Sóc Sơn tập trung nguồn lực dập dịch tả lợn châu Phi
Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trong chuyến kiểm tra mới đây về tình hình sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là công tác khống chế dịch tả lợn châu Phi tại huyện Sóc Sơn.
Bảo vệ trang trại chăn nuôi quy mô lớn
Bà Vi Thị Bình Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, huyện hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn thứ hai thành phố. Về chăn nuôi lợn chủ yếu là nhỏ lẻ, quy mô nông hộ (tổng số 12.429 hộ chăn nuôi tại 26 xã, thị trấn), trong đó hộ nuôi trung bình dưới 10 con chiếm tỷ lệ lớn.
Theo bà Anh, kể từ khi phát hiện lần đầu tại xã Xuân Thu hồi tháng 3, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 26/26 xã, thị trấn của Sóc Sơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại trạm kiểm dịch động vật xã Trung Giã. Ảnh: Hải Đăng
“Ngay khi dịch bệnh xảy ra, địa phương đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các chỉ đạo của thành phố, đặc biệt là đối với công tác tiêu hủy đàn lợn và hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy. Đến nay, UBND các xã đã chủ động bố trí ngân sách, hỗ trợ kịp thời theo đúng chủ trương của thành phố cho các hộ có lợn bị tiêu hủy với tổng kinh phí 14,7 tỷ đồng” – bà Anh khẳng định.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý cho rằng, các quận, huyện, thị xã, trong đó có huyện Sóc Sơn cần quan tâm, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, trang trại, cơ sở chăn nuôi lớn; tuyệt đối không để bệnh lây lan ra các cơ sở chăn nuôi lớn.
Coi khống chế dịch là nhiệm vụ cấp bách
Trong chuyến kiểm tra, làm việc tại huyện Sóc Sơn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã đến kiểm tra, động viên cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch xã Trung Giã.
“Thành ủy đã có văn bản yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34 – CT/TƯ của Ban Bí thư, lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời, chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên về công tác phòng, chống bệnh trên địa bàn” – bà Hằng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo thành phố coi khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, bà Hằng yêu cầu cấp ủy, chính quyền huyện Sóc Sơn cần tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống bệnh.
Trong vùng đang xảy ra bệnh, cần khuyến cáo nhân dân tuyệt đối không tái đàn hoặc nhập đàn mới; triển khai đúng kế hoạch, yêu cầu kỹ thuật và phát động sự hưởng ứng tích cực của người dân trong thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc… Huyện Sóc Sơn cần lập vành đai chống bệnh dịch.
Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, bà Hằng yêu cầu huyện Sóc Sơn tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu hữu cơ chất lượng cao ở những diện tích đất khó canh tác, phấn đấu đến năm 2020 đạt 50-70ha (tại các xã vùng đồi gò và một số xã có điều kiện sản xuất cây dược liệu) nhằm bảo tồn gen và tạo sản phẩm xuất khẩu kết hợp làm điểm tham quan, học tập phát triển nông nghiệp hữu cơ – sinh thái bền vững.
Đặc biệt, huyện cần duy trì các tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; tập trung chỉ đạo 5 xã còn lại đạt chuẩn để hết năm 2019, Sóc Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Theo Danviet
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tôi vẫn ăn thịt lợn hàng ngày
"Hiện nay toàn bộ số lợn bị dịch ở Hà Nội đã được đem đi tiêu hủy theo quy định, số lợn còn lại rất an toàn nên người dân không nên hoang mang, quay lưng với thịt lợn mà vẫn nên ăn thịt bình thường vừa để đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình và cũng vừa để giúp đỡ người dân, ngành chăn nuôi Thủ đô vượt qua khó khăn.
Chúng tôi vẫn ăn thịt lợn bình thường. Theo tôi, bà con nên chọn mua thịt lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chế biến chín để ăn là đảm bảo nhất".
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã chia sẻ như trên tại cuộc họp giao ban quý I về Chương trình xây dựng Nông thôn mới của TP. Hà Nội chiều 3/4.
Nói về tình hình dịch tả lợn châu Phi ở Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, dù dịch tả lợn châu Phi đã tấn công Hà Nội hơn 1 tháng nhưng đến nay số đầu lợn bị nhiễm bệnh và tiêu hủy rất ít chỉ khoảng hơn 2.000 con trên 2 triệu con toàn thành phố, số lợn bị dịch chủ yếu rơi vào các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Cán bộ thú y tại địa bàn các quân, huyện của Hà Nội tích cực phun tiêu độc khử trùng. Ảnh: I.T
Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 12 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội; 32 xã, phường, 52 thôn, tổ dân phố, 122 hộ chăn nuôi, phải tiêu hủy 2.218 con lợn. Trong đó 2 ổ dịch mới phát sinh từ ngày 26 - 29/3 tại huyện Thanh Trì và Hoài Đức, gồm 8 xã, 53 hộ chăn nuôi, 469 con lợn phải tiêu hủy. Riêng tại huyện Sóc Sơn có 12/26 xã, thị trấn, 26 thôn, 79 hộ chăn nuôi có dịch, đã tiêu hủy 866 con lợn.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh là do nhiều hộ chăn nuôi lợn sử dụng nguồn thức ăn tận dụng, thức ăn dư thừa tại các bếp ăn, nhà hàng; một số hộ qua lại tại các hộ có lợn bị bệnh dịch; một số địa phương xảy ra tình trạng ứ đọng rác thải gây ô nhiễm môi trường; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan còn thiếu chặt chẽ trong công tác phòng chống bệnh dịch...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2019 ngày 3/4 tại Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2019 ngày 3/4, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng: Mặc dù các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và nhân dân cũng tích cực thực hiện công tác phòng, chống, nhưng bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh chưa có thuốc điều trị, phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng: "Việc quan trọng nhất cần làm hiện nay là tích cực dập bệnh dịch, không để phát sinh bệnh dịch mới. Tôi yêu cầu các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Các quận, huyện cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền sâu rộng, đa dạng bằng nhiều hình thức đến tận hộ, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống bệnh dịch...".
Đến nay Hà Nội đã tiêu hủy trên 2.000 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Các vùng phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở Thủ đô đã được cách ly. Ảnh: I.T
Người dân vẫn nên ăn thịt bình thường
Là địa phương mới xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Minh Ngọc thông tin, để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng, huyện đã cấp 20.946 lít hóa chất tổ chức 2 đợt tiêu độc khử trùng cho 32 xã, thị trấn; hướng dẫn 215 cán bộ thú y cơ sở, 900 hộ chăn nuôi lớn trên địa bàn kỹ thuật phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi...
Người dân chen nhau thưởng thức thịt lợn sạch được chế biến luôn tại gian hàng thực phẩm an toàn ở Hà Nội.
Ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) cho hay: Tính đến ngày 31.3, toàn bộ số lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại 2 xã của huyện đã được chôn xử lý theo quy định và địa phương cũng đã tiến hành làm thủ tục hỗ trợ bà con ngay sau khi tiêu hủy.
"Dù đến nay chưa phát sinh thêm ổ dịch mới, song chúng tôi vẫn đang làm mọi thứ có thể để cầm cự và ngăn chặn dịch", ông Huy nói.Tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì... chưa xảy ra dịch nhưng cũng đang ráo riết thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh; trong đó, tập trung tuyên truyền về cơ chế xâm nhiễm, lây lan dịch bệnh; khuyến cáo người dân không chủ quan, giấu dịch, vứt xác lợn bị mắc bệnh dịch ra sông, kênh mương...
Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều khẳng định, đến thời điểm này trên địa bàn huyện chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên huyện không chủ quan mà vẫn bố trí nhân lực phòng, chống bệnh dịch ở tất cả các xã, thị trấn; đồng thời, thực hiện chế độ giao ban thường xuyên để nắm bắt tình hình, xử lý kịp thời...
Cũng theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, bên cạnh việc, dập dịch, tiêu độc, khử trùng, các quận, huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan để hỗ trợ kịp thời, công khai, minh bạch để bà con (có lợn bị tiêu hủy) yên tâm và tạo lòng tin cho các hộ chăn nuôi khác tích cực phối hợp trong công tác phát hiện, khai báo, tiêu hủy khi lợn bị dịch.
Theo Danviet
Ứng phó dịch tả, TX Kỳ Anh tập trung bảo vệ đàn lợn hơn 4.800 con Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hà Tĩnh vừa trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TX Kỳ Anh và đánh giá cao công tác ứng phó của địa phương khi "chốt chặn" phía Nam tỉnh vẫn đang đảm bảo an toàn. Đoàn liên ngành tỉnh kiểm tra thực tế hộ nuôi lợn...