Sở Y tế TP.HCM yêu cầu bệnh viện cảnh giác Covid-19
Ngày 30.9, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có văn bản khẩn gửi tất cả bệnh viện (BV) trên địa bàn, yêu cầu tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19.
Kiểm tra thân nhiệt người đến bệnh viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) – NGUYÊN MI
Theo đó, các BV đảm bảo sàng lọc tất cả mọi người ngay từ cổng vào BV. Tổ chức phân luồng người bệnh đến khám một cách hợp lý, đảm bảo người bệnh có triệu chứng sốt, triệu chứng hô hấp tách biệt khỏi những người bệnh khác ngay từ khi đến đăng ký khám bệnh…
Sáng 1.10.2020, Việt Nam thêm 1 ca Covid-19 mới, tổng cộng đã có 1.095 bệnh nhân
Theo Sở Y tế, về lâu dài, khi xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng BV thì cân nhắc chuyển đổi cấu trúc của một khoa lâm sàng bao gồm nhiều buồng bệnh đơn riêng biệt thay vì bố trí những buồng bệnh lớn có nhiều giường.
Bố trí buồng khám sàng lọc, khu vực cách ly tách rời khỏi tòa nhà chính, có lối đi riêng ngay từ cổng BV đến khu vực này giúp hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm chéo trong BV.
Con chảy nước mũi rồi lâm vào nguy hiểm, mẹ hối hận vì để người lạ hôn con
Đến bây giờ dù sức khỏe con trai đã ổn định nhưng chị Linh vẫn không quên 7 ngày sau sinh con trai phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.
Trước đây, chị Quý Linh (Hà Nội) đã đọc được câu chuyện "sau nụ hôn là cửa bệnh viện" của những mẹ cùng con chiến đấu với với virus RSV chỉ vì một nụ hôn nhưng chị vẫn không ngờ chính con mình lại bị giống vậy.
Chị Linh và bé Pate.
Sau sinh 7 ngày hốt hoảng đưa con vào viện cấp cứu
Chị Linh sinh bé Pate vào ngày 30/12/2019. Để đón bé chào đời bình an, cả quá trình mang bầu chị gặp vô vàn khó khăn khi gần đến ngày sinh mới biết các chỉ số máu giảm, con có nguy cơ bị tan máu bẩm sinh. Vợ chồng chị đi đến Bệnh viện Huyết học làm xét nghiệm may mắn không trùng gen nên nguy cơ con bị tan máu chỉ 0,8%, được chỉ định truyền máu.
Mặc dù nhập viện để truyền máu nhưng do lo thay máu không tốt nên gia đình chị đã xin ra viện và sang bệnh viện Đại học Y làm xét nghiệm lại cùng với truyền thêm sắt 5 ngày. May mắn 2 hôm sau đi đẻ xét nghiệm lại hầu hết các chỉ số đều ở mức an toàn nên chị được chỉ định sinh thường, bé Pate chào đời nặng 3,2kg. Vì trước đó mẹ phải truyền sắt nên lúc sinh, da bé Pate đen nhẻm.
Những tưởng đã được thở phào nhẹ nhõm vì mẹ tròn con vuông nào ngờ sau sinh 7 ngày, vợ chồng chị lại phải đưa con vào bệnh viện cấp cứu gấp.
Chị Linh kể, sau khi ra viện về nhà một vài ngày, chị thấy bé có những biểu hiện lạ. Ngày đầu tiên, chị thấy bé Pate bị hắt hơi. Ngày thứ 2, bé hắt hơi nhiều kèm chảy nước mũi. Ngày thứ 3, bé bị sốt nhẹ, sổ mũi nhiều, miệng sùi bọt cua. Chiều ngày thứ 3 chị có cho bé đi khám phòng khám ngoài được bác sĩ cho siro và theo dõi vì tiến triển của trẻ sơ sinh rất nhanh. Tuy nhiên 3h đêm bé bắt đầu sốt 38 độ nên 2 vợ chồng chị đã quyết định cho bé vào viện khám.
Lúc này, bác sĩ khám chỉ định làm xét nghiệm và chụp X-quang phổi, nhìn con bé tí như cái bánh mì bị lấy ven với mũi tiêm to khiến chị xót xa, chỉ biết khóc vì thương con. Sau khi làm hết các xét nghiệm, chị ngồi đợi đến 7h sáng nhận kết quả và được bác sĩ yêu cầu cho con nhập viện gấp nếu không sẽ bị suy hô hấp. Đến giờ phút ấy chị mới sững người khi biết con bị virus RSV xâm nhập.
"Mình đã đọc rất nhiều bài viết chia sẻ về việc hôn con và không ngờ chính em bé nhà mình lại bị virus RSV xâm nhập, sau sinh được 7 ngày thì nhập viện. Virus này rất bình thường với những trẻ lớn hơn 2 tuổi nhưng lại rất nguy hiểm với các bé sơ sinh", chị Linh cho hay.
Bé Pate nằm viện cấp cứu sau 7 ngày sinh.
Hành trình 9 ngày đưa con thoát khỏi nguy hiểm
Bé Pate nhà chị Linh vào nằm khoa cấp cứu hồi sức sơ sinh đúng 9 ngày. Hai ngày đầu tiên bé được chỉ định nằm lồng chiếu đèn vì vàng da, một ngày lại khí dung 3 lần, uống 3 lần siro kèm vỗ rung long đờm.
Những ngày đầu con nằm viện, nhìn thấy con bé xíu chịu những đau đớn khiến chị đêm nào cũng nằm khóc vì thương, vì xót con. Đó chưa kể, virus gây cho bé bị xẹp một bên phổi nên lúc nào cũng phải nằm nghiêng và chị như ngồi trên đống lửa khi ngày thứ 2 bé bị bội nhiễm sang phổi, bác sĩ phải chỉ định tiêm kháng sinh.
"Mình nhìn các mẹ ở phòng, mẹ nào cũng bình tĩnh có mỗi mình là ngày nào cũng khóc. Hóa ra là vì các mẹ ở đây lâu rồi, mình cũng vậy đến ngày thứ 4-5 không còn khóc nữa, chỉ biết sẽ cố gắng cùng con", chị Linh tâm sự.
Chị Linh bộc bạch, bé Pate nằm cấp cứu hồi sức sơ sinh nên chỉ được một mẹ một con, những gì con trải qua, con đau đớn chị là người chứng kiến hết. Vì thế nhiều người bình thản nói với chị rằng "chỉ là viêm phổi, viêm phế quản bình thường thôi có gì ghê đâu" là do mọi người chưa trải qua nên không thể hiểu được. Mọi người không biết virus RSV bình thường với những trẻ lớn nhưng đối với bé sơ sinh vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân thường là lây từ người lớn, anh chị em trong nhà bị ho, sổ mũi... gần đứa trẻ hoặc hôn hít vào miệng chúng.
"Phòng bé nằm thì có 6 giường, vì RSV là virus truyền nhiễm nên tất cả các bé bị nhiễm RSV phải nằm 1 phòng. Tất cả các bé nhiễm RSV chủ yếu là bé sơ sinh, bé nhà mình 7 ngày còn có bé 9 ngày đã phải nhập viện.
Bé nhà mình vào nhập viện hôm sau bác sĩ chỉ định tiêm kháng sinh. Lúc đó bé khóc nhiều lắm vừa phải chiếu đèn vừa phải tiêm, khí dung, rửa hút mũi, vỗ long đờm. Những ngày bé ở viện lúc nào cũng trong tình trạng ngủ li bì vì tiêm kháng sinh liều cao, bú không nổi, người đen sạm và quắt như cái bánh mì cháy", chị Linh chia sẻ.
Thời điểm đó, mỗi ngày các bác sĩ đến khám và cân nhìn thấy con càng ngày càng xuống cân làm chị nhói lòng. May mắn chồng là chỗ dựa lớn nhất đối với chị thời gian đó. Ngày nào sau khi lo cho con gái lớn đi học xong, anh cũng tất bật mua đồ ăn sáng đem vào cho chị rồi mới đi làm. Trưa về anh lại mang đồ ăn trưa vào rồi mới đi ăn. Nhờ vậy, chị không bị trầm cảm hay stress sau sinh và có động lực lớn để vượt qua.
Chị gái ở bên cạnh bé cũng phải đeo khẩu trang.
Được biết, bé Pate nằm viện 9 ngày thì đỡ và được chỉ định ra viện. Sau khi ra viện, gia đình chị tuyệt đối giữ cho bé không gian thoải mái, sạch sẽ nhất. Ai vào phòng hay làm gì cũng rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang tuyệt đối mọi lúc mọi nơi và đặc biệt không tiếp người đến thăm.
"Sau khi sinh, họ hàng đến thăm 2 mẹ con nhiều, có bế bé nữa. Vì thế, mình khuyên các mẹ mới sinh rằng hãy bảo vệ chính con mình, đừng để gặp phải trường hợp như con mình thì lúc đó hối hận cũng muộn", chị Linh chia sẻ.
Hiện nay, bé Pate được hơn 4 tháng nặng 7,5kg, tăng cân đều từng tháng. Tuy nhiên, bé vẫn hay khụt khịt thở rung rung vì tiền sử bị nhiễm RSV phải căm sóc cẩn thận, giữ cho con tốt. Từ trường hợp xảy ra với con trai, chị Linh khuyên, mọi người đẻ xong không nên cho ai đến thăm hoặc yêu cầu họ đeo khẩu trang vào để bảo vệ chính con mình.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Phó trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Trung ương) - cho biết, virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân và xuân hè.
Khi nhiễm virus RSV, triệu chứng ban đầu của trẻ là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh... do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công. Loại virus này lây qua đường hô hấp, nên trường hợp nhẹ có thể gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa), trường hợp nặng dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh.
Về điều trị, PGS Lê Thị Hồng Hanh cho biết đến nay, bệnh do RSV gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin...
Trẻ có thể tự khỏi, nhưng cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế kịp thời. Những trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thậm chí hỗ trợ thở oxy... Đặc biệt, virus RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám, không biết con nhiễm bệnh sẽ dễ khiến cho virus này phát tán rộng trong cộng đồng.
Để phòng bệnh, PGS Hanh khuyến cáo, cần tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi... Virus RSV có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay... Vì thế các phụ huynh cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ. "Đặc biệt, phải tránh thói quen hôn trẻ, bởi việc làm này có thể làm lây lan virus", bác sĩ Hanh cảnh báo.
Cơn bão cytokine và số lượng tế bào T gợi ý cách điều trị COVID-19 Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Frontiers in Immunology, một cơn bão cytokine ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Làm giảm số lượng tế bào T (một loại tế bào đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch)... đã gợi ý cách điều trị COVID-19. Các nhà khoa học nghiên cứu các trường hợp nhiễm...