Sốc: 5 người tự bắn vào đầu nhưng vẫn sống sót thần kỳ
Một phát đạn găm đầu thường khiến một người chết ngay lập tức. Nhưng thật thú vị khi biết một số người lại may mắn sống sót sau sự kiện kinh hoàng này.
Sáng ngày 22/10/2010, cô Christen McGinnes, 45 tuổi bị trầm cảm quyết định tự sát bằng súng. McGinnes mới bị mất việc công việc cô đã làm suốt 18 năm. Cô cũng đã mất mẹ, một người bạn thân, chú chó cưng và bảo hiểm cho mình.
Cô quyết định tự tử trên ban công vì không muốn làm lộn xộn căn hộ của mình. McGinnes quyết định dùng khẩu súng lục và tự bắn vào đầu mình vì cô là người hiến tạng và muốn nội tạng của mình còn nguyên vẹn sau khi chết. Chĩa nòng súng vào ngay dưới cằm, McGinnes bóp cò nhưng không có chuyện gì xảy ra.
Rõ ràng, chỉ có 4 trong số 5 viên đạn được nạp và McGinnes đã bị tử thần từ chối. McGinnes thử lại lần nữa. Lần này, viên đạn đi từ hạm chạy lên đầu cô, phá hủy hàm và mắt phải của McGinnes. Cô bất tỉnh nhưng không chết.
Sau một loạt các cuộc phẫu thuật, McGinnes đã sống sót. Giờ đây, cô là một tình nguyện viên, giúp đỡ những người bị trầm cảm khác.
George
Năm 1988, George mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Điều này thường khiến anh lặp lại các hoạt động như rửa tay, tắm rửa và dọn dẹp lại mọi thứ. Nhược điểm này khiến cuộc sống của anh trở nên khó khăn hơn. Anh ta có vấn đề tập trung, nên bị mất việc dẫn đến bị trầm cảm và anh nghĩ đến việc tự tử.
Video đang HOT
George lấy một khẩu súng ngắn cỡ nòng 22 ly từ tầng hầm và tự bắn vào miệng. Viên đạn không giết chết anh mặc dù nó đã găm vào đầu và phá hủy thùy não trái của anh. Thật đáng kinh ngạc là nỗ lực tự sát bằng súng lại giúp anh hết bệnh. IQ của anh trở lại bình thường trước khi mắc chứng OCD và George đi học lại.
Các bác sĩ nhận ra rằng George đã bất ngờ tự chữa khỏi chứng OCD do viên đạn đi vào thùy trái của anh. Các bác sĩ luôn nghi ngờ về mối tương quan giữa vùng não này và chứng bệnh OCD. Trên thực tế, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh thường loại bỏ một phần của thùy trước bên trái như là một trong những nỗ lực cuối cùng để điều trị OCD.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 19/4/2017, Victor Sibson , 21 tuổi say rượu và quyết định tự tử. Anh ta lấy một khẩu súng ngắn, nhắm vào thái dương bên trái và bóp cò. Viên đạn xuyên qua mắt trái trước khi bay ra khỏi đầu Sibson và không may găm thẳng vào ngực cô bạn gái 22 tuổi của Sibson, Brittany-Mae Haag.
Mặc dù bị thương, Haag vẫn đủ sức gọi hàng xóm nhờ giúp đỡ. Nhưng thật không may, cô đã thiệt mạng sau buổi sáng hôm đó.
Còn Sibson không chết và được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Sibson được xuất viện vài tuần sau đó và thường phải đội mũ bảo hiểm để che giấu vết sẹo lớn vì đạn bắn ở thái dương. Sibson sau đó bị xét xử vì tội giết người cấp độ hai.
Andy Sandness
Đêm 23/12/2006, Andy Sandness, 21 tuổi bị trầm cảm và quyết định kết liễu cuộc đời mình. Anh chộp lấy một khẩu súng và bắn vào dưới cằm. Viên đạn đã phá hủy mũi, miệng và hầu hết khuôn mặt của anh ta. Toàn bộ hàm của anh ta cũng bị phá hủy, khiến anh chỉ còn hai chiếc răng. Nhưng Sandness không chết và nhanh chóng hối hận vì quyết định tự sát. Anh đã cầu xin một cảnh sát hãy cứu mạng mình. Nhưng các bác sĩ không thể tái tạo lại khuôn mặt của Sandness ngay cả sau một loạt các ca phẫu thuật. Sandness gần như không còn miệng và phải dán mũi giả.
Mười năm sau, Sandness được một người hiến tặng mặt. Calen Ross, một thanh niên 21 tuổi, cũng tự sát bằng cách bắn vào đầu nhưng không thoát chết. Sandness được Ross hiến mặt.
Sau một cuộc phẫu thuật ghép mặt kéo dài 56 giờ đầy mệt mỏi, các bác sĩ tại Mayo Clinic ghép mặt thành công cho Sandness. Sandness thừa nhận rằng khuôn mặt trông đẹp hơn anh mong đợi.
Darnal Mundy
Ngày 4/8/2015, bé Darnal Mundy, 3 tuổi, nghịch súng và không may súng bị cướp cò. Viên đạn găm thẳng vào đầu bé.
Bố mẹ Mundy bị đánh thức bởi tiếng súng và nhanh chóng đưa cậu bé đến bệnh viện. May thay, viên đạn không lấy đi tính mạng của Mundy. Cậu bé 3 tuổi tỉnh táo và khóc suốt đường đến bệnh viện. Cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật đầu và hồi phục hoàn toàn sau đó nhiều tháng.
Theo Danviet
Thảm kịch Busan : Nữ sinh bị 4 bạn học bạo hành đến chết?
Dù cảnh sát xác định cái chết của nữ sinh Jung là do tự sát nhưng gia đình và không ít người dân Hàn Quốc lại không chấp nhận kết luận này vì quá nhiều nghi vấn tồn tại.
Bạo lực học đường từ lâu vẫn là vấn đề gây nhức nhối xã hội Hàn Quốc. Dù chính phủ nước này đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn chưa thể chấm dứt triệt để vấn đề này. Tương tự như trường hợp của nam sinh 14 tuổi bị 4 bạn học đẩy ngã từ chung cư tử vong, trong quá khứ vào năm 2009, nữ sinh Jung Da Geum cũng thiệt mạng vì trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường. Nhưng nguyên nhân cái chết của cô vẫn gây tranh cãi, nhất là khi các nghi phạm được tha bổng và hiện vẫn đang sống rất tốt.
Sinh ra trong gia đình có bố làm bác sĩ, Jung sở hữu ngoại hình xinh đẹp, tính tình lại hòa đồng nên được bạn bè xung quanh vô cùng yêu quý. Tháng 12/2009, Jung khi đó 18 tuổi (tuổi Hàn Quốc), đang theo học tại một trường cấp 3 ở thành phố Busan, tham gia buổi dã ngoại ngoại khóa do trường tổ chức đến thăm huyện Hwasun, tỉnh Jeolla Nam và lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng. Học sinh dự kiến sẽ kết thúc buổi học ngoại khóa và trở lại Busan vào ngày 18/12. Thế nhưng, vào khoảng 5 giờ 40 phút sáng hôm ấy, người ta phát hiện Jung rơi từ tầng 12 của tòa nhà trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng rồi thiệt mạng.
Khi có mặt tại hiện trường, cảnh sát đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân cái chết của Jung là do tự tử. Thế nhưng, gia đình của nữ sinh lại phát hiện nhiều điểm khả nghi như những vết thương trên người con gái. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, những người bạn cùng phòng của Jung còn nghe thấy 2 tiếng thét thất thanh. Họ cho rằng bạn học của mình có thể bị hành hạ bằng bạo lực và những lời nhục mạ, sỉ vả. Thêm nữa, trước ngày lên đường tham gia buổi dã ngoại, một nữ sinh họ Shim đã để lại lời nhắn ám muội trên trang cá nhân của Jung. Thế nhưng, sau khi vụ việc đáng tiếc xảy ra, Shim lại xóa đi tin nhắn cũ và thay vào đó là dòng chữ: "Mình nhớ cậu lắm, Da Geum à. Nếu được, mình cũng muốn đi theo cậu về nơi đó". Dựa vào bằng chứng này, gia đình Jung cho rằng Shim và 3 nữ sinh khác (Kim, Jeon, Seol) chính là hung thủ trực tiếp ra tay giết chết hoặc dồn con gái họ đến đường cùng đến nỗi phải nhảy lầu tự vẫn.
Chân dung 4 nữ sinh được cho là nghi phạm hàng đầu gây ra cái chết của Jung. Theo nhiều tin đồn thì hiện tại, tất cả bọn họ vẫn đang sống rất tốt.
Cảnh sát tiến hành điều tra vụ án, bắt đầu từ nhân chứng là những người bạn ở cùng phòng với Jung trước khi chết. Thế nhưng, khi được triệu tập, các nữ sinh này lại đột ngột thay đổi lời khai, nói không thể nhớ chi tiết những gì đã xảy ra vào sáng hôm đó. Khi đó, không ít người nghi ngờ các nhân chứng đã bị một thế lực nào đó uy hiếp nên mới không dám nói ra sự thật. Chưa hết, chương trình "In Depth 60 Minutes" đài KBS dự định sẽ thu thập bằng chứng, phát sóng tập đặc biệt đưa tin về vụ án nhưng lại bị hủy lên sóng vào phút chót. Tháng 11/2010, cảnh sát chính thức khép lại vụ án với nguyên nhân cái chết của Jung được kết luận là do tự sát.
Bố mẹ Jung không thể bỏ cuộc trước cái chết đầy uất hận và đột ngột của con gái. Trong suốt thời gian dài, bố nạn nhân túc trực trước cổng Sở giáo dục tỉnh Busan để biểu tình, mong đòi lại được công bằng cho con gái bị nghi mất mạng trong tay chính những người bạn học của mình. Tháng 3/2012, cơ quan chức năng mở lại cuộc điều tra nhưng kết quả vẫn đi vào ngõ cụt. Theo như tin cập nhật từ trang cá nhân của Jung, do mẹ cô quản lý, thì sau khi Jung qua đời, bố mẹ cô đã đồng ý hiến tặng giác mạc cho một bệnh nhân 24 tuổi. Nghĩa cử cao đẹp của người nhà Jung, bất chấp sự mất mát quá lớn khiến người ta càng thêm xót xa cho cái chết của nữ sinh Busan.
Theo BK (Tri Thức Trẻ)
Giật mình trước con số người Hàn Quốc có ý định tự sát năm 2018 Theo Báo cáo điều tra xã hội năm 2018 của Cục Thống kê Hàn Quốc, với số dân 51,2 triệu người, có tới 5% dân số nước này (tương đương hơn 2,5 triệu người) có ý định tự sát. Con số 5% người dân Hàn Quốc có ý định tự sát theo Báo cáo điều tra xã hội năm 2018 của Cục Thống...