Sốc sốt xuất huyết ở trẻ thừa cân, béo phì
Những ngày qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM, liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị béo phù sốc sốt xuất huyết.
Một trẻ 11 tuổi nặng 57 kg bị sốc sốt xuất huyết. ẢNH: BVCC
Ngày 19.7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết tuần qua Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố tiếp nhận 5 trẻ nam sốc sốt xuất huyết ở trẻ dư cân, béo phì.
Trong đó, một bé 10 tuổi nặng 51 kg, bình thường ở tuổi này 28-30 kg, một bé khác 9 tuổi, 55 kg, (cân nặng trung bình ở tuổi này 26-28 kg), một bé 11 tuổi, 56 kg (cân nặng trung bình ở tuổi này 30-32 kg) đều ở quận Bình Tân, TP.HCM
Video đang HOT
Ngoài ra, một bé nam 6 tuổi nặng 32 kg (cân nặng trung bình ở tuổi này 20-22 kg) ở tại Tân Biên, Tây Ninh, một bé 11 tuổi, cận nặng 56 kg (cân nặng trung bình ở tuổi này 34-36 kg) ở An Bình, Kiên Giang.
Khai thác bệnh sử ghi nhận các trẻ sốt cao liên tục 4 ngày đầu kèm nhức đầu, đau mình, ói mửa. Ngày thứ 5 các trẻ biểu hiện đau bụng, tay chân lạnh, mệt nên nhập viện địa phương được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết điều trị truyền dịch chống sốc, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.
Tại đây, các trẻ được tiếp tục chống sốc, đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, hỗ trợ hô hấp. Riêng các trẻ ở bệnh viện tỉnh chuyển lên diễn tiến nặng, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều, tổn thương gan thận, được đặt nội khí quản giúp thở, truyền máu và chế phẩm máu, điều chỉnh toan, hỗ trợ gan thận.
Sau 1 tuần điều trị tình trạng các trẻ ổn định dần, được cai máy thở, tỉnh táo.
Theo bác sĩ Tiến, các nghiên cứu cho thấy sốc sốt xuất huyết trên trẻ dư cân béo phì có nguy cơ suy hô hấp sớm, điều chỉnh dịch truyền gặp nhiều khó khăn vì phải hiệu chỉnh cân nặng của trẻ thích hợp tránh truyền quá tải dịch cũng như dễ dẫn đến sốc kéo dài biến chứng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh lưu ý khi thấy con em mình sốt trên 2 ngày đặc biệt nằm một chỗ không chơi, đau bụng, tay chân lạnh, chảy máu cam, máu răng…, nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị cấp cứu kịp thời.
Nam giới vòng bụng trên 101 cm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt
Mỡ bụng nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc tim mạch, tiểu đường.
Một nghiên cứu mới đây phát hiện nam giới có vòng bụng trên 101 cm sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Vòng bụng trên 101 cm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trước đây, các nhà khoa học đã biết thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, họ không biết rõ là liệu mỡ tích tụ ở vùng bụng có vai trò thế nào với ung thư tuyến tiền liệt, theo Eat This, Not That!.
Do đó, dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Ung thư Canada, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Canada muốn làm sáng tỏ vấn đề này. Nhóm đã phân tích dữ liệu được thu thập từ hơn 1.900 nam giới trưởng thành. Tất cả đều dưới 75 tuổi.
Các dữ liệu ghi lại số đo vòng bụng, hông, chiều cao, cân nặng và nhiều chỉ số khác. Sau khi phân tích, nhóm khoa học phát hiện những người đàn ông có chu vi vòng bụng từ 101 cm trở lên có nguy cơ cao mắc thư tuyến tiền liệt ở mức độ nặng.
Mỡ bụng gây ra những thay đổi về nội tiết, làm suy giảm nồng độ hoóc môn nam testosterone và gây viêm mạn tính. Tình trạng này có thể thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển, nghiên cứu sinh tiến sĩ Éric Vallières, một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết.
"Xác định chính xác yếu tố gây ung thư tuyến tiền liệt ở mức độ nặng là bước tiến lớn trong nghiên cứu sức khỏe, đặc biệt là căn bệnh này rất khó điều trị", nhà khoa học Marie-Elise Parent, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Những phát hiện mới này cho phép các bác sĩ có thể chú ý hơn với những nam giới có vòng bụng trên 101 cm. Họ sẽ đưa ra những khuyến cáo cần thiết để bệnh nhân giảm cân, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt nặng, theo Eat This, Not That! .
Báo động thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020. Ảnh minh họa Thực tế, trẻ em thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng nhanh báo động trong 10 năm qua, đặc...