Sở Y tế TP.HCM lên tiếng về 150.000 ca dương tính sau test nhanh chưa được cấp mã số
Chiều 27-9, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – đã có những trao đổi liên quan đến việc đề nghị Bộ Y tế công nhận và cấp mã số cho 150.000 người bệnh có kết quả test nhanh dương tính với COVID-19.
Nhân viên trạm y tế lưu động P.11, Q.Tân Bình thăm khám và phát thuốc cho F0 đang điều trị tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHAN
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu khẳng định 150.000 người bệnh có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với COVID-19 chưa được Bộ Y tế cấp mã số đều có trong danh sách của TP.
150.000 trường hợp trên đều đã được ngành y tế TP tiếp nhận, lập danh sách và đã được điều trị theo dõi tại nhà. Những trường hợp này sẽ tác động tới mẫu số (tổng số ca nhiễm) của việc phân tích tình hình dịch bệnh tại TP.HCM.
“Ví dụ như tỉ lệ tử vong mà lâu nay chúng ta phân tích khoảng 4%, khi mẫu số tăng lên thì tỉ lệ tử vong sẽ giảm đi (số ca tử vong chia tổng số ca nhiễm – P.V.)
Thực ra cho đến hiện nay TP dựa vào các con số thực F0 để thu dung, điều trị cũng như điều trị tại nhà. Trong bối cảnh vắc xin đã bao phủ thì con số mắc mới chỉ là một tiêu chí trong những tiêu chí để phân cấp các vùng nguy cơ theo bậc”, bác sĩ Châu giải thích.
Video đang HOT
Lý giải về 150.000 trường hợp F0 chưa được Bộ Y tế cấp mã số, bác sĩ Châu cho hay theo quy định của Bộ Y tế, để xác định được một trường hợp là F0 thì phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, số trường hợp mắc COVID-19 tăng rất nhanh. Trong bối cảnh như thế, ngành y tế nhanh chóng xác định những trường hợp test nhanh dương tính là một trường hợp mắc bệnh để tiếp nhận, điều trị kịp thời thay vì phải chờ kết quả RT-PCR (nhanh nhất 24h).
Khi đó, cơ quan thường trực phía Nam của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công văn gửi TP.HCM cho phép được ghi nhận những trường hợp test nhanh dương tính là F0.
“Thời gian qua, TP ghi nhận tất cả những trường hợp test nhanh dương tính là F0. Tất cả những trường hợp này đều được quản lý, được đưa đi cách lý tập trung hoặc cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện và được phát những gói thuốc A,B,C.
Tóm lại tất cả những bệnh nhân này đều có trong danh sách của TP.HCM. Tuy nhiên, thống kê của Bộ Y tế chưa có những trường hợp này nên họ chưa được cấp mã số”, bác sĩ Châu thông tin.
Hiện nay theo thống kê của TP thì có khoảng 150.000 trường hợp F0. Như vậy, nếu con số này được Bộ Y tế công nhận, số ca mắc COVID-19 của TP sẽ tăng lên là 522.202 ca (tăng 40% so với số công bố).
'Nếu 150.000 F0 được cấp mã số, tỷ lệ tử vong thấp hơn 4%'
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế, nếu 150.000 người có kết quả test nhanh Covid-19 dương tính được Bộ Y tế cấp mã số, tỷ lệ bệnh nhân tử vong tại thành phố sẽ giảm chứ không phải 4% như tính toán trước đây.
Thông tin được bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM) cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 27/9.
Ông Châu lý giải, theo quy định của Bộ Y tế, để xác định một trường hợp là F0 phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính, vì test nhanh có kết quả sớm nhưng độ nhạy và đặc hiệu không cao. Hồi tháng 8 và 9, số ca bệnh tại TP HCM tăng nhanh, có thể gọi là đại dịch, nên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn (Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM) đã có công văn cho phép công nhận người có kết quả test nhanh dương tính là F0. Bởi trong bối cảnh đó, về mặt khoa học, một trường hợp có biểu hiện lâm sàng nhiễm Covid-19 qua test nhanh thì cần được nhanh chóng xác định "đây là một bệnh nhân Covid-19" để tiếp nhận, điều trị kịp thời thay vì chờ kết quả khẳng định RT-PCT (cần 24h).
Thành phố đã ghi nhận tất cả các trường hợp test nhanh dương tính này là F0 và quản lý đúng quy định, như đưa vào khu cách ly tập trung hoặc cho F0 cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện và cung cấp đầy đủ các túi thuốc A, B, C. "Tất cả bệnh nhân này đều có trong danh sách quản lý, theo dõi, chăm sóc, điều trị của thành phố. Tuy nhiên, do quy định của quốc gia, thì 150.000 F0 trên chưa được Bộ Y tế thống kê và cấp mã số nên Sở Y tế đề nghị Bộ bổ sung các trường hợp trên vào danh sách", ông Châu nói.
Theo bác sĩ Châu, việc cộng thêm 150.000 F0 này vào danh sách bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn sẽ làm thay đổi tổng số ca Covid-19 được ghi nhận. Đồng thời, tỷ lệ bệnh nhân tử vong được tính toán trước đây là 4% thì sẽ được giảm xuống. Mặc dù vậy, thành phố vẫn dựa vào con số F0 thực tế để thu dung, điều trị tập trung hoặc chăm sóc tại nhà.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu. Ảnh: Hữu Công
Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, hiện TP HCM ở mức độ 4 - có nguy cơ cao nhất, khi số ca mắc mới nằm ở ngưỡng 150/100.000 dân trong một tuần. Theo dự thảo hướng dẫn Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Bộ Y tế, thì tiêu chí số ca mắc mới chỉ là một trong nhiều tiêu chí. Đặc biệt là ở bối cảnh vaccine đã bao phủ, thì ca mắc mới chỉ là một trong các tiêu chí để phân cấp độ nguy cơ của địa phương.
Vì vậy, khi dựa vào yếu tố quan trọng khác là bao phủ vaccine trong cộng đồng và cho người trên 50 tuổi ở TP HCM đã được đảm bảo thì thành phố vẫn có thể hạ cấp độ nguy cơ xuống thấp hơn, các biện pháp an toàn cũng sẽ thuận tiện hơn cho các hoạt động của thành phố.
Trả lời VnExpress về khả năng đáp ứng của hệ thống y tế TP HCM so với các chỉ số trong dự thảo trên, ông Châu cho biết, bộ tiêu chí đang được xây dựng, thảo luận và chưa đưa ra tiêu chí cuối cùng nên Sở chưa thể trả lời thành phố đã có và chưa đạt những gì. Hiện, tuỳ theo mức độ nguy cơ của từng địa phương mà thành phố sẽ có biện pháp chống dịch phù hợp.
Thông tin thêm về năng lực điều trị của ngành y tế TP HCM trong tình hình mới, khi các lực lượng chi viện có thể rút quân, bác sĩ Châu nói rằng, tuỳ theo tình hình diễn tiến bệnh mà thành phố cùng Bộ Y tế sẽ có chiến lược thu gọn các bệnh viện dã chiến. Bộ Y tế đã cam kết các lực lượng chi viện vẫn tiếp tục ở lại "cho đến khi số bệnh nhân nặng giảm đi, phù hợp với năng lực điều trị của thành phố".
Cụ thể, thời gian tới, bên cạnh nhiệm vụ điều trị Covid-19, ngành y tế sẽ tiếp tục điều trị cho các bệnh khác, theo nguyên tắc: phục hồi công năng các bệnh viện để đảm bảo mỗi quận huyện có một bệnh viện đa khoa để tiếp nhận. Hiện, Bệnh viện quận 7 và Đa khoa khu vực Củ Chi đã chuyển F0 sang các bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức Covid-19 lân cận để "xanh hoá" theo vùng xanh. Vài ngày tới, hai bệnh viện này sẽ tiếp nhận điều trị bệnh nhân thông thường.
Nhân viên y tế phường Linh Tây (TP Thủ Đức) thăm khám và phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà, ngày 3/9. Ảnh: Quỳnh Trần
Ngoài ra, từ 1/10 đến cuối năm, dựa vào số ca mắc mới, ca nhập viện, bệnh nhân nặng, thành phố đã xây dựng lộ trình chuyển đổi, đóng cửa các bệnh viện dã chiến. Các bệnh viện dã chiến tại quận, huyện có sử dụng cơ sở vật chất của trường học sẽ đóng cửa. Đồng thời, thành phố dần chuyển giao và tiếp quản 3 bệnh viện dã chiến số 13, 14, 16 có trung tâm hồi sức Covid-19 của trung ương, sau đó biến đổi các bệnh viện này thành bệnh viện ba tầng. Trong đó, tầng 3 là trung tâm hồi sức - sẽ giao cho các bệnh viện lớn của thành phố tiếp tục vận hành.
Tính đến 18h ngày 26/9, thành phố ghi nhận 372.202 ca mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong ngày 26/9 có 3 chỉ số cùng giảm , gồm số bệnh nhân nhập viện trong ngày (2.805) sau một thời gian rất dài đã thấp hơn số bệnh nhân xuất viện (2.936); số bệnh nhân nặng phải thở máy (1.856) và số ca tử vong (122 - thấp nhất từ 22/8 đến nay).
Đến nay, thành phố đã tiêm được tổng cộng 9.625.803 mũi vacccine phòng Covid-19, gồm 6.816.113 mũi một và 2.809.695 mũi hai.
TP.HCM còn 150.000 ca mắc COVID-19 chờ Bộ Y tế xác nhận? Thống kê của ngành y tế TP.HCM xác định khoảng 150.000 ca có kết quả test nhanh dương tính với COVID-19 chưa được cấp mã số để quản lý. Điều này có nghĩa số ca mắc thực tế sẽ cao hơn rất nhiều so với con số Bộ Y tế đã công bố vừa qua. Nhân viên y tế phát túi thuốc, hướng...