Sở Y tế TP.HCM xử lý một vụ việc phức tạp không quá 3 ngày
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM định thời gian tối đa xử lý thông tin và công khai kết quả giải quyết thông tin phản ánh cho người dân với một vụ việc phức tạp không quá 3 ngày..
Ứng dụng “y tế trực tuyến” sẽ giúp ích nhiều cho người dân và cơ quan quản lý. – Ảnh: Duy Tính
Ngày 10.3, PGS – TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở này vừa ra mắt ứng dụng “y tế trực tuyến” sau gần 4 tháng xây dựng.
Đây là một ứng dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân cùng tham gia giám sát và phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về các hành vi vi phạm pháp luật trong hành nghề ở lĩnh vực y tế của các cá nhân và tổ chức.
Theo đó, người dân sau khi cài đặt ứng dụng “y tế trực tuyến” trên điện thoại thông minh (IOS và Android) sẽ dễ dàng phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân hoặc của các cơ sở hành nghề trong lĩnh vực y tế đến Thanh tra Sở Y tế. Người gửi thông tin phản ánh dễ dàng đính kèm các hình ảnh hoặc video, clip liên quan.
Video đang HOT
Đây là bước 1 của “Quy trình phản ứng nhanh trong tiếp nhận thông tin phản ánh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề trong lĩnh vực y tế” mà Giám đốc Sở Y tế vừa ban hành.
Bước 2, bộ phận tiếp nhận thông tin thuộc Thanh tra Sở Y tế khi nhận được thông tin phản ánh của người dân sẽ phân loại và chuyển thông tin (cũng qua ứng dụng “y tế thông minh”) đến các phòng chức năng và phòng y tế quận huyện để xử lý thông tin.
Bước 3, các phòng chức năng Sở Y tế và Phòng y tế quận huyện xử lý thông tin và phản hồi kết quả đến Thanh tra Sở Y tế (qua ứng dụng “Y tế thông minh”).
Bước 4, Thanh tra Sở Y tế, tuỳ tình huống cụ thể có thể phối hợp Phòng y tế quận huyện, các chuyên gia thuộc Sở Y tế và các sở, ban ngành có liên quan để xử lý vi phạm hành chính.
Bước 5, công khai kết quả giải quyết thông tin phản ánh để người dân biết.
Thanh tra Sở Y tế chịu trách nhiệm công khai tất cả kết quả xử lý vụ việc vi phạm trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế. Ngoài ra, Sở Y tế sẽ thông báo kết quả giải quyết đến người dân đã cung cấp thông tin phản ánh thông qua ứng dụng “Y tế trực tuyến”. Kkết quả giải quyết thông tin phản ánh cũng được Sở công khai rộng rãi bằng cách gửi tin nhắn đến người dân đã cài đặt ứng dụng “Tra cứu KCB”.
Với quy trình này, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM quy định thời gian tối đa xử lý thông tin và công khai kết quả giải quyết thông tin phản ánh không quá 24 giờ kể từ khi nhận phản ánh qua ứng dụng “y tế trực tuyến” đối với thông tin phản ánh cấp độ 1 (thuộc thẩm quyền của UBND quận huyện). Không quá 48 giờ đối với phản ánh cấp độ 2 (thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở). Không quá 72 giờ đối với phản ánh cấp độ 3 (thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở nhưng tính chất vụ việc phức tạp, cần sự phối hợp và hỗ trợ của các sở, ban ngành khác và Công an TP).
Theo thanhnien
Nhân viên massage tránh tiếp xúc với khách ở cự ly dưới 1 mét
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở cung ứng dịch vụ không phục vụ khách hàng có biểu hiện bệnh về hô hấp, nhân viên quán cần hạn chế bắt tay và tránh tiếp xúc với khách ở cự ly dưới 1 m.
Ngày 5/3, Sở Y tế TP.HCM vừa báo cáo với UBND TP.HCM về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Trong đó, sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hướng dẫn cách phòng tránh đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ tiếp xúc gần khách hàng như massage, cắt tóc...
Cụ thể, Sở Y tế đề nghị những cơ sở trên không phục vụ nếu khách hàng có biểu hiện bệnh về đường hô hấp. Nếu khách hàng tới từ vùng dịch, chủ cơ sở cần nhắc khách đi khám và báo lại cho trung tâm y tế địa phương.
Trước khi được phục vụ, khách hàng cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Khách ngoại quốc cần xuất trình đầy đủ thông tin cơ bản như tên, tuổi, nơi cư trú.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị rà soát, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở massage trong đợt dịch. Ảnh: Quang Huy.
Nhân viên phục vụ khách hàng phải đeo khẩu trang, hạn chế bắt tay và tiếp xúc với khách với khoảng cách dưới 1 m. Sau khi tiếp xúc khách hàng, nhân viên cần vệ sinh sạch sẽ tay và khử trùng bề mặt, vật dụng mà khách hàng sử dụng.
Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM ngày 29/2, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị chính quyền và các đơn vị liên quan rà soát, kiểm soát chặt chẽ các ngành dịch vụ trên địa bàn trong đợt dịch.
"Các ngành nghề như massage, có sự tiếp xúc nhiều với khách hàng cần phải lưu ý", ông Phong đề nghị.
Trước đó, trên địa bàn TP.HCM ghi nhận trường hợp cô gái làm nhân viên lễ tân của tiệm massage tại quận 1 đã tiếp xúc với vị khách người Hàn Quốc và có biểu hiện ho, sốt. Cô gái này có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona nhưng vẫn phải cách ly, điều trị trong 14 ngày.
Theo Zing
TP.HCM đề xuất xử lý tình huống người từ vùng dịch nhập cảnh qua nước trung gian Sở Y tế TP.HCM đề xuất Bộ Y tế xem xét tình huống 'người từ vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam qua nước trung gian' để có biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Duy Tính Theo báo cáo của Trung tâm kiểm dịch y tế quốc...