Sốc, đa số trẻ em bị bạo hành bởi chính người thân
số trẻ em từ 2 – 4 tuổi trên toàn thế giới (khoảng 300 triệu trẻ) đang chịu các hành vi bạo lực về tâm lý hoặc thân thể bởi chính những người chăm sóc các em ở nhà. Đó là con số “đáng sợ” vừa được Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ( UNICEF) công bố ngày 2.11.
Báo cáo mới nhất của UNICEF đã tiết lộ một con số lớn kinh ngạc: Trẻ em – kể cả những trẻ chỉ mới 12 tháng tuổi – đang bị bạo lực, thường là bởi chính những người được giao phó chăm sóc các em.
Cụ thể, có tới 3/4 số trẻ em từ 2 đến 4 tuổi trên toàn thế giới (khoảng 300 triệu trẻ) chịu các hành vi gây sức ép về tâm lý hoặc bị trừng phạt thân thể bởi chính những người chăm sóc các em ở nhà.
Một vụ trẻ bị bạo hành ở trường. Ảnh: IT
Tại 30 quốc gia có dữ liệu, cứ 10 trẻ dưới 1 tuổi thì có 6 em thường xuyên bị kỷ luật bằng bạo lực. Gần như trẻ dưới 1 tuổi bị lắc người để trừng phạt và cứ 10 trẻ thì có 1 em bị đánh hoặc bị tát vào mặt, đầu hoặc tai. Báo cáo cũng cho biết, cứ 7 phút lại có 1 trẻ vị thành niên bị tử vong do bạo lực.
Về bạo lực tình dục đối với trẻ em trai và trẻ em gái, theo đó, tại 28 quốc gia có dữ liệu, trung bình 90% trẻ em gái vị thành niên từng bị ép quan hệ tình dục nói rằng thủ phạm của vụ xâm hại đầu tiên là người quen của các em.
Ông Cornelius Williams, Trưởng Ban Bảo vệ Trẻ em của UNICEF cho biết: “Tổn hại đối với trẻ em trên toàn thế giới thực sự rất đáng lo ngại. Trẻ nhỏ bị tát vào mặt; trẻ em gái và trẻ em trai bị ép tham gia các hành vi tình dục; trẻ vị thành niên bị giết hại tại chính cộng đồng của các em – bạo lực đối với trẻ em không chừa một ai và không có ranh giới.”
Tại Việt Nam, mặc dù đã có những tiến bộ trong thay đổi quan niệm và thực hành chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhưng nhiều hình thức bạo lực đối với trẻ em như bạo lực thân thể, xâm hại tình dục, lạm dụng lao động vẫn còn rất phổ biến.
Video đang HOT
Nhiều trẻ em bị xâm hại bởi chính người thân, quen. Ảnh minh họa: IT
Kỷ luật bạo lực đang diễn ra phổ biến với gần 68,4% trẻ em độ tuổi 1-14 được báo cáo là đã từng bị cha mẹ hoặc người chăm sóc bạo lực ở nhà. Khoảng 20% trẻ em gái và trẻ em trai 8 tuổi nói rằng các em bị trừng phạt thân thể ở trường. Khoảng 16% trẻ em (tương đương 1,7 triệu trẻ) độ tuổi 5-17 được coi là lao động trẻ em, trong đó 7,8% làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, thống kê cho thấy, cả nước đã xảy ra 315 vụ xâm hại trẻ em bao gồm các nhóm trẻ em bị mua bán, bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực. Cảnh báo về nạn bạo hành và xâm hại trẻ em, tại phiên họp Quốc hội khóa 14 ngày 1.11, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Thị Thủy cho biết, đây chưa phải là con số cuối cùng, vì trên thực tế con số nạn nhân bị bạo hành, xâm hại trẻ em chưa bị phát giác vẫn còn nhiều.
Trong khi đó đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) dẫn lại trường hợp cách đây hai tháng, một bệnh viện tại Hà Nội phải tiếp nhận một bệnh nhi mới hơn 1 tuổi bị đa chấn thương, hôn mê sâu, não bị tổn thương nghiêm trọng. Vị đại biểu Nam Định cũng đề nghị Quốc hội cần đưa nội dung về tình trạng bạo hành trẻ em vào chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian tới và coi đây là giám sát ở mức cao nhất.
Theo Danviet
Bé trai 1 tuổi bị bạo hành và nỗi day dứt trong tôi
Câu hỏi đặt ra là vì sao xã hội càng phát triển mà những hành vi ngược đãi, bạo hành con trẻ gần như có chiều hướng không giảm. Xu hướng cứ bực tức, giận dữ liền trút lên đầu con trẻ ngày càng dễ dàng tới thế?
Dư luận bàng hoàng khi nghe thông tin một bé trai chưa đủ 12 tháng tuổi bị bạo hành nghiêm trọng giữa Thủ đô.
Cụ thể, cháu bé được làm rõ tên thật là T.T.A, sinh ngày 23.8.2016, tức chưa tròn 1 tuổi.
Bé A nhập Viện Nhi trung ương trong tình trạng co giật, có rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể, trầy xước bộ phận sinh dục và chân tay.
Phía công an thông tin, có một người đứa bé A vào Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba (Hà Nội) xong vội chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn nhưng bé trở nặng nên người này buộc phải đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bé A bị bạo hành dã man
Người đưa bé A vào ngay sau đó đã bỏ đi rất nhanh. Thật may, ngay trong ngày, Công an đã mật phục và giữ được người này khi trở lại Viện dò la tình hình về bé A.
Tại cơ quan công an, người này khai được mẹ của bé A nhờ nuôi hộ do mẹ của A đang thụ án tù?
Khi chúng tôi gọi điện cho PGS.TS Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS.TS Lê Thanh Hải giọng rất buồn: Cháu bé nhập viên đã 2 ngày nay. Hiện giờ sức khỏe đã ổn định. Lúc cháu bé mới vào viện, nhiều bác sỹ nhìn cháu bầm dập mà không cầm được nước mắt, người lớn nào mà hành xử với cháu như vậy là quá tàn ác.
Rồi đây, những hành vi bạo hành, xuống tay dã man như với bé A. sẽ bị pháp luật trừng trị. Thế nhưng, tôi tin, nỗi ám ảnh và nỗi hoảng sợ sẽ dai dẳng đeo bám suốt cuộc đời của bé A.
Tôi lớn lên từ một xóm nghèo. Ngày đó, xóm tôi chủ yếu là công nhân, người làm thuê, làm mướn ở. Gần như ngày nào tôi cũng phải chứng kiến cảnh những cô cậu bạn bằng tuổi tôi bị bố mẹ, người lớn cho ăn đòn đến nỗi bầm tím, đi cà nhắc.
Trong số đó, tôi không quên một cậu bạn ngay gần nhà. Cậu này, dẫu cho bố mẹ đánh cỡ nào cũng không hề kêu khóc. Thế rồi, tới khi tôi học lớp 10 thì bỗng nghe tin cậu bỏ học và gia nhập một băng nhóm giang hồ. Gặp tôi, cậu còn khoe: Bố tớ không dám đánh tớ nữa.
Thế rồi tôi "chết sững" khi nghe tin cậu giết người và bị công an bắt. Trong vai trò là một phóng viên khi tòa soạn phân công đi viết bài, tôi gặp cậu trong trại tạm giam và hỏi: Sao ấy lại giết người?
Ánh mắt vô hồn, cậu nói: Tuổi thơ tôi toàn hứng roi vọt, tôi chúa ghét những gia đình nào giàu có, hạnh phúc!
Thế đấy, những trận đòn giáng xuống đầu con trẻ chỉ khiến trẻ con lì lợm, hung dữ hơn chứ không hề ngoan đi như suy nghĩ của người lớn.
Các y, bác sĩ, nhân viên phòng Công tác xã hội của Viện Nhi đang chăm sóc cho bé A.
Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cứ 5 phút qua đi lại có một em bé chết vì bạo lực.
Khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của tổ chức này tại Việt Nam cho thấy, có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực.
Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) thì cho hay, mỗi năm trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện.
Câu hỏi đặt ra là vì sao xã hội càng phát triển mà những hành vi ngược đãi, bạo hành con trẻ gần như có chiều hướng không giảm?
Phải chăng bạo lực đang lên ngôi và xu hướng cứ bực tức, giận dữ liền trút lên đầu con trẻ ngày càng dễ dàng tới thế?
Và nhói lòng thay, vai trò của cộng đồng, hội đoàn, chính quyền ở đâu khi con trẻ bị hành hung, ngược đãi tới mức như vậy?
Đấy vẫn là những câu hỏi day dứt không dễ gì trả lời.
Trong nỗi day dứt đó có một phần trách nhiệm của chính chúng ta.
Theo Danviet
Facebook chia sẻ dữ liệu với các nhóm cứu trợ qua bản đồ thiên tai Facebook sẽ chia sẻ những dữ liệu bản đồ do mình tạo ra, để có thể giúp Hội Chữ Thập Đỏ và các tổ chức khác tập trung vào những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai. Ví dụ về bản đồ thiên tai mà Facebook muốn triển khai đến các tổ chức cứu trợ. ẢNH: FACEBOOK Theo Engadget,...