Soái hạm Mỹ tới Philippines
USS Blue Ridge, tàu chỉ huy của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, hôm qua tới Philippines trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày.
USS Blue Ridge tại Cảng Nam ở thủ đô Manila của Philippines hôm qua. Đây là chuyến thăm thiện chí và thường lệ của soái hạm này tại Philippines. Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết chuyến thăm của tàu USS Blue Ridge sẽ làm sâu đậm thêm các mối quan hệ quân sự, cộng đồng và lịch sử bền chặt giữa hai nước. Ảnh: AFP
Binh sĩ Mỹ đứng trên boong tàu USS Blue Ridge khi soái hạm này đang cập cảng ở Manila. Thuyền trưởng của tàu USS Blue Ridge, ông Daniel Grieco, cho biết soái hạm của Hạm đội 7 sẽ không tham gia một hoạt động quân sự nào tại Philippines, kể cả cuộc tập trận chung Mỹ – Philippines mang tên Balikatan. Ảnh: Dvidshub
Đội quân nhạc của Philippines tấu bản nhạc chào mừng khi tàu USS Blue Ridge tiến vào Cảng Nam. Soái hạm này được đặt tên theo rặng núi Blue Ridge, thuộc dãy Appalachian ở miền đông nước Mỹ. Ảnh: Militaryphotos
Video đang HOT
Cận cảnh mạn phải và phần đuôi của tàu USS Blue Ridge. Có thể thấy rõ các thủy thủ và hai chiếc trực thăng màu xanh trên boong tàu. Ảnh: Xinhua
Tàu USS Blue Ridge mang theo 1.300 thủy thủy và lính thủy đánh bộ, với khoảng 12% trong số này có gốc gác Philippines. Nhiều người trong số họ thậm chí chưa về quê hương kể từ khi còn nhỏ. Ảnh: Xinhua
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho hay sự xuất hiện của tàu USS Blue Ridge không liên quan tới những tranh chấp trên Biển Đông. Thuyền trưởng tàu USS Blue Ridge thì từ chối bình luận về vấn đề này. Ảnh: Xinhua
USS Blue Ridge nặng 19.000 tấn và đã hoạt động trong biên chế của Hải quân Mỹ từ năm 1970 tới nay. Soái hạm này được kỳ vọng có thể hoạt động tới tận năm 2039. Trong suốt những năm qua, USS Blue Ridge đã tham gia vào nhiều hoạt động tại khắp các vùng biển trên thế giới, trong đó có cả việc hỗ trợ khắc phục thảm họa động đất sóng thần Nhật Bản hồi năm ngoái. Ảnh: Xinhua
Thủy thủ Jan Romnick Escano của tàu USS Blue Ridge trả lời phỏng vấn của báo chí Philippines sau khi soái hạm này cập cảng ở thủ đô Manila. Ảnh: Dvibshub
Các thủy thủ Mỹ trong đội quân kỳ đang đứng trên boong tàu USS Blue Rige. Ảnh: US Navy
Từ trái sang, thuyền trưởng Daniel Grieco, phó đô đốc kiêm chỉ huy Hạm đội 7 Scott Swift, phó đại sứ Mỹ tại Philippines Leslie A. Bassett và phó đô đốc kiêm Tư lệnh Hải quân Philippines Alexander Pama đang cùng cắt một chiếc bánh kỷ niệm trên khoang tàu USS Blue Ridge. Ảnh: USS Navy
Theo VNExpress
Mỹ sắp trao thêm tàu chiến cho Philippines
Mỹ sẽ sớm bàn giao tàu chiến thứ hai cho Philippines như một phần nỗ lực tăng cường quân sự cho đồng minh giữa bối cảnh Manila có căng thẳng trên biển với Trung Quốc.
Tàu tuần duyên Dallas của Mỹ. Ảnh: AFP
Mỹ năm ngoái đã chuyển giao chiến hạm Hamilton cho Philippines để bổ sung vào hạm đội hải quân đã lỗi thời của đồng minh châu Á. Mới đây, chiến hạm này đã được Philippines triển khai trên Biển Đông.
Trong tuần này, các nghị sĩ Mỹ sẽ hoàn tất các thủ tục để gửi một chiếm hạm khác là tàu tuần duyên Dallas cho Manila, ông Ed Royce, một nghị sĩ đảng Cộng hòa và ông Peter Lavoy, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết trong một cuộc họp hôm qua.
"Mỹ và Philippines mong muốn hòa bình và ổn định ở khu vực này, đó là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế toàn cầu", AFP dẫn lời ông Royce nói.
Philippines và các nước Đông Nam Á khác có liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, không đồng tình với các tuyên bố và hành động của Trung Quốc đối với khu vực quần đảo Trường Sa. Philippines cuối tháng trước tuyên bố sẽ thúc đẩy sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại nước này và tăng cường các cuộc tập trận chung giữa hai đồng minh. Điều này khiến báo chí Trung Quốc giận dữ, cho rằng Bắc Kinh cần áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế Philippines vì đã bắt tay với Mỹ. Hiện Mỹ có khoảng 600 lính đặc nhiệm ở Philippines, làm nhiệm vụ hỗ trợ quốc đảo chống khủng bố.
Ông Lavoy cho biết Mỹ đang cân nhắc các khả năng quân sự khi giúp Philippines chuyển trọng tâm từ đối phó với những nguy cơ trong nước sang tập trung xử lý các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng cung cấp các máy bay F-16 cho Philippines hay không, ông Lavoy cho biết Washington cần phải xem xét thêm về khả năng chi trả và nhiều yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định.
Ông Kurt Campbell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, cho biết việc hợp tác giữa hai nước phụ thuộc vào vấn đề nhân quyền. Quốc hội Mỹ đã phong tỏa 3 triệu USD vì lo ngại trước những vụ giết người ngoại tụng của quân đội Philippines.
"Dù những vụ giết người này đã được điều tra nhưng việc truy tìm và kết án thủ phạm vẫn là một thử thách lâu dài", ông Campbell nói. Tuy nhiên, ông Campbell cũng ca ngợi Tổng thống Philippines Benigno Aquino vì đã quan tâm giải quyết vấn đề nhân quyền và những mối lo ngoại của Mỹ, trong đó có nạn buôn người.
Philippines bắt đầu tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ sau các vụ đụng độ với Trung Quốc trên Biển Đông năm ngoái. Manila đã tăng cường tập trận chung với Washington, bên cạnh cải thiện năng lực quân sự bằng cách mua thêm soái hạm từ Mỹ. Chính sách này của Philippines phù hợp với chiến lược trở lại và tăng hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama. Mỹ cũng nhiều lần ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông, kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình đồng thời khẳng định sẽ ủng hộ Philippines trong vấn đề chủ quyền.
Theo VNExpress
Soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Hải quân Nga, vừa kỷ niệm tròn 280 tuổi đầu tuần này. Tàu chiến Varyag của Nga. Ảnh: RIA Novosti. Là một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga, Hạm đội Thái Bình Dương được ưu ái trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Nga...