Sốc phản vệ, suýt mất mạng do ăn đuông dừa
Người đàn ông 32 tuổi vừa nhập viện cấp cứu trong tình trạng tím toàn thân, nổi mẩn khắp người, không đo được huyết áp sau khi ăn đuông dừa.
Sáng 7/9, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á – Vĩnh Long, cho biết đơn vị này đã tiếp nhận trường hợp cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân nam 32 tuổi, ngụ tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, bị sốc phản vệ do ăn đuông dừa.
Bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á – Vĩnh Long trong tình trạng tím toàn thân, mẩn nổi khắp người gây ngứa, mạch nhanh, huyết áp không đo được.
Ngay khi tiếp nhận và tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, khai thác quá trình bệnh lý, các bác sĩ chẩn đoán người này bị sốc phản vệ do ăn đuông dừa. Bệnh nhân được khẩn trương tiến hành cấp cứu, chống sốc.
Các bác sĩ cho biết đuông dừa là loại côn trùng họ bọ vòi voi, sinh sống ở các vùng nhiệt đới thuộc châu Á. Ấu trùng của loại bọ này thường sống ở thân cây dừa, cây cau, cây chà là…
Video đang HOT
Người đàn ông nhập viện nguy kịch vì sốc phản vệ sau khi ăn đuông dừa. Ảnh: BVCC.
Hiện nay, ấu trùng này được xem là món ăn đặc sản khoái khẩu và được chế biến với nhiều món khác nhau nhờ giá trị dinh dưỡng cao, nhất là hàm lượng đạm. Cứ 100 gram đuông dừa cung cấp 13 gram protein, canxi, muối khoáng,…
Tuy nhiên, trong đuông dừa có chứa chất gây dị ứng. Ngoài ra, một số bào tử nấm độc từ môi trường bên ngoài có thể nhiễm vào đuông dừa. Các bào tử này trở thành nấm có độc tính cao khi vào cơ thể con người.
Biểu hiện của dị ứng sau khi ăn đuông dừa là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc ngứa khắp người. Người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở. Ở thể nặng, nạn nhân có thể sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Các bác sĩ khuyến cáo khi bị ngộ độc thức ăn có nguồn gốc côn trùng, nếu nạn nhân còn tỉnh táo, có thể tự gây nôn. Trường hợp nặng, khó thở và thở yếu cần hô hấp nhân tạo tùy theo các biểu hiện của nạn nhân. Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế để được xử trí và điều trị kịp thời.
Để đề phòng ngộ độc do ăn con đuông nói riêng, côn trùng nói chung, mọi người không nên ăn côn trùng lạ hoặc chưa từng ăn. Những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi thưởng thức các món ăn này.
Theo Zing
Con bị ho, ngạt mũi, mẹ tự mua thuốc kháng sinh và siro cho uống, bé 8 tháng tuổi sốc phản vệ tím tái, không thở được
Ngày 29-8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu (tỉnh Sơn La) cho biết, bệnh viện này vừa cấp cứu một cháu bé bị sốc phản vệ nguy kịch sau khi gia đình tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Bệnh nhân là bé H.T.P. (8 tháng tuổi, ở Mộc Châu, Sơn La). Thấy con bị ngạt mũi, ho cả đêm, mẹ cháu bé ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc về cho con uống. Nhưng chỉ ít phút sau khi uống một gói kháng sinh Hafixim (cefixim 50mg), 10ml siro hỗ trợ trị ho, mặt cháu bé bắt đầu tím tái kèm biểu hiện khó thở và đỏ lựng toàn thân. Lúc này, gia đình vội đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, bệnh nhi đã tím tái, không thở được, tim đập rời rạc. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi sốc phản vệ do kháng sinh và lập tức điều trị theo phác đồ. Sau khoảng 40 phút cấp cứu, bé dần tự thở, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.
May mắn, bé P. đã được cấp cứu kịp thời.
Theo các bác sĩ chuyên y tế hiện nay nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Điều này khiến cho thuốc không những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh.
Việc tự ý mua và sử dụng kháng sinh không hợp lý, sử dụng kháng sinh khi không mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng đến người bệnh và cộng đồng. Nếu sử dụng kháng sinh không đúng tiêu chuẩn và chỉ định thì sau này bị bệnh, việc sử dụng kháng sinh sẽ rất khó khăn, nghiêm trọng hơn, còn tạo ra những vi khuẩn kháng thuốc, những loại vi khuẩn ấy có thể lây lan từ người này sang người khác rất nguy hại cho cộng đồng.
Việc cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: Tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.
Khi trẻ có các dấu hiệu cảm sốt, ho, sổ mũi... phụ huynh có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần áo thông thoáng dễ hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm sạch mũi cho trẻ, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng.
Đặc biệt, khi trẻ bị ốm và phải dùng tới kháng sinh, phụ huynh nhất thiết phải cho trẻ đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán và kê toa thuốc chính xác, đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc cho trẻ cho sử dụng hoặc điều trị theo sự mách nước của những người không có chuyên môn.
Theo Helino
Nhiều trẻ nhập viện có biến chứng nguy hiểm do bị ong đốt Trong gần một tuần trở lại đây, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi nhập viện do ong vò vẽ đốt, trong đó có những ca biến chứng nặng. Theo đó, hai trường hợp nặng nhất nhập viện trong thời gian gần đây là bệnh nhi Nguyễn Tiến D. (10 tuổi, Quang Trung, Uông Bí,...