SỐC: Mỗi ngày, người Việt bỏ ra 44 tỷ đồng ăn trái cây Thái, Trung Quốc
Mỗi ngày Việt Nam chi khoảng 2 triệu USD để nhập rau củ quả từ Thái Lan và Trung Quốc (tương đương 44 tỷ đồng). Trong khi đó, trái cây trong nước lại phải “vật vờ” chờ “giải cứu”… Đó là con số mới nhất được Tổng cục Hải quan đưa ra sau khi thống kê số liệu 2 tháng đầu năm nay.
Lực lượng chắc năng ở cửa khẩu hải quan Lạng Sơn kiểm tra lô quýt Trung Quốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: Việt Tùng
Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, trong hai tháng đầu năm 2017, Việt Nam chi 164 triệu USD để nhập khẩu rau quả, tức mỗi tháng chi hơn 80 triệu USD.
Trong đó, rau quả nhập từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm tới 70% kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam với hơn 114 triệu USD trong hai tháng đầu năm.
Như vậy, mỗi ngày Việt Nam chi khoảng 2 triệu USD (tương đương hơn 44 tỉ đồng) nhập rau củ quả từ hai thị trường trên. Điều đáng nói, bên cạnh các sản phẩm trái cây xứ lạnh, trái cây ôn đới mà Việt Nam không sản xuất được, phần lớn rau củ quả nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc… đều tương tự các sản phẩm có sẵn trong nước.
Thái Lan là thị trường nhập rau quả lớn nhất của Việt Nam từ đầu năm đến nay với 83 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch với các sản phẩm gồm xoài, mãng cầu, me, sầu riêng, mít, măng cụt, chôm chôm… Còn với Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu rau củ quả trị giá 32 triệu USD trong 2 tháng đầu năm, chủ yếu là bắp cải, xà lách, khoai tây, cam, táo…
Cán bộ kiểm dịch “soi” trái cây Trung Quốc trước khi cho thông quan. Ảnh: Việt Tùng
Theo ông Nguyễn Văn Hòa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, tâm lý “sính ngoại” và do “khuất mắt” nên nhiều người tiêu dùng trong nước chuộng mua hàng nhập khẩu. Đối với trái cây Thái, dù cùng loại với trái cây Việt Nam, tuy nhiên, một số loại có mùa vụ thu hoạch kéo dài, hương vị, chủng loại có đa dạng hơn, mẫu mã được chăm chút hơn… nên lấy được lòng người Việt.
Theo Danviet
Video đang HOT
Nông sản Trung Quốc được "soi" kỹ trước khi vào Việt Nam
Nói đến trái cây, hàng nông sản Trung Quốc, người tiêu dùng trong nước thường tỏ ra khá lo ngại bởi chất lượng an toàn thực phẩm. Vậy, trái cây Trung Quốc vào Việt Nam phải trải qua những khâu kiểm soát như thế nào, trước khi được đưa vào nội địa nước ta để tiêu thụ.
PV Dân Việt đã có một ngày theo chân cán bộ Chi cục Kiểm dịch Thực vật vùng VII (Lạng Sơn) và tận mắt chứng kiến các khâu kiểm soát, kiểm định này.
Để một quả táo, quả cam, quýt, mỗi một kg hành, tỏi, hạt dẻ, hạt đậu... vào nội địa đến tay người tiêu dung phải trải qua cả chục khâu kiểm soát, từ lấy mẫu, quan sát bằng cảm quan, cho đến phân tích bằng các kỹ thuật hiện đại...
Tất cả các container hoa quả, hàng nông sản đều được các nhân viên kỹ thuật của Chi cục Kiểm dịch Thực vật vùng VII lấy mẫu ngẫu nhiên.
Công tác kiểm soát, kiểm định được thực hiện bởi Chi cục Kiểm dịch Thực vật vùng VII tiến hành. Bà Nguyễn Thị Hà - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch Thực vật vùng VII cho biết, công việc của Chi cục là kiểm soát tất cả các dịch bệnh, sâu bệnh gây hại có trên hoa quả và các mặt hàng nông sản được nhập vào nước ta có thể lây lan, gây hại cho hoa màu.
Ngoài ra, những năm gần đây, Chi cục còn được trang bị máy móc hiện đại để kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm dư lượng kháng sinh, thuốc BVTV, chất bảo quản...
"Chúng tôi sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên tại các container hàng của chủ hàng để phân tích. Sau 24 giờ các mẫu kiểm tra sẽ cho kết quả, còn đối với các lô hàng có thương hiệu uy tín thời gian kiểm tra sẽ nhanh hơn. Nếu các lô hàng đủ tiêu chuẩn, chúng tôi sẽ cấp giấy chứng nhận và khi đó lô hàng đó mới được phép nhập vào nước ta, lưu thông trong nội địa" - bà Hà cho biết.
Theo chân các kỹ thuật viên đi lấy mẫu, chúng tôi quan sát thấy các mẫu được lấy ngẫu nhiên. Bước đầu các kỹ thuật viên quan sát bằng mắt thường rồi mới chọn mẫu. Sau khi lấy mẫu, các mẫu được đưa về phòng phân tích, tại đây các kỹ thuật viên đã dùng các máy móc thiết bị hiện đại để phân tích. Đặc biệt, vừa qua Chi cục đã được trang bị một máy soi hiện đại và có thể kết nối máy ảnh, internet với các chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật, nên sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác hơn, giúp cho quá trình thông quan, cũng như phát hiện dịch bệnh, sâu bệnh và lô hàng chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh hơn.
Dưới đây là những hình ảnh Dân Việt ghi lại, quy trình kiểm soát, kiểm định thực vật, hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh của Chi cục Kiểm dịch Thực vật vùng VII.
Sau khi các thùng hàng được lấy ngẫu nhiên từ trên container xuống, sẽ được mở thùng và lựa chọn lấy mẫu.
Công tác chọn mẫu ban đầu bằng quan sát mắt thường để chọn ra các mẫu nghi vấn để kiểm tra.
Các mẫu được đưa về phòng phân tích, dùng máy phân tích hiện đại, có kết nối với máy ảnh, Internet với các chuyên gia của Cục Bảo vệ Thực vật cùng phân tích, nên sẽ cho kết quả nhanh và chính xác hơn.
Hình ảnh một tổ kén sâu bệnh trên lá quýt, sau khi được soi bằng máy soi.
Các hoa quả, hàng nông sản sau khi lấy mẫu được bổ ra để phân tích nhằm tìm ra các sâu bệnh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản...
Các mẫu hàng nông sản khô được lưu giữ ở một vị trí riêng.
Quả mít sau khi lấy mẫu, phân tích, được ghi chú đầy đủ ngày tháng, chủ hàng và kỹ thuật viên tiến hành kiểm định, phân tích mẫu.
Đây là nhãn mác của đơn vị phân phối cam của Trung Quốc, tên đơn vị được ghi bằng hai thứ tiếng Trung và Việt.
Theo Danviet
Rau quả Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam đón tết Càng sát tết, rau củ quả từ Trung Quốc (TQ) tấp nập nhập vào VN. Nhiều tiểu thương đã hô biến cam TQ thành cam Việt chỉ sau vài chục phút... Cam Trung Quốc về chợ đầu mối được một số tiểu thương bóc nhãn để biến thành cam Việt - Ảnh: C.Trung Hiện hằng đêm tại chợ đầu mối thực phẩm nông...