Sốc: ‘bản sao’ thế giới ngoài hành tinh bên dưới thị trấn cổ 1.100 tuổi
Một thị trấn cổ ở Đức đã vô tình được con người xây dựng trên mảnh đất mang các đặc tính ngoài hành tinh giống ‘hố sự sống’ khổng lồ Jezero ở Sao Hỏa.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phân tích các mẫu đất, trầm tích từ Nrdlingen Ries ở Bavaria (Đức), một miệng hố va chạm rộng tới hơn 24 km, có niên đại 15 triệu năm mà 1.100 năm trước, con người đã vô tình xây nên thị trấn Nrdlingen bên trên.
Kết quả cho thấy suốt ngàn năm, nhiều thế hệ cư dân của thị trấn hình tròn kỳ lạ này đã sống trên một mảnh đất có đặc tính địa chất và hóa học y hệt hố thiên thạch khổng lồ Jezero của Sao Hỏa mà không hay! Jezero chính là chiếc ‘hố sự sống’ mà NASA đang nhắm đến trong các sứ mệnh tìm kiếm sinh vật ngoài hành tinh.
Người dân thị trấn cổ đã bước đi trên ‘bản sao’ của hố sự sống Jezero trên Sao Hòa mà không hay – ảnh: WIKIMEDIACOMMONS
Không rõ thiên thạch đã tạo nên thế giới ‘bản sao’ của Jezero trên trái đất này bắt nguồn từ đâu, nhưng các yếu tố ngoài hành tinh cổ xưa bao gồm các lớp đá và khoáng chất ở Nrdlingen Ries đã được bảo quản tốt hơn hầu hết mọi nơi khác trên trái đất.
Trong các sứ mệnh trước đó, các nhà vũ trụ học chỉ tìm thấy các miệng hố giống Nrdlingen Ries ở Sao Hỏa. Vì vậy, một thế giới bản sao ngay trên trái đất sẽ giúp họ có cơ hội vàng để ngược dòng thời gian tìm những mảnh ghép còn thiếu trong lịch sử sự sống Sao Hỏa.
Video đang HOT
Ảnh vệ tinh của NASA hé lộ địa hình của khu vực bên dưới các cấu trúc nhân tạo – ảnh: NASA
Theo giáo sư Eva Steken từ Trường Khoa học Trái đất và môi trường thuộc Đại học St. Andrew (Scotland, Vương quốc Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, họ đã xác định được các đồng vị nitơ quan trọng, thứ chắc chắn cũng tồn tại trên thế giới song song trên Sao Hỏa. Các đồng vị này phản ánh thế giới ngoài hành tinh cổ đại, quê hương của thiên thạch bí ẩn đã từng có những hồ nước có độ kiềm cao và khí quyển giàu CO2.
Một phần hố Jezero – ảnh: NASA
Và CO2 chính là thứ cần thiết để một thế giới xa mặt trời như Sao Hỏa cổ đại có thể đủ ấm để tồn tại đại dương trên bề mặt và sự sống. Rất tiếc, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bầu khí quyển của Sao Hỏa đã bị bốc hơi và hành tinh giờ chỉ còn là một thế giới khô cằn, chết chóc.
Vì vậy, việc có được ‘thế giới bản sao’ ngày trong tầm tay là điều kiện tuyệt vời để các nhà khoa học sớm giải mã bí ẩn sự sống cổ đại trên Sao Hỏa, cũng như góp phần định hướng các nhiệm vụ chinh phục hành tinh đỏ trong thời gian tới.
Theo A. Thư/Space, CNN/Người Lao động
Tàu đổ bộ phát hiện từ trường sao Hỏa bất thường
Từ trường tại điểm khảo sát trên sao Hỏa mạnh gấp 10 lần so với những gì các nhà khoa học tính toán trước đây, và đang biến đổi rất nhanh.
Dữ liệu mới nhất do tàu đổ bộ InSight của NASA trên sao Hỏa cho thấy từ trường của hành tinh Đỏ dao động rất nhanh. InSight là là tàu đổ bộ đầu tiên có máy cảm biến từ để đo từ trường của sao Hỏa từ khoảng cách gần.
Hình minh họa tác động của bão mặt trời lên sao Hỏa khi các hạt tích điện va chạm với khí quyển.
Các chuyên gia của dự án cho biết dữ liệu mặt đất cho thấy bức tranh chính xác hơn về nguồn gốc từ và hiện tượng từ hóa trên một diện tích rộng lớn. Từ trường ở nơi khảo sát mạnh hơn 10 lần so với kết quả tính toán dữ liệu của vệ tinh, ngoài ra dữ liệu của thiết bị lần này còn cho biết các nguồn sinh từ ở rất gần vị trí thiết bị.
Tàu InSight được thiết kế để thu thập dữ liệu trực tiếp trên sao Hỏa giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn sự hình thành của hành tinh Đỏ. Trước khi tàu hạ cánh vào tháng 11/2018, từ trường được đo bằng vệ tinh và thường tính trung bình khoảng cách lấy từ chấn tâm cách vệ tinh hơn 145 km.
Hàng tỷ năm về trước, sao Hỏa thường có từ trường toàn cầu, nhưng cách đây khoảng 4 tỷ năm từ trường biến mất mà không rõ lý do, khiến cho khí quyển không được bảo vệ khỏi bức xạ và vì thế vật chất trên sao Hỏa mất dần vào vũ trụ. Kết quả thu được lần này cho thấy bất cứ trường dư nào cũng đến từ những lớp đá già nằm sâu dưới bề mặt từ vài mét đến hàng kilomet. Các nhà khoa học dự định tiếp tục nghiên cứu sao Hỏa bằng các dữ liệu do tàu InSight thu thập để xác định rõ hơn trên sao Hỏa có các loại đá nào và chúng phân bố ở đâu.
Quan sát của InSight còn cho thấy ảnh hưởng của Mặt Trời đối với từ trường sao Hỏa. Mặt Trời tỏa ra các hạt tích điện đi khắp hệ mặt trời dưới dạng một hiện tượng gọi là gió mặt trời. Các hạt này mang từ trường liên hành tinh (IMF) và khi xâm nhập vào khí quyển sao Hỏa chúng có thể làm dao động từ trường của hành tinh này. Nguyên nhân là do sao Hỏa (không giống với Trái Đất) không có từ trường toàn cầu để chống lại các cơn bão mặt trời này.
Tàu InSight còn thu thập được một số dữ liệu lạ lùng khác cho thấy có sự dao động từ trường vào quãng nửa đêm. Điều này có vẻ liên quan đến chuyển động của gió mặt trời và IMF xung quanh sao Hỏa, gây ra các dòng điện và các từ trường ở đây. Sắp tới, các nhà nghiên cứu sẽ kết hợp dữ liệu của tàu InSight thu thập trên bề mặt và dữ liệu của tàu MAVEN (bay trên quỹ đạo sao Hỏa) thu thập trong khí quyển bên trên vị trí tàu đổ bộ InSight để xác định chính xác nguyên nhân của hiện tượng nói trên.
Các chuyên gia của NASA cho biết vì tất cả các quan sát trước đây đều từ lớp khí quyển ngoài cùng hoặc từ khoảng cách xa hơn nữa nên chúng ta không biết tác động của gió mặt trời có đến tận bề mặt sao Hỏa hay không. Những phát hiện mới đây rất có ích cho các dự án tiếp theo nghiên cứu về sao Hỏa.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Space
Tàu thăm dò của NASA tìm thấy nước trong khí quyển sao Mộc Sao Mộc mang nhiều đặc điểm độc đáo, ví như những cơn bão xoáy cuộn và những dòng khí đầy màu sắc chẳng hạn, chúng luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nhưng có một khía cạnh mà người ta ít nhắc đến, đó là lượng nước trên hành tinh này. Dữ liệu của tàu vũ trụ của NASA...