghế của người bán hàng cà phê, có lẽ chỉ để phục vụ số tiểu thương có ki-ốt ở cổng chợ còn trong nhà lồng chợ, có người giăng dây… phơi quần áo.
Không có người bán cũng không có người mua và không có người quản lý nên chợ Nhâm Lăng khang trang, sạch sẽ nay đã nứt tường, rêu mọc xanh rì. Ông Huỳnh Xuân Bảo, nhà gần chợ nói: “Khi có kế hoạch xây chợ, chúng tôi đã góp ý rằng khu vực này cách chợ trung tâm không xa, lâu nay mọi người quen ra chợ trung tâm mua hàng rồi. Vì thế, việc xây chợ mới là không cần thiết, nhưng ý kiến đó không ai nghe, kết cục chợ xây xong bỏ không. Thật là lãng phí!”.
Chợ Khánh Hùng (phường 2) xây dựng năm 2003 với số tiền trên 1,3 tỉ đồng nhưng cũng ít người vào mua bán kinh doanh. Đặc biệt, chợ Sung Đinh (phường 4) là điển hình cho sự lãng phí. Chợ này được xây dựng năm 2005 trên diện tích khoảng 3.000m2 với số tiền trên 2 tỉ đồng nhưng hiện nay nhà lồng bị bỏ trống, các ki-ốt thì cửa đóng then cài, chỉ có vài ba người bày bán mấy món hàng thực phẩm như rau củ, cá thịt và một vài chỗ bán vải, còn lại làm chỗ thả gà vịt hoặc sân chơi cho trẻ em…
Chợ Sung Đinh – khu chợ hoành tráng điển hình cho sự lãng phí
Ông Nguyễn Văn Vũ, nhà ở gần chợ cho biết: “Trước năm 2000, khu vực này rất đông dân, chủ yếu là dân xứ khác tới, chợ cũng nhóm họp và nhộn nhịp vì ngay ngã ba sông, nhưng sau đó chính quyền thu hồi đất của dân, cho xây chợ hoành tráng xong thì chợ rơi vào cảnh ế ẩm bởi chỉ xây nhà lồng chợ và hai dãy kiốt quá nhỏ nên không ai dám thuê mua bán vì quá chật”.
Ông Phan Thanh Hoàng cho biết thêm: “Chúng tôi cũng đề xuất với UBND thành phố Sóc Trăng cho sửa chữa lại chợ Sung Đinh, mở rộng diện tích các quầy bán hàng để cho tiểu thương thuê nhưng nay vẫn chưa thực hiện được”.
Chợ Rạch Đáy (xã Đại Ân 1) xây năm 2006 với số tiền 995 triệu đồng nhưng cũng trong tình trạng vắng khách…
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Thanh Hoàng cho rằng: Nhiều chợ được đầu tư xây dựng mới, khá khang trang nhưng chưa phát huy được hiệu quả kinh tế là do vị trí các chợ chưa phù hợp với tập quán, thói quen buôn bán, sinh hoạt của người dân vùng sông nước.
Tìm hiểu, tiếp xúc với một số người dân địa phương, chúng tôi được biết nguyên nhân một số chợ mới xây dựng không thu hút được tiểu thương, người dân vào buôn bán, trao đổi hàng hóa là do ở đô thị các chợ xây mới quá gần nhau. Những chợ ở nông thôn thì ngược lại, cách xa khu dân cư, xa đường nông thôn, không phù hợp với tập quán của bà con địa phương nên không ai vào mua bán. Một số chợ nằm ở vị trí không thuận lợi, bất tiện và người dân tại đó không có nhu cầu họp chợ. Ngoài ra còn nguyên nhân khác như chợ xây dựng không đảm bảo về kỹ thuật, không đúng quy cách…
Theo Dân Trí
Thâm nhập làng nấu cao hổ ở Vĩnh Phúc
Làng Phú Cường ở xã Lãng Công (Sông Lô, Vĩnh Phúc) có nghề nấu cao hổ từ rất lâu rồi. Ở đây, có một "đội quân" trên dưới 50 người đi khắp các vùng trong cả nước kiếm sống bằng nghề nấu cao hổ thuê.
Cái lý của người làm thuê
Vòng vèo rất lâu tôi mới đến được làng Phú Cường ở xã Lãng Công, nơi có nghề nấu cao... dạo. Bà Ngáng ở Phú Cường, bán nước ở đầu làng nói với tôi: "Cô tìm thợ làm "bánh dẻo" hả (tức thợ nấu cao hổ)?. Khó lắm đấy. Người ta đi làm chưa đến đợt về. Bây giờ, nấu cao hổ thuê cũng là vi phạm pháp luật... Trung bình, giá công nấu một nồi cao từ 5-10 kg là 10 triệu đồng; 12-15 kg là 12 triệu đồng cho thợ nấu chính, còn thợ giúp việc 2 người là 3-4 triệu đồng /người và giá tuỳ thoả thuận". Bà Ngáng úp mở rằng, phải cẩn thận, có vài người làng nấu cao hổ thuê bị công an bắt vì không tố giác tội phạm.
Chúa sơn lâm đang bị làm lông.
Sau khi cầm 50 nghìn đồng của tôi, bà Ngáng chỉ đến một căn nhà trong xóm, tên là Lộc. Nhìn trước, ngó sau, ông ta hất hàm hỏi: "Mấy ký?" (tức con hổ bao nhiêu kilôgam xương?). "Xuống giá"? (tức trả công bao tiền nhiêu?); "Nấu, chỉ trỏ (tức cò mồi, giới thiệu) định giá (tức xem xương hổ là giả hay thật) hay tất?" "Từng công đoạn là bao nhiêu "? - Tôi hỏi. Nấu 10 T (tức 10 triệu đồng /nồi) 5-7kg xương hổ; chỉ trỏ qua điện thoại 4 T; định giá 8 T. Gia chủ còn phải chi tiền ăn uống, đi lại, tiền điện thoại cho quá trình làm việc này. Tôi vờ phân bua: "Anh có giảm được không? Tôi không phải là đại gia, vì tôi bắt buộc phải nấu cao để làm thuốc chữa bệnh cho người thân thôi". "Mặc cả thì đi chỗ khác nhé, làng này có đến mấy chục người biết nấu cao hổ. Cô có biết, trong bảy ngày làm thuê đó, tôi nơm nớp lo sợ thế nào không? Nếu bị phát hiện, là vướng vào vòng lao lý, khổ cả đời".
Nghề cha truyền, con nối
Qua giới thiệu, tôi gặp được Tường (ở Lãng Công, Sông Lô). Tường chỉ hơn 40 tuổi, ăn mặc bụi bặm, khuôn mặt nghệ sỹ. Tường về quê được vài hôm rồi, về nhà để giỗ cha. Vợ Tường đang chuẩn bị "khăn gói" cho chồng lên đường kiếm sống. Theo giới thiệu, Tường là đời thứ 4 của một gia đình có nghề gia truyền nấu cao hổ. Người dẫn tôi gặp Tường nói: "Cô muốn làm thế nào moi được thông tin từ nó thì tuỳ, nhớ đừng "hở" là nhà báo, nó cạch mặt nói cả làng biết thì chết tôi, hết đường về quê mẹ luôn đấy".
Sau một hồi trà dư, tửu hậu, trong câu chuyện chẳng có đầu, cũng không có cuối, Tường cũng lộ một số bí quyết của công nghệ nấu cao gia truyền của gia đình. Khi còn nhỏ, cứ hè - được nghỉ học là bố cho Tường theo. Lớn thì phụ giúp bố, được bố truyền cho nhiều kinh nghiệm. Tường bảo, ngày xưa, người ta nấu cao hổ bằng nồi gang 120 (to nhất). Bây giờ người ta nấu bằng nồi inox. Theo Tường, nấu cao bằng bếp âm, đào dưới lòng đất, như kiểu bếp Hoàng Cầm ngày xưa vẫn là chất lượng nhất.
Ruộng nhà ông Tường bỏ hoang vì cả nhà để đi nấu cao hổ thuê.
Tường phân tích, cao hổ tốt, chuẩn nhất là nấu 60% xương hổ, còn 40% là đầu sơn dương, hoặc khỉ, gạc nai hoặc yếm rùa... để làm chất kết dính. Ngoài ra phải có "gia vị" là đại hồi và củ thục địa để điều hoà mùi. Xương hổ là hoả, thực địa là thuỷ, hai thứ này điều hoà cho nhau, thì người sử dụng mới không bị nhức đầu, nóng trong. Làm hổ thì có thợ riêng. Kinh nghiệm của ông và cha tôi nói lại thì, người miền núi, họ làm hổ chuẩn hơn bất kỳ nơi đâu. Họ đem hổ ra suối, nơi nước chảy đôi dòng, nơi có đá cuội, nước trong vắt... vặt lông, bỏ tủy. Tường giải thích: Chúa sơn lâm ở trên rừng lại được hoà với nước nguồn ở dưới đất rừng thì nó quyện vào nhau, tốt vô cùng về âm - dương. Rửa sạch, để ráo nước, sấy khô. Sau đó, đem xương hổ ngâm với nước nóng (nước ở suối có đá cuội thì càng tốt) được đun với lá trầu và gừng nướng (có người bảo gia chủ ngâm xương với dấm, nước vo gạo, đó là bí quyết gia truyền của họ). Thời gian ngâm là hai ngày. Sau đó, cho xương vào đáy nồi, xếp quanh đáy lên hình vành khăn. Xếp như thế để tiện cho việc múp nước ra ràng. Nấu cao trong bảy ngày, bảy đêm với những quy trình khắt khe về giờ ra ràng nước. Nước nấu cao, nếu là nước suối thì tốt, còn không, nhất thiết phải là nước mưa mới được. Nước thành phố, được khử hoá chất như bây giờ mà nấu thì khử hết cả hổ, còn gì chất bên trong nữa. Thế mà người ta vẫn nấu, tại vì được thuê mà - Tường nói giọng tưng tửng như thể "chửi" cánh nhà giàu trọc phú, chẳng hiểu biết gì.
Theo Tường, khi nấu 60h đầu tiên, lửa phải cháy rực, sau múc 2/3 nước ra ràng, đúng vào 12h đêm. Nước hai, đun trong 48h thì ra ràng nước và nấu tiếp nước thứ ba. Sau đó, hoà chung ba lần nước ra ràng rồi đun thêm 36h nữa thì được thành phẩm là cao. Tường kể, người ta ngạc nhiên chuyện, 1kg xương hổ cốt, nấu được 1, 4kg cao. Đó là đúng, vì còn gia vị nữa.
Gia truyền chơi xỏ chủ
Đi nấu thuê nhiều thế, có "thó" được ít nào về cho người thân dùng không?- Tôi hỏi. Tường kể về cái lần ăn cắp duy nhất trong đời như này: c"Trong quá trình đun nồi cao, cả gia đình chủ cứ căng mắt ra trông xem tôi có moi xương trong nồi ra cho xương khác vào, giấu xương hổ để đem về hay không. Biết thế, tôi chơi độc. Đang đun, tôi bảo, muốn ăn quả trứng gà luộc. Gia chủ mang vào cho 3 quả. Tôi bỏ vào nồi được vài phút cho trứng chín tới phần lòng trắng, đem ra bóc. Bóc vỏ xong, tôi lấy cớ, trứng chưa chín lòng đỏ, ăn tanh, cho vào nồi xương đun tiếp. Vài phút sau, gia chủ giục "lấy trứng ra mà ăn". Tôi vờ lấy môi, khuấy một vòng quanh nồi, bảo: Chưa tìm thấy, kệ, chốc ăn cũng được, ngủ tí đã. Tôi vừa ngủ, vừa nằm trong 3h thì dậy và lấy trứng ra ăn. Tôi mời gia chủ, họ ăn thấy đắng, quá đắng, cho tôi tất. Tôi vờ ăn rồi cũng kêu đắng, bảo bỏ đi, thực ra tôi cho vào túi nilon, mang về ngâm rượu. Bao nhiêu chất của xương hổ đã bị trứng hút hết vào nồi cao hổ đó chỉ òn bã mà thôi.
Chia tay Tường, với những mẩu chuyện không đầu, chẳng cuối, tôi cứ miên man nghĩ về cái "công nghệ" ăn cắp "chất" xương hổ trong nồi nấu cao gia truyền. Chẳng biết, cách ăn cắp, chơi xấu chủ của những người nấu cao hổ gia truyền khác có giống Tường không?
Theo ĐS & PL
Cận cảnh biệt thự hoang ở Đà Lạt Du khách cũng như những người nặng lòng với Đà Lạt không khỏi xót xa khi chứng kiến giữa thành phố, một hệ thống biệt thự cổ kính bị bỏ hoang suốt hàng chục năm qua. Trước khi rút khỏi Đà Lạt, người Pháp đã để lại cho thành phố này một hệ thống các dinh thự độc nhất vô nhị trên đất...