“Soán ngôi” Formosa, Hòa Phát sẽ trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam
Theo nhận định của ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT HPG), ngành thép ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thậm chí, tăng trưởng tiêu thụ thép sẽ là số dương chứ không phải số âm trong năm 2020.
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát – Trần Đình Long (Nguồn: HPG)
Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) vừa tổ chức buổi gặp mặt đại diện các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ trong và ngoài nước, dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long.
Củng cố vị thế dẫn đầu
Ông Trần Đình Long chia sẻ, năm nay do đại dịch Covid-19, nên Đại hội đồng cổ đông bị chậm lại, giống như đa số các doanh nghiệp niêm yết lớn khác.
Theo đó, Hòa Phát quyết định tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020 vào ngày 25/6/2020 tại Hà Nội. Dự kiến, Hội đồng quản trị sẽ họp để thống nhất kế hoạch kinh doanh trình Đại hội phương án kinh doanh với doanh thu dao động khoảng 85.000 – 95.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dao động từ 9.000 – 10.000 tỷ đồng.
Về cổ tức, ông Long cho biết, dự kiến đề xuất trình ĐHĐCĐ cổ tức 2019 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt. Tỷ lệ 5% bằng tiền mặt này là sự cố gắng lớn của Hòa Phát trong giai đoạn đầu tư.
“Các bạn đừng thấy 5% là con số bé, đó là con số rất lớn ở thời điểm hiện tại nếu so với hàng trăm công ty trên sàn. Từ năm 2020 Hòa Phát bắt đầu giảm đầu tư nên sẽ quay lại chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt hàng năm”, ông Long chia sẻ.
Video đang HOT
Đối với lĩnh vực kinh doanh thép, lãnh đạo HPG chia sẻ, đến năm 2021, khi 4 lò cao của dự án Dung Quất đi vào hoạt động đồng bộ, Hòa Phát sẽ đạt công suất thép thô 8 triệu tấn/năm và trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam, chứ không phải Formosa. Hiện tại thị phần thép xây dựng Hòa Phát đã đạt 31,4%, dẫn đầu cả nước và đã vươn lên dẫn đầu về sản lượng bán hàng ở thị trường miền Nam.
Ngành thép sẽ tăng trưởng dương
Đánh giá về tác động của Covid-19, Chủ tịch Long cho rằng ngành thép ít bị ảnh hưởng, sau khi các nền kinh tế phong tỏa thì hậu tái thiết sẽ phải đầu tư công rất nhiều. Gói đầu tư công 700.000 tỷ của Việt Nam chủ yếu giải ngân vào đường xá cầu cống, thì thép sẽ tiêu thụ tương đối tốt. Nhưng thực tế như thế nào còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới.
“2020 tăng trưởng tiêu thụ thép sẽ là số dương chứ không phải số âm”, ông Long nhận định.
Việc xuất khẩu phôi sang Trung Quốc được vị Chủ tịch Hòa Phát cho là câu trả lời tốt nhất cho sức cạnh tranh của thép Hòa Phát dù tỷ suất không bằng thép xây dựng thành phẩm. Bên cạnh đó, Hòa Phát sẽ đa dạng hóa thị trường chứ không bỏ trứng vào một giỏ và đang xuất khẩu phôi sang nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Giải đáp câu hỏi của các quỹ đầu tư về tỷ lệ nợ vay, bà Phạm Thị Kim Oanh – Giám đốc Tài chính của Tập đoàn cho biết, dự kiến đến cuối năm 2020, dư nợ của Hòa Phát tăng lên khoảng 46.000 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn tăng xoay quanh 22.000 tỷ đồng còn nợ ngắn hạn tăng thêm 3.000 tỷ đồng nhưng lượng tiền mặt sẽ tăng lên tương ứng.
Do đó nợ ròng của Hòa Phát (tức dư nợ trừ tiền mặt) đến cuối năm cũng xoay quanh mức 35.000 tỷ đồng như thời điểm hiện nay, đảm bảo sức khỏe tài chính an toàn.
Năm 2020, Hòa Phát đặt kế hoạch 3,6 triệu tấn thép xây dựng, 800.000 tấn phôi, 500.000 tấn HRC (bắt đầu chạy từ tháng 9). Sản lượng công ty tôn năm 2020 là 120.000 tấn. Sản phẩm ống thép đặt kế hoạch tương tự sản lượng thực hiện của 2019.
Về sản xuất Thép cán nóng (HRC), Hòa Phát dự kiến vận hành thử nghiệm vào tháng 8 và bắt đầu có sản phẩm từ tháng 9, sản lượng đạt khoảng 500.000 tấn. Nhưng sản lượng đó là chưa đủ, trước năm 2025, Việt Nam vẫn phải nhập thêm HRC.
Ông Long cho biết, tiến độ xây dựng của cảng Hòa Phát Dung Quất đến nay đã đạt trên 95%, dự kiến tháng 6 sẽ đón được tàu đầu tiên 200.000 tấn. Tàu càng to cước càng rẻ, Hòa Phát có thể mua quặng thẳng từ Brazil, Nam Phi, Úc mà không cần qua các cảng chung chuyển, giảm thiểu chi phí.
Năm 2021, sản lượng thép thô của Hòa Phát sẽ đạt 8 triệu tấn/năm khi 4 lò cao của khu liên hiệp Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động ổn định. Lúc đó Hòa Phát cần nhập 12 – 13 triệu tấn quặng, với lợi thế cảng biển sẽ tiết kiệm càng lớn chi phí, tăng cạnh tranh.
Đối với mảng nông nghiệp, sau 5 năm đầu tư, các trang trại chăn nuôi của Hòa Phát đều phát triển tốt, trình độ quản trị sản xuất ngày càng được nâng cao. Năm 2020, Hòa Phát dự kiến cung cấp cho thị trường 150.000 con bò Úc, 200.000 con heo thương phẩm và 700.000 quả trứng gia cầm/ngày vào thời điểm cuối năm.
Quý I/2020, lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát đã đạt gần 500 tỷ đồng. Dự kiến cả năm doanh thu mảng nông nghiệp đóng góp 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 1.200 tỷ đồng, lớn thứ 2 sau mảng thép./.
Hòa Phát muốn đầu tư tiếp 60.000 tỷ đồng mở rộng khu liên hợp Dung Quất
Quy mô giai đoạn mở rộng của dự án là 5 triệu tấn thép các loại. Diện tích đất sử dụng khoảng 166 ha.Tổng vốn đầu tư dự án 60.000 tỷ đồng bao gồm 50.000 tỷ đồng vốn cố định và 10.000 tỷ đồng vốn lưu động. Về cơ cấu vốn cố định, vốn tự có dự kiến 30.000 tỷ đồng vốn góp và vốn vay 20.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát ( HoSE: HPG ) sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông vào ngày 2/3 để lấy ý kiến bằng văn bản thông qua chủ trương giai đoạn mở rộng khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Ngày giao dịch không hưởng quyền vào 28/2. Thời gian dự kiến thực hiện lấy ý kiến cổ đông ngay trong tháng 3.
Quy mô giai đoạn mở rộng là 5 triệu tấn thép bao gồm 3 triệu tấn thép tấm cuộn HRC, 1 triệu tấn thép hình cỡ trung, 0,5 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao, 0,5 triệu tấn thép tròn cơ cơ khí chế tạo. Diện tích đất sử dụng khoảng 166 ha.
Tổng vốn đầu tư dự án 60.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn cố định dự kiến là 50.000 tỷ đồng, vốn lưu động là 10.000 tỷ đồng. Về cơ cấu vốn cố định, vốn tự có dự kiến 30.000 tỷ đồng vốn góp và vốn vay 20.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tự có 30.000 tỷ đồng được các cổ đông góp theo tiến độ triển khai dự án và được lấy từ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác.
Tiến độ thực hiện dự án chia làm 2 phân kỳ, trong đó phân kỳ I là xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày bàn giao đất và cấp phép xây dựng. Phân kỳ II là xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động trong thời hạn 36 tháng kể từ khi phân kỳ I hoàn thành.
Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) là Tại cuộc gặp chuyên viên phân tích cuối tháng 12/2019, lãnh đạo công ty khẳng định đã thu xếp gần như toàn bộ vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, trong đó Hòa Phát rót khoảng 30.000 tỷ đồng và vay nợ 20.000 tỷ đồng từ Vietcombank và VietinBank. Số 2.000 tỷ đồng còn lại tập đoàn sẽ bổ sung từ nguồn vốn khác nhờ có lãi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Thời gian khấu hao bình quân là 12 năm.
Dự án Dung Quất hiện tại cấu thành gồm 3 bộ phận chính là lò cao số 1 và lò cao số 2 có công suất tối đa 1,2 triệu tấn thép/lò, dây chuyền cán thép tối đa 2,5 triệu tấn/năm. Tổng công suất thiết kế vào khoảng 4,8 triệu tấn/năm.
Tại thời điểm 31/12/2019, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất là hơn 33.098 tỷ đồng, giảm khoảng 2% so với số đầu năm do một số dự án đi vào hoạt động ghi nhận khấu hao. Tài sản cố định hữu hình trong năm 2019 tăng từ 12.565 tỷ đồng lên thành 30.974 tỷ đồng.
Trong báo cáo đầu tháng 1, Hòa Phát cho biết khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã cơ bản hoàn thành, đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm giai đoạn 1 và đẩy mạnh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 của Khu liên hợp. Dự kiến toàn bộ hai giai đoạn sẽ đi vào hoạt động đồng bộ từ cuối quý II.
Kết thúc năm 2019, doanh thu đạt gần 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 7.500 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch lợi nhuận năm 2019, giảm khoảng 12,7% so với năm 2018.
Doanh nghiệp đầu ngành thép này mới đây cũng công bố sản lượng bán hàng thép xây dựng tháng 1 chỉ ở mức khiêm tốn 175.800 tấn, giảm 40,6% so với tháng trước do ảnh hưởng của 2 kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch và Âm lịch. So với cùng kỳ, sản lượng giảm 29%. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ tại miền Nam vẫn tăng hơn 41% so với tháng trước.
Theo Bảo Lâm/NDH
Bất chấp cách ly xã hội, doanh nghiệp thép lớn vẫn đạt kết quả kinh doanh khả quan tháng 4 Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tháng 4 giảm trên 15% so cùng kỳ năm trước. Giá nguyên liệu sản xuất thép hầu hết giảm hoặc đi ngang trong tháng 4. Hòa Phát tăng sản lượng bán thép cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong tháng 4, thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ...