Sốc nặng với mẹ chồng hiện đại
Mẹ chồng của con vừa đồng bóng vừa ăn chơi, con liệu thân đấy. Ngày tôi bước chân về nhà chồng, cô tôi cảnh báo vậy.
Trước khi cưới, tôi đã biết điều này qua những lần tiếp xúc với mẹ chồng tương lai. Trong lòng thấy rối rắm nhưng đâu thể từ bỏ tình yêu của mình.
Ngày cưới, mẹ chồng diện áo dài vàng chóe, môi đánh son bóng, vòng cổ, vòng tay lòe loẹt. Bạn bè rỉ tai tôi: cứ như bà ấy sắp lên đồng ấy nhỉ!
Tôi gượng cười tự trấn an mình. Tiệc cưới tan, tôi mệt nhoài vì hết tốp này đến tốp khác co kéo chụp ảnh, còn mẹ chồng thì vẫn tươi tỉnh tạo dáng đủ kiểu.
Buổi tối đầu tiên ở nhà chồng, mẹ chồng tôi quần short, áo sát nách. Tôi chẳng thể thoải mái như ở nhà nên ý tứ mặc áo phông quần lửng. Mẹ chồng tôi nhìn thấy, nhíu mày:
- Váy đâu mà mặc quần áo cho nóng. Không mang về thì lên tủ lấy tạm quần short của mẹ mà mặc.
Tôi bối rối cười trừ. Chồng tôi xin phép bố mẹ hôm sau đưa tôi đi hưởng tuần trăng mật. Vừa cất lời, mẹ chồng đã cảnh báo: đi đâu thì đi nhớ phải để ý đếnsức khỏe kẻo không trăng mật lại thành vỡ mật.
Dự tính xuống máy bay sẽ gọi điện cho bố mẹ, nhưng tôi quên bẵng vì vài người bạn thân chờ sẵn ở sân bay. Bạn bè lâu ngày gặp nhau, chuyện trò tíu tít. Chồng tôi cũng chẳng nhớ. Đang rôm rả, tôi nghe điện thoại đổ chuông, màn hình hiển thị số của mẹ chồng và cái giọng oang oang cất lên:
Video đang HOT
- Chúng mày làm cái gì mà đến nơi không thèm gọi điện về hả? Có biết bố mẹ ở nhà lo lắng như thế nào không? Con với cái, vô tâm đến thế là cùng!
Rồi mẹ chồng cúp máy. Tôi vừa lo sợ vừa ái ngại với bạn bè, nhưng chồng tôi trấn an: tính mẹ thế đấy, dễ nổi nóng nhưng cũng nhanh nguội lắm.
Tôi đi hết cú sốc này sang cú sốc khác với mẹ chồng.
Rút kinh nghiệm nên suốt cả tuần trăng mật ngày nào tôi cũng gọi điện về. Mẹ chồng nghe chẳng mấy mặn mà. Nỗi lo trong tôi càng tăng lên. Tôi cứ nghĩ về nhà bão không nổi thì cũng mưa dông, sấm chớp.
Nhưng vừa xuống sân bay, một cơn gió mát lành ùa đến:
- Hai đứa sắp về đến nơi chưa, mẹ chuẩn bị cơm nước xong rồi, đừng tạt ngang tạt ngửa ở đâu nhé!
Hồi mới làm dâu, tôi hết bỡ ngỡ này đến hụt hẫng khác. Dù chẳng dễ dàng để thích nghi nhưng lâu dần cũng quen. Gạt bỏ những phiền phức, rắc rối vì cá tính của mẹ chồng, tôi nhận ra bà có nhiều cái… lạ. Bà hay cáu nhưng chẳng giận ai lâu. Có lần, chỉ vì sơ ý, tôi hất nước vào đôi giày thể thao của mẹ, bị bà mắng té tát ngay trước giờ đi làm. Vậy mà sau đó bà làm tôi cảm động khi đi xe ôm đến tận cơ quan mang cặp lồng cơm tôi để quên. Chồng là con trai duy nhất, đi công tác vài ngày là bà đã cuống quýt lên, nhưng bà lại chủ động cho chúng tôi ra ở riêng. Nhớ có lần chồng tôi hay la cà quán xá về muộn, biết tôi buồn, mẹ gọi điện sang: “Đừng buồn nhiều, chóng già. Mày chọn bộ quần áo đẹp nhất, gọi bạn bè đi uống cà phê, xả hết buồn bực đi. Đừng quá phụ thuộc vào chồng. Mày cứ nhìn mẹ đây này, mẹ mà không như thế thì bao năm qua chắc héo mòn vì bố mày rồi”.
Có lần tôi nghe phong thanh chồng có “bồ”. Cũng chẳng có chứng cứ nhưngtin đồn đó đủ làm tôi phiền muộn, tìm cách theo dõi. Trong khi tôi khóc lóc thìmẹ chồng tôi bình thản: “Con có ba đầu sáu tay cũng chẳng kiểm soát được nó, vậy thì dại gì mà đi làm cái việc tốn công vô ích đó. Yêu chồng thì tốt, nhưng yêu chồng mà vứt cái bản thân mình đi thì quá dại dột. Con cứ sống vui vẻ, tươi trẻ, không chừng nó phải lo mất vợ”.
Cứ thế, dần dần mẹ đã thay đổi tôi. Từ một cô gái yếu đuối, tôi đã cố gắng nhiều để độc lập, mạnh mẽ. Chồng tôi ban đầu chẳng dễ chịu với sự thay đổi này. Biết tôi có mẹ chồng “chống lưng”, có lần chồng tôi đùa: “Đời thuở nhà ai mẹ chồng lại tiếp tay cho con dâu để hạ bệ con trai chứ!”, mẹ cười: “Mẹ chẳng thiên vị đứa nào cả, mẹ mong hai con luôn biết quan tâm, biết cách để giữ gìn hạnh phúc thôi”.
Theo Phunutoday
Vợ chồng thời hiện đại: Ví ai nấy giữ!
Có những cặp vợ chồng lại cực kỳ sòng phẳng trong việc chi tiêu. Ví ai nấy giữ, tiền ai nấy xài.
ảnh minh họa
Mặt trái của "tiêu kiểu Mỹ"
Như vợ chồng anh Tiên - chị Hạnh (Q. Tân Bình). Những lần đi ăn ngoài, hai vợ chồng đều "mời" nhau hẳn hoi, và ai mời người ấy trả tiền. Chi tiêu trong gia đình thì chia đôi, anh một nửa, chị một nửa. Lúc đầu, chị Hạnh thường tự hào: "Vợ chồng tớ luôn "share" tiền kiểu Mỹ, thế là chả ai làm phiền ai". Nhưng chỉ được một thời gian, sau đó, những rắc rối bắt đầu nảy sinh. Tự do tiêu tiền riêng nên anh khá phóng khoáng, thoải mái với gia đình bên anh và với cả bạn bè. Lúc đầu, chị chỉ cảm thấy hơi khó chịu khi anh chẳng thèm hỏi ý mình, nhưng đến lần bạn anh mượn một số tiền lớn rồi "xù đẹp" thì chị không thể chịu được nữa. Chị bắt đầu dò xét rồi chất vấn anh thu nhập bao nhiêu, xài tiền những việc gì, cho gia đình bao nhiêu, cho bạn bè mượn thế nào... Anh phản ứng gay gắt với chị, cho rằng đó là quyền tự do cá nhân của anh. Anh cũng lật lại chuyện chị thua lỗ chứng khoán và chuyện chị cho em trai mượn tiền kinh doanh mà không biết ngày nào "thu hồi vốn". Đến lúc này, anh chị mới giật mình nhìn lại. Cả hai cùng tiêu xài mà không biết thu nhập của nhau, không có phần tiền dành dụm tích lũy hay tiền cho những khi nguy cấp. Đó là lúc còn làm ra tiền, nếu một khi công việc gặp trắc trở, việc tiêu xài không có kế hoạch thế này rất dễ gây nên một lỗ hổng ngân sách không cách gì lấp nổi.
Kế hoạch "một hòm, hai chìa"
Tốt nhất là lập kế hoạch "một hòm, hai chìa", luôn tôn trọng, bình đẳng trong chi tiêu. Điển hình cho trường hợp này phải kể đến cặp vợ chồng trẻ anh Huy và chị Tâm (Q.3). Trước khi cưới, anh Huy đã cùng vợ ngồi lại bàn tính rất "dân chủ" chuyện tiền nong hậu kết hôn. Theo "hợp đồng" giữa hai người thì tiền lương thư ký giám đốc của chị Tâm sẽ dùng để chi xài hàng ngày, còn lương "cứng" của anh được giữ lại chi vào các "khoản lớn": tiền học cho con, tiền bảo hiểm nhân thọ, các khoản để dành phòng khi khẩn cấp... và quan trọng nhất là "bỏ heo" mua nhà! Anh chỉ xài bằng những khoản "mềm", tiền làm thêm, tiền thưởng lễ... và gói gọn chi tiêu, kể cả các khoản giao tiếp xã hội vào trong đó.
Tuân thủ theo đúng thỏa thuận nên anh chị đều cảm thấy dễ chịu. Phần anh Tâm, không bị vợ "truy thu" hàng tháng, lương kỹ sư cầu đường lại rủng rỉnh nên anh rất thoải mái với bạn bè. Hỏi anh có lập quỹ đen không, anh cười lớn: "Quỹ đen quỹ đỏ làm gì! Mặc dù không phải nộp hết tiền cho vợ nhưng trách nhiệm trụ cột gia đình vẫn là mình. Người đàn ông không hết lòng lo cho gia đình mà còn bày đặt quỹ đen chi tiêu những việc mờ ám thì chỉ tổ tự hạ thấp nhân cách mình trong mắt vợ!".
Quả thật, quyền tự do nắm giữ tài chính giữa vợ chồng là điều tốt khi đạt được sự thỏa hiệp giữa hai bên. Thu nhập của vợ chồng phải công khai, và việc chi tiêu vào các khoản gì trong gia đình, chung hay riêng cũng phải minh bạch, trắng đen rõ ràng để đối phương khỏi thắc mắc, nghi ngờ.
Khi được trao quyền chi tiêu, người vợ hoặc chồng không cảm thấy bị cánh cửa hôn nhân siết chặt. Các ông chồng không phải cuối tháng dốc hết hầu bao trút vào "ngân hàng vợ". Như thế, các ông cũng không phải thập thò lập "quỹ đen" cho riêng mình. Mà đã nói đến "quỹ đen" là có bao hàm cả những chi tiêu không minh bạch.
Tiền bạc không quyết định hạnh phúc, nhưng biết cách quản lý tiền bạc và tiêu dùng thông minh cũng là cách để bảo toàn hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Theo Motthegioi
4 hiểu lầm khiến phụ nữ hiện đại đua nhau không lấy chồng Thời hiện đại, những người phụ nữ không những xinh đẹp mà còn giỏi giang... Thế nên có nhiều người đồng ý với quan điểm, nếu có tiền, có công việc và có nhan sắc thì chẳng dại gì đi lấy chồng? 1. Thành công sự nghiệp thì khó có gia đình hạnh phúc Người ta thường nói chỉ những người yêu bằng...