Sóc Trăng “đổi màu” vì xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
Chiều 31/10, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng có quyết định về cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh.
Nhiều địa bàn đã “đổi màu” vì có nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Theo quyết định phân loại cấp độ dịch Covid-19 của tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh có 79 đơn vị cấp xã thuộc cấp một (nguy cơ thấp/vùng xanh), 20 đơn vị cấp 2 (nguy cơ trung bình/vùng vàng), 10 đơn vị cấp 3 (nguy cơ cao/vùng cam).
Đối với cấp huyện, có 2 đơn vị cấp một, 8 đơn vị cấp 2, một đơn vị cấp 3 (là huyện Trần Đề). Toàn tỉnh Sóc Trăng chuyển từ cấp một (vùng xanh) lên cấp 2 (vùng vàng).
Thời gian áp dụng cấp độ dịch nói trên kể từ 12h ngày 2/11.
So với quyết định một tuần trước đó, cấp xã giảm 12 đơn vị cấp một, tăng 9 đơn vị cấp 2, tăng 3 đơn vị cấp 3. Đối với cấp huyện, giảm 7 đơn vị cấp một, tăng 7 đơn vị cấp 2, một đơn vị cấp 3 giữ nguyên.
Video đang HOT
Huyện Trần Đề đang là địa phương có ca mắc Covid-19 nhiều nhất của tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: XL).
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, ngày 31/10, tỉnh ghi nhận thêm 193 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Trong đó, huyện Trần Đề vẫn là địa phương có số ca mắc nhiều nhất, với 71 ca.
Tính đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 5.577 ca mắc Covid-19; hiện đang điều trị 1.932 ca; có 49 ca tử vong.
Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết hiện tình hình dịch Covid-19 tiềm ẩn nguy cơ rất cao, số ca mắc trong cộng đồng nhiều, có dấu hiệu tăng nên tỉnh yêu cầu các địa phương quán triệt chặt chẽ quy định, quy trình trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Trong đó, tập trung lấy mẫu, sàng lọc cộng đồng để tách F0 khỏi cộng đồng; phát hiện có F0 phải nhanh chóng phong tỏa phù hợp trên nguyên tắc phong tỏa hẹp, khoanh vùng rộng, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm thần tốc. Song song đó là tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân để người dân tham gia công tác phòng chống dịch.
Đưa vào sử dụng bệnh viện dã chiến 600 giường
Ngày 31/10, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết, nhà thầu đã hoàn thành Bệnh viện dã chiến số 1 và bàn giao cho ngành y tế để chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Bên trong Bệnh viện dã chiến số 1 của tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: XL).
Bệnh viện dã chiến số 1 là công trình được UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định xây dựng khẩn, trong đó cải tạo 2 khu nhà triển lãm trong Khu văn hóa Hồ nước ngọt (phường 6, TP Sóc Trăng) thành khu cách ly tập trung và điều trị F0 không triệu chứng, với quy mô 600 giường, kinh phí gần 20 tỷ đồng.
Bệnh viện dã chiến số 1 sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 2/11.
Cùng với Bệnh viện dã chiến số 1, tỉnh Sóc Trăng cũng đang cho xây dựng Bệnh viện dã chiến số 2, đặt tại trụ sở tỉnh Đoàn Sóc Trăng (phường 8, TP Sóc Trăng) có quy mô 250 giường bệnh.
Trước đó, Sóc Trăng đã chi hơn 80 tỷ đồng cải tạo Bệnh viện Sản – Nhi cũ thành Bệnh viện điều trị Covid-19 có quy mô 150 giường. Đây là cơ sở điều trị Covid-19 đầu tiên của tỉnh để thu dung, điều trị các ca mắc Covid-19 từ nhẹ đến nặng.
Tăng cường hỗ trợ Sóc Trăng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
Dịch COVID-19 tại tỉnh Sóc Trăng tiếp tục diễn biến phức tạp khi liên tục ghi nhận thêm nhiều ca F0 trong khu cách ly, khu vực phong tỏa, trong cộng đồng.
Lực lượng Y tế tỉnh Sóc Trăng tiêm vaccine cho người dân. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN
Số ca nhiễm tăng trong thời gian gần đây do người dân từ vùng dịch về nhiều cũng như phát sinh một số ổ dịch mới trong cộng đồng. Trước khó khăn này, nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh đã tiếp tục hỗ trợ tỉnh cả về nhân lực và trang thiết bị y tế để Sóc Trăng sớm kiểm soát được dịch COVID-19.
Những ngày gần đây, nhiều đơn vị đã chi viện, hỗ trợ nhân lực y tế cho tỉnh, đã có 10 điều dưỡng và 4 bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đang hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra còn có đoàn y, bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh đến chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tỉnh trong công tác điều trị, cách ly, truy vết. Trước đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 cũng điều động 300 cán bộ (gồm 42 bác sỹ, 84 điều dưỡng, 97 nhân viên lấy mẫu, 77 nhân viên phục vụ) hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Trong ngày 26/10, đại diện Ngân hàng Sacombank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng trao tặng tỉnh 300.000 kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, với tổng trị giá trên 13,7 tỷ đồng. Được biết, đây là lần thứ 2 Sacombank ủng hộ vật tư y tế cho Sóc Trăng để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Hiện tình hình dịch tại một số điểm trên địa bàn tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp, lãnh đạo tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch, nhất là việc tăng cường điều trị, phân tầng F0 để có biện pháp điều trị tốt nhất, với sự hỗ trợ của các chuyên gia, đội ngũ y bác sĩ đến từ TP Hồ Chí Minh. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ, tiếp sức, đồng hành của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Sóc Trăng hy vọng sẽ sớm đẩy lùi, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Theo số liệu từ Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, trong ngày 26/10, tỉnh tiếp tục ghi nhận 151 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 72 trường hợp phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng. Tuy nhiên, số người khỏi bệnh cũng tăng mạnh với 219 người được xuất viện.
Từ khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên tại cộng đồng, đến nay toàn tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận 4.655 ca mắc; trong đó đã điều trị khỏi và cho xuất viện là 2.583 ca; số ca tử vong do liên quan các bệnh lý nền là 36 ca. Tỉnh đang khẩn trương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine cho người dân cả mũi 1 và mũi 2, đạt tiến độ, tỷ lệ khá cao so với các tỉnh trong khu vực. Tiêm vaccine đối với người trên 18 tuổi của tỉnh đến hết ngày 26/10 đã đạt gần 83% mũi 1 và 14,71% mũi 2.
Bình Dương: 'Khóa chặt' 11 phường có ca mắc F0 dày đặc Tối 21/8, Bình Dương ghi nhận 4.505 ca mắc COVID-19 (cao nhất nước), với tổng số trên 66.000 ca từ đợt dịch thứ 4. Trước tình hình trên, Bình Dương bắt đầu áp dụng việc "khóa chặt" 11 phường trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 22/8. Lực lượng đoàn viên thanh niên thuộc Tỉnh đoàn Bình Dương hỗ trợ lấy mẫu xét...