Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì? Cách nhận biết sớm sốc phản vệ sau tiêm chủng
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ rất hiếm xảy ra, nhưng đây là trạng thái cấp cứu, diễn tiến nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu của sốc phản vệ để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
1. Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì?
Về định nghĩa, sốc phản vệ được cho là tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể đối với các tác nhân lạ xâm nhập. Vì vậy sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng quá mức dữ dội với các thành phần có trong vacxin (kháng nguyên phòng bệnh, chất bảo quản, các thành phần nhiễm bẩn, kháng sinh,…).
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là một trạng thái cấp cứu, có thể diễn tiến nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tình trạng sốc có thể xuất hiện rất sớm ngay trong khi tiêm cho trẻ, hoặc sau khi tiêm một thời gian ngắn khoảng vài giờ sau tiêm. Nhưng hi hữu cũng có những trường hợp sốc phản vệ xảy ra muộn.
Tuy nhiên, tình trạng sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng hết sức hiếm gặp, tỷ lệ gặp phải trên thực tế thường chỉ nằm ở mức phần triệu. Do đó, tiêm chủng vẫn là một phương pháp an toàn để có thể dự phòng cho bé khỏi các căn bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
2. Biểu hiện của sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì?
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là một tình trạng nặng nề, vì vậy phát hiện sớm các triệu chứng của sốc là cơ sở để có thể có hướng xử lý và cấp cứu kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Một số biểu hiện điển hình báo hiệu tình trạng sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ:
- Sốt cao kéo dài, khóc thét,
- Nổi mề đay, phát ban, phù, da tái nhợt,…
- Khó thở, khò khè, ngạt mũi, chảy nước mũi, co kéo nhiều ở vùng bụng khi thở, cánh mũi phập phồng, tiếng rít khi thở,…
Video đang HOT
- Nôn hoặc buồn nôn, đại tiện không tự chủ,…
- Trẻ vật vã, kích thích, co giật,…
- Tim đập nhanh, nếu đo huyết áp có thể thấy huyết áp hạ, huyết áp kẹt hoặc không đo được, trong các trường hợp nặng có thể ngừng tim.
Nếu phát hiện được những triệu chứng báo hiệu sốc phản vệ đang diễn ra, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời khi cần thiết.
3. Những nhóm trẻ dễ bị sốc phản vệ sau tiêm chủng
Mặc dù sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ có nguy cơ xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, nhưng một số những nhóm trẻ được ghi nhận có khả năng gặp sốc phản vệ cao hơn mức bình thường như:
- Trẻ có phản ứng dữ dội ở lần tiêm chủng trước.
- Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.
- Trẻ bị HIV.
- Trẻ sinh thiếu tháng.
- Trẻ mắc hội chứng Down.
- Trẻ có bệnh tim, phổi,…
4. Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ có chữa được không?
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là rất nguy hiểm và diễn tiến nhanh chóng, tuy nhiên nếu được phát hiện và chẩn đoán kịp thời thì vẫn có thể điều trị được.
Các điều trị chủ yếu cho một trường hợp sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ bao gồm:
- Điều trị suy hô hấp bằng thờ oxy, đặt nội khí quản, sử dụng các thuốc chủ vận beta,… để cải thiện chức năng đường dẫn khí.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, bù dịch cấp cứu, sử dụng thuốc co mạch (thường dùng nhất là adrenalin) để cải thiện tình trạng tuần hoàn của người bệnh.
- Sử dụng các thuốc kháng histamin, corticoid để làm giảm tình trạng dị ứng, ức chế miễn dịch của cơ thể nhằm giảm nhẹ các đáp ứng dị ứng gây sốc.
Điều trị sốc phản vệ sau khi tiêm chủng là sự chạy đua với thời gian, phát hiện và điều trị càng sớm sẽ càng hạn chế các tổn thương thứ phát do tình trạng sốc gây nên và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.
Có thể thấy rằng, sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, vì thế các bậc cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ để có thể phát hiện kịp thời các biểu hiện của sốc phản vệ. Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
QN
Làm rõ nguyên nhân trẻ phản vệ sau tiêm chủng ở Sơn La
Sở Y tế tỉnh Sơn La đã báo cáo với Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và mời các chuyên gia lên kiểm tra, đánh giá tình hình và tìm nguyên nhân.
Như đã đưa tin, trong đợt tiêm chủng cho trẻ em vừa qua, tại tỉnh Sơn La đã có một số trường hợp trẻ bị phản vệ sau khi tiêm chủng. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế tỉnh Sơn La đã báo cáo với Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và mời các chuyên gia lên kiểm tra, đánh giá tình hình và tìm nguyên nhân gây ra tình trạng sốc phản vệ ở trẻ sau tiêm chủng.
Sở Y tế Sơn La, Hội đồng tư vấn chuyên môn đã tổ chức cuộc họp đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế
Chiều 18/2, tại Sở Y tế Sơn La, Hội đồng tư vấn chuyên môn đã tổ chức cuộc họp đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế theo Quyết định số 72/QĐ-SYT ngày 17/2/2020 của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La, với sự có mặt của 9/10 thành viên và một số chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực tiêm chủng mở rộng, hồi sức cấp cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương.
Hội đồng đã xem xét kỹ lưỡng các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, đánh giá về diễn biến lâm sàng, phân tích nguyên nhân của từng trường hợp và kết luận. Về các nguyên nhân Hội đồng nhận định 3 nguyên nhân chính:
Sốc phản vệ không hồi phục sau tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib (SII) mũi 3 trên cơ địa trẻ có tiền sử đẻ non, loại trừ nguyên nhân do thực hành tiêm chủng.
Khi phát hiện các triệu chứng bất thường gia đình đều không đưa ngay đến Trạm Y tế xã nên không được xử trí sớm, bỏ lỡ "Thời gian vàng" trong xử trí phản vệ.
Các trường hợp trẻ khác do trẻ phản ứng sau tiêm chủng, nghĩ nhiều đến phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine, loại trừ nguyên nhân do thực hành tiêm chủng. Các trường hợp trẻ bị phản vệ gia đình đưa ngay đến Trạm Y tế, Bệnh viện đều được xử trí kịp thời, sức khỏe ổn định.
Về kết quả điều tra, giám sát về qui trình bảo đảm chất lượng vaccine và thực hành tiêm chủng tại các đơn vị y tế liên quan (từ tuyến tỉnh, huyện đến Trạm y tế) đã thực hiện tốt công tác vận chuyển, bảo quản vaccine, vật tư tiêm chủng và thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo qui định của Bộ Y tế.
Sau khi xác định và đánh giá các nguyên nhân, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi tiêm chủng và người dân thực sự yên tâm, hội đồng chuyên môn đã yêu cầu và chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Sơn La cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, khám sàng lọc, hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc theo dõi trẻ sau tiêm chủng, phát hiện sớm, chẩn đoán, xử trí phản ứng phản vệ. Tạm dừng sử dụng vaccine DPT-VGB-Hib (SII): lô số 2858Y043A, hạn sử dụng ngày 31/8/2020SII trên địa bàn tỉnh Sơn La, tiến hành gửi mẫu vaccine về Viện Kiểm định quốc gia để kiểm định chất lượng lô vaccine này. Chương trình Tiêm chủng Quốc gia sẽ sớm cấp cho tỉnh Sơn La lô vaccine khác để duy trì lịch tiêm chủng.
Chỉ đạo các Trạm Y tế các xã trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên theo kế hoạch. Tăng cường truyền thông về lợi ích của tiêm chủng, hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm chủng./.
Theo VOV
Trẻ bị sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? Sau tiêm chủng, cơ thể của trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng thể hiện sự đáp ứng với vacxin, trong đó có trẻ bị sốt sau tiêm chủng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt là bình thường và sẽ tự lui mà không cần điều trị và không để lại biến chứng. 1. Trẻ bị sốt sau tiêm...