Sốc nhiệt trong ôtô đậu dưới trời nắng
Ngồi trong ôtô đậu một chỗ đóng kín cửa, dù bật điều hòa hay không, chỉ một tiếng đồng hồ cơ thể đã thiếu oxy, sốc nhiệt, não bộ tổn thương.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định ở lâu trong ôtô đóng kín, nhất là khi xe đậu dưới trời nắng, rất nguy hiểm, dù xe có bật điều hòa hay không.
Khi xe đóng kín, không bật điều hòa, nhiệt độ trong xe cao gần gấp đôi nhiệt độ ngoài trời. Trong một giờ đầu, người ở bên trong sẽ có nguy cơ bị ngạt thở do thiếu oxy, sốc nhiệt, mất nước và dịch.
Hiện nay, thời tiết các tỉnh miền Bắc nắng nóng, có nơi lên tới 40 độ, làm cho sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe càng cao, quá trình ngạt thở, sốc nhiệt diễn ra càng nhanh. Người già và trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng hơn cả.
“Thời gian dẫn đến các tai biến sức khỏe và hệ quả còn tùy vào thể trạng từng người, số lượng người trong xe, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời. Càng nhiều người trong xe thì oxy càng mau hết”, bác sĩ cho biết.
Khi cơ thể thiếu oxy, não bộ tổn thương, có thể dẫn tới các phản xạ co cứng, hoặc hôn mê, nguy cơ tử vong nhanh hơn, sau 2-3 giờ hoặc hơn.
Khi xe đóng kín, nổ máy và bật điều hòa, nhiệt độ khá dễ chịu. Song cơ thể lại có nguy cơ ngộ độc carbon monoxide (CO).
CO là một loại khí không màu, không mùi, rất độc, khi vào cơ thể, triệu chứng ban đầu là mệt mỏi. Khi xe bật điều hòa, mức oxy (O2) giảm, khí CO phát sinh trong khi xe hoạt động tăng làm giảm lượng O2 đi vào máu, khiến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong. Tùy tính năng cơ học của chiếc xe mà lượng khí thải CO khác nhau, làm người trong xe ngạt thở nhanh hoặc chậm.
Video đang HOT
Theo Goody Feed, các chuyên gia thế giới cũng cảnh báo nhiều lần về thói quen đỗ xe bật điều hòa, ngủ trưa nhanh trong ôtô, là điều cực kỳ nguy hiểm. Chưa đầy một giờ người ta có thể chết vì ngộ độc khí carbon monoxide (CO).
Ngoài ra, một quan niệm sai lầm phổ biến của nhiều người là mở cửa sổ xe hơi để thông gió, thoáng khí. Các chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi cửa sổ xe mở, carbon monoxide sẽ tích tụ ở mức thấp hơn, khiến nồng độ oxy trong máu bị hạ thấp, dẫn đến mất chất lỏng cơ thể.
Theo bác sĩ Chính, tốt nhất không nên ở lâu trong ôtô, kể cả khi mở cửa. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa việc lái ôtô hàng giờ khi xe đóng kín cửa và khi ngủ trong xe đóng kín đang đỗ.
Khi lái xe, bạn nhận thức được nhiệt độ trong xe cũng như bất kỳ rò rỉ khí nào có thể xảy ra, cơ thể cũng tự động điều hòa thân nhiệt phù hợp. Mọi người có xu hướng tìm đến cửa sổ nếu bắt đầu cảm thấy ngột ngạt hoặc cần không khí trong lành. Ngược lại, ngủ bên trong xe hơi hoặc bị nhốt trong xe, không thể mở cửa, cơ thể dễ tăng nhiệt và bị tấn công bởi khí CO.
Các bác sĩ khuyên tài xế chỉ nên ngủ trong xe khi gặp trường hợp khẩn cấp và đặt báo thức. Cách tốt nhất là tìm một khu vực nghỉ ngơi và rời khỏi xe.
Nhiều người nhập viện vì sốc nhiệt, bác sĩ cảnh báo rủi ro mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng gây hiện tượng mất nước, mất điện giải khiến người cao tuổi dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh, nghiêm trọng nhất là sốc nhiệt và tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân nhập viện tăng gấp đôi
Kiểu thời tiết cực đoan của mùa hè tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người cao tuổi. Trên thực tế, từ khi cả nước bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng, số lượng bệnh nhân cao tuổi được Bệnh viện Lão khoa Trung ương tiếp nhận cũng đã tăng vọt.
Bác sĩ Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Bác sĩ Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ: "Trong giai đoạn thời tiết mát mẻ, trung bình mỗi ngày một bác sĩ tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương thăm khám 30-35 bệnh nhân. Tuy nhiên, từ đầu mùa hè đến nay, con số này đã tăng gần gấp đôi, lên mức 45-60 bệnh nhân/ngày. Số bệnh nhân phải nhập viện cũng tăng, hầu hết do các vấn đề về tim mạch và hô hấp".
Theo lý giải của chuyên gia này, thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa hè gây hiện tượng mất nước, mất điện giải khiến người cao tuổi dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh. Thêm vào đó, hiện tượng nắng mưa thất thường trong những ngày gần đây cũng làm phát sinh những vấn đề về mũi họng, hô hấp như: viêm mũi xoang, viêm phế quản hoặc khởi phát các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Nguy cơ sốc nhiệt, tai biến mạch máu não do nắng nóng
Tuy nhiên, 2 vấn đề nguy hiểm nhất với người cao tuổi thường gặp khi thời tiết quá nắng nóng vẫn là sốc nhiệt và tai biến mạch máu não.
"Khi thời tiết quá nắng nóng, người già dễ bị sốc nhiệt. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tốc độ sinh nhiệt vượt quá khả năng đào thải của cơ thể, dẫn đến tình trạng rối loạn hoặc ngừng các quá trình chuyển hóa của cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan. Những người làm việc hoặc đi lại dưới thời tiết nắng nóng (thường trên 40 độ C) trong thời gian dài, đặc biệt là trong khoảng thời gian cao điểm 10h-14h sẽ dễ bị sốc nhiệt. Người bị sốc nhiệt sẽ có biểu hiện sốt cao, khó thở, rối loạn nhịp tim, nặng có thể suy hô hấp, hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến suy đa cơ quan như: suy gan, suy thận, tiêu cơ vân, trụy tim mạch..." - BS Vân Anh cho biết.
Khác với sốc nhiệt, tình trạng tai biến mạch máu não ở các bệnh nhân lớn tuổi, mà Bệnh viện Lão khoa Trung ương tiếp nhận vào mùa Hè, lại thường xuất phát từ việc sử dụng điều hòa sai cách.
Chuyên gia này phân tích: "Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đi từ ngoài nắng vào phòng điều hòa lạnh sẽ khiến huyết áp và nhịp tim người cao tuổi thay đổi mạnh, là nguyên nhân dẫn đến cơn tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp (do co mạch đột ngột)".
Các dấu hiệu cảnh báo "bệnh mùa hè" ở người cao tuổi
Khác với người trẻ, người cao tuổi có khả năng điều chỉnh bị suy giảm nên một số dấu hiệu "cảnh báo" về bệnh lý thường không dễ nhận ra. Theo BS Vân Anh, vào mùa hè, cần hết sức lưu ý với những triệu chứng sau ở người lớn tuổi: đau họng, ho, sốt, khó thở, chóng mặt, đau mỏi xương khớp, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa..., bởi đây có thể là "phần nổi" của các vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, và nên đến khám tại các cơ sở y tế sau khi ghi nhận, để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, đặc biệt với các bệnh nhân có nhiều bệnh nền mãn tính thì càng cần phải chú ý hơn.
Cách bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi trong mùa Hè
Để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi trong giai đoạn thời tiết tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe như hiện nay, BS Vân Anh lưu ý những nguyên tắc sau:
- Hạn chế ra ngoài trong những ngày nắng gắt. Trong trường hợp có việc buộc phải ra ngoài thì cần che chắn cẩn thận, luôn chuẩn bị sẵn áo mưa, ô để tránh mưa đột ngột.
- Không nên ở ngoài trời nắng quá lâu. Để tránh những tác động có hại trên tim mạch, khi đi ngoài trời nắng về không nên vào phòng điều hòa ngay và tránh giải khát nhanh bằng cách uống nước lạnh, bia lạnh.
- Chỉ nên duy trì điều hòa ở mức 26-27 độ C. Bên cạnh đó, phòng điều hòa nên có quạt gió để không khí trong phòng được lưu thông.
- Duy trì chế độ tập thể dục hàng ngày. Vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát nên tập thể dục ngoài trời với các bài tập phù hợp cho người cao tuổi như đi bộ, tập dưỡng sinh... Khi thời tiết quá nắng nóng có thể lựa chọn tập thể dục trong nhà như đạp xe tại chỗ, đi bộ với máy tập chạy, tập yoga...
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bỏ quên bé 19 tháng tuổi trên ôtô: Lời kể gia đình Khi cháu đang chơi trên ôtô thì bố mẹ khóa sập cửa lại và đi làm việc khác, thời điểm đó, ôtô không nổ máy, không bật điều hòa. Liên quan đến thông tin bé trai 19 tháng tuổi bị bỏ quên trên xe ô tô, ngày 9/6, trao đổi với báo Đất Việt, đại diện Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc (tỉnh...