Sốc nhiệt do nắng nóng: Dấu hiệu và cách điều trị
Sốc nhiệt thường xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao quá mức, gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.
Sốc nhiệt (hay say nắng) là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi cơ thể không thể kiểm soát được nhiệt độ bên trong.
Các triệu chứng của sốc nhiệt có thể thay đổi từ nhẹ đến rất nghiêm trọng. Chúng thường giống nhau ở cả người lớn và trẻ em. Đôi khi, trẻ cũng có thể gặp một số triệu chứng khác biệt.
(Ảnh: Getty)
Các dấu hiệu sốc nhiệt ở người lớn
Trước khi bị sốc nhiệt, người bệnh thường bắt đầu bị kiệt sức do nhiệt – tình trạng có thể được điều trị bằng cách hạ nhiệt. Tuy nhiên, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cảnh báo nếu không được điều trị, tình trạng này có thể chuyển sang sốc nhiệt.
Các dấu hiệu của kiệt sức do nhiệt/lả nhiệt bao gồm:
Đau đầu
Chóng mặt và nhầm lẫn
Chán ăn và cảm thấy buồn nôn
Đổ nhiều mồ hôi và da nhợt nhạt, sần sùi
Thở nhanh hoặc tim đập nhanh
Nhiệt độ cao từ 38 C trở lên
Video đang HOT
Chuột rút ở tay, chân và bụng
Rất khát nước
Bạn cũng nên chú ý đến các triệu chứng nặng hơn, vì chúng có thể cho thấy tình trạng bệnh đã trở nên tồi tệ hơn thành sốc nhiệt.
Các dấu hiệu này bao gồm:
Vẫn cảm thấy kiệt sức sau 30 phút nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống nhiều nước
Không đổ mồ hôi ngay cả khi cảm thấy quá nóng
Nhiệt độ cao từ 40 C trở lênThở nhanh hoặc hụt hơiCo giật
Mơ hồ
Không phản ứng
(Ảnh: Getty)
Các dấu hiệu sốc nhiệt ở trẻ em
Các triệu chứng của sốc nhiệt ở người lớn và trẻ em rất giống nhau. Tuy nhiên, NHS cho biết thêm: “Trẻ em có thể trở nên mềm nhũn cơ thể và buồn ngủ”.
Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu kiệt sức do nhiệt, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ vào nơi bóng mát và hạ nhiệt cho trẻ. Các triệu chứng đột ngột xấu đi cần được xử trí khẩn cấp.
Cách hạ nhiệt
NHS khuyến nghị bạn nên thực hiện 4 bước chính để hạ nhiệt cho người bị kiệt sức vì nhiệt. Trước hết, bạn nên đưa người đó đến nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Sau đó, bạn để họ nằm xuống và nâng chân họ lên một chút. Bước tiếp theo, bạn cho họ uống nhiều nước, cũng như làm giảm thân nhiệt bằng cách dùng khăn mát xoa đều lên da. Bạn cũng có thể dùng quạt hoặc chườm lạnh vùng nách và cổ. Hãy theo dõi tình trạng của họ và gọi cấp cứu khi cần thiết.
Cách bảo vệ sức khỏe trẻ em trong mùa hè
Vào mùa hè nóng nực, trẻ em có thể gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe như một số bệnh dị ứng và nhiễm trùng.
Tiến sĩ Suresh Birajdar, bác sĩ nhi khoa, Bệnh viện Motherhood, cho biết nhiệt độ và độ ẩm cao khiến các vấn đề sức khỏe ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Ông đưa ra một số dấu hiệu và tình trạng sức khỏe cũng như biện pháp phòng ngừa mà bố mẹ cần lưu ý.
(Ảnh: Getty/Indian Express)
Sốc nhiệt
Nguyên nhân của tình trạng này là do tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Khi bị sốc nhiệt hoặc say nắng, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như kiệt sức, đau đầu, chóng mặt và suy nhược.
Để giải quyết, hãy hạ thân nhiệt của trẻ bằng nước hoặc chườm đá. Khi hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ cần đội nón hoặc mũ lưỡi trai để che đầu.
Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nóng và ẩm ướt dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn có thể làm ô nhiễm thực phẩm, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Vì vậy, cần tránh ăn thức ăn lề đường và thức ăn ôi thiu hoặc chưa nấu chín.
Mất nước
Trong mùa hè, trẻ có xu hướng mất nhiều nước và muối dưới dạng mồ hôi. Do đó, trẻ cần được bổ sung bằng cách duy trì đủ nước. Nước dừa, sữa và nước chanh là một số lựa chọn tốt để giữ nước cho trẻ.
(Ảnh: Pexels)
Cháy nắng
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da của trẻ. Cháy nắng sẽ gây đỏ, viêm, phồng rộp và cũng có thể bong tróc da. Bố mẹ không nên cho trẻ ra nắng khi chưa bôi kem chống nắng, đặc biệt tránh cho trẻ ra ngoài từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều.
Phát ban
Phát ban, rộp da, nhiễm trùng và dị ứng thường thấy ở trẻ em. Ngoài ra, bệnh chàm cũng là một bệnh ngoài da trở nên trầm trọng hơn vào mùa hè do mồ hôi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tăng tiết dầu; từ đó khiến con bạn bị phát ban trên da.
Để kiểm soát tình trạng kích ứng da, bố mẹ có thể chườm lạnh lên vùng da bị ảnh hưởng. Cho trẻ mặc quần áo cotton thoải mái và rộng rãi trong mùa hè và tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm cho da nào mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các bệnh lây truyền qua đường nước
Nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến thương hàn, tiêu chảy, tả, vàng da và kiết lỵ ở trẻ em. Bạn nên chuẩn bị nước lọc cho trẻ đem theo khi đi chơi, hoặc đến trường.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc có thể dẫn đến các triệu chứng như đỏ, ngứa và viêm mắt. Bạn nên thường xuyên chăm sóc mắt cho trẻ, đảm bảo trẻ không chạm tay vào mắt và uống thuốc khi cần thiết.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Đây là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em gia tăng trong mùa hè do uống không đủ nước. Do đó, trẻ cần giữ vệ sinh cá nhân tốt và uống đủ nước.
6 dấu hiệu đáng ngạc nhiên tố cáo bạn căng thẳng quá mức mà không nhận ra Dù bạn không nhận ra, nhưng cơ thể bạn không bao giờ nói dối, và khi quá sức chịu đựng, nó sẽ gửi thông điệp kêu cứu đến bạn. Sau đây, trang tin Bright Side sẽ giải mã những tín hiệu căng thẳng mà cơ thể bạn đang gửi cho bạn. 1. Bạn nghiến răng Nguyên nhân lớn nhất của tật nghiến răng...