Sốc: Phát hiện sinh vật dài nhất thế giới, chỉ một đoạn đã bằng tòa nhà 11 tầng
Một sinh vật biển sâu khổng lồ vừa được ghi nhận là động vật dài nhất từng được biết đến sau khi các nhà khoa học phát hiện ra nó ở ngoài khơi bờ biển phía tây Australia.
Sinh vật dài nhất thế giới vừa được phát hiện được gọi là Apolemia siphonophore và thuộc về một nhóm sinh vật liên quan đến loài sứa.
Các nhà khoa học làm việc tại Tàu nghiên cứu của Viện Đại dương Schimdt đã bắt gặp sinh vật này khi họ điều khiển phương tiện lặn từ xa vào môi trường biển sâu.
Nhóm nghiên cứu cho biết sinh vật được phát hiện ngoài khơi tây Australia trong hình dạng “kiếm ăn kỳ lạ”. Nó được gọi là Apolemia siphonophore và thuộc về một nhóm sinh vật liên quan đến sứa cũng như san hô.
Sinh vật được phát hiện trong tư thế kiếm ăn
Video đang HOT
Nhưng không giống như sứa, siphonophore được tạo thành từ “hàng ngàn cá thể nhân bản, chuyên biệt” kết hợp với nhau để tạo thành một “sinh vật” duy nhất. Các nhà khoa học đã đo được rằng vòng ngoài của siphonophore có đường kính 15 mét, gợi ý rằng 1 phân đoạn của nó đã dài 47m, tương đương tòa nhà 11 tầng.
Họ ước tính sinh vật này có tổng chiều dài hơn 120 mét. Nếu đúng thì siphonophore có khả năng là sinh vật sống dài nhất từng được ghi nhận.
Một phát ngôn viên của Viện Đại học Schmidt xác nhận với Newsweek rằng: “Toàn bộ chiều dài của sinh vật này dài hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu đang ước tính tổng chiều dài của nó là hơn 120 mét”.
Minh Nhật
Nhân loại chỉ còn 10 năm cứu Trái đất khỏi thảm họa đại tuyệt chủng
Cuộc đại tuyệt chủng lần 6 đã và đang xảy ra ngay trong thế kỷ 21 và con người chỉ còn 10 năm để cứu Trái đất khỏi thảm họa không thể đảo ngược, theo Liên Hợp Quốc.
Ước tính 480 triệu sinh vật biến mất trong thảm họa cháy rừng ở Úc.
Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã cảnh báo về việc con người bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần 6 và là lần đầu tiên do con người gây ra. Loài voi có thể biến mất khỏi tự nhiên trong một thế hệ. Quần thể lưỡng cư đang dần sụp đổ. Biến đổi khí hậu đang làm các đại dương ấm lên và axit hóa, đe dọa hủy diệt các rạn san hô.
Thống kê cho thấy 1 triệu loài sinh vật trên Trái đất trong tổng số 8 triệu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ trong vòng 10 năm, nguy cơ tuyệt chủng này đã tăng nhanh và mạnh gấp hàng trăm lần so với mức trung bình của cả 10 triệu năm, Liên Hợp Quốc cho biết.
Các mối đe dọa chính là thu hẹp môi trường sống, khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu và ô nhiễm, báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019 cho biết. Con người đã thay đổi 75% diện tích mặt đất và 66% hệ sinh thái dưới biển kể từ trước thời bùng nổ công nghiệp.
Ước tính gần 600 loài thực vật đã bị xóa sổ trong 250 năm qua và tốc độ tuyệt chủng của các loài sinh vật đã tăng 500 lần so với trước khi con người can thiệp.
Một mối thách thức nữa là sự bùng nổ dân số. Ước tính dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 8,6 tỉ người vào năm 2030 và 9,8 tỉ người vào năm 2050.
Những vấn đề trên đặt ra cho nhân loại nhiều sức ép và được nhắc đến trong Hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hợp quốc năm 2020 tại Côn Minh, Trung Quốc, theo CNN.
"Đa dạng sinh học, và những lợi ích mà nó mang lại, là nền tảng cho sự thịnh vượng của con người và một hành tinh khỏe mạnh", dự thảo đề ra trong hội nghị viết. "Bất chấp những nỗ lực liên tục, đa dạng sinh học đang xấu đi trên toàn thế giới và sự suy giảm này được dự kiến sẽ tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn".
Các chuyên gia đặt mục tiêu ổn định đa dạng sinh học vào năm 2030 và từ đó cho phép hệ sinh thái phục hồi vào năm 2050, hướng đến tầm nhìn "sống hòa hợp với thiên nhiên".
Để đạt được mục tiêu, dự thảo nhắc đến 20 mục tiêu trong vòng một thập kỷ tới, từ cắt giảm khí thải carbon cho đến đảm bảo lương thực.
Một mục tiêu đề ra là bảo vệ đa dạng sinh học ở 30% diện tích đất liền và biển, trong đó có 10% diện tích được "bảo vệ nghiêm ngặt". Một mục tiêu khác là giảm 50% ô nhiễm từ các chất diệt khuẩn, chất thải dưỡng, chất dinh dưỡng dư thừa.
Gấu Bắc cực trong tương lai có thể không còn môi trường sống phù hợp.
Một số mục tiêu cũng tập trung vào nâng cao chất lượng sống của con người như đảm bảo an ninh lương thực và nước sạch ở các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương. Điều này giúp làm giảm "sự xung đột giữa con người và thiên nhiên".
Theo danviet.vn
Úc nóng kỷ lục, nước biến thành "nồi lẩu" nấu chín sinh vật Trên mặt đất, Úc đang trải qua những tháng mùa hè nóng như "tận thế". Ở đại dương, tình hình còn tồi tệ hơn khi tảo bẹ khổng lồ bị nấu chín. Tảo bẹ vốn chỉ quen sống ở nước lạnh, đang chết hàng loạt tại vùng biển phía nam Úc. Theo Wahshington Post, khi Rodney Dillon mặc đồ lặn xuống khu vực...