Sở Y tế TP.HCM kiến nghị chi 500 tỉ đồng để giải quyết khó khăn cho cán bộ, nhân viên y tế
Trước tình trạng điều dưỡng nghỉ việc ngày càng tăng, ngành y tế TP.HCM đề xuất có cơ chế hỗ trợ học phí, thậm chí miễn phí cho người đăng ký học điều dưỡng.
Điều dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tranh thủ giờ nghỉ trưa để giải quyết hồ sơ bệnh án – Ảnh: XUÂN MAI
Sở Y tế TP.HCM ngày 14-10 đã tổ chức sơ kết hoạt động 9 tháng năm 2022 và các nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm.
Tại buổi sơ kết, ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – nêu ra một trong những hoạt động sắp tới ngành y tế triển khai là tích hợp khám sức khỏe người dân thành phố theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Theo đó, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm giống như nhân viên, cán bộ công chức.
Với hoạt động này, Sở Y tế xin đăng ký tích hợp hồ sơ sức khỏe điện tử với chương trình WHO PEN (gói can thiệp thiết yếu về bệnh không lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tổ chức Y tế thế giới).
Người đứng đầu ngành y tế cũng nêu ra 7 khó khăn, thách thức lớn của ngành sau dịch COVID-19. Theo đó, một trong những khó khăn lớn là hầu hết cán bộ, nhân viên y tế không có thu nhập tăng thêm do các cơ sở y tế không có nguồn kinh phí thực hiện nghị quyết 03. Bên cạnh đó cần mở rộng tất cả người lao động, kể cả nhân viên hợp đồng đều được hưởng khoản này.
Sở Y tế kiến nghị chi ngân sách để giải quyết các khó khăn nêu trên là hơn 500 tỉ đồng. “Đây là con số không nhỏ nhưng để giữ chân và tạo sinh khí làm việc cho nhân viên y tế thì việc này phải giải quyết”, ông Thượng nói.
Ông Thượng cho biết thêm, tình trạng điều dưỡng nghỉ việc ngày càng tăng và có nhiều người đã nghỉ hẳn. Sở Y tế kiến nghị UBND TP có văn bản đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nội vụ kéo dài thời gian sử dụng điều dưỡng hệ trung cấp đến năm 2030.
Video đang HOT
“Cần kéo dài thêm 5 năm nữa vì điều dưỡng nghỉ việc nhiều. Để điều dưỡng hệ trung cấp đi học nâng trình độ thì không có ai làm việc, tạo ra một vòng luẩn quẩn”, ông Thượng nêu.
Ngoài ra, ông Thượng còn kiến nghị cần có cơ chế hỗ trợ học phí, thậm chí miễn phí cho người đăng ký học điều dưỡng để “kích thích” học sinh sau khi tốt nghiệp đăng ký ngành điều dưỡng.
Nếu không có hỗ trợ này thì ngành y tế cực kỳ khó khăn, tạo một “tiền lệ” là không ai học điều dưỡng. Đồng thời cần có thêm trợ lý điều dưỡng, bổ sung chức danh trợ lý điều dưỡng như các nước phát triển đang làm.
Giám đốc Sở Y tế cũng kiến nghị được mở rộng danh mục đấu thầu thuốc, triển khai mở rộng danh mục thuốc cho trạm y tế, cần đầu tư xây mới tại các bệnh viện Tâm thần, Bệnh nhiệt đới, Chấn thương chỉnh hình…, cũng như được nâng cấp, nâng cao năng lực Trạm y tế xã đảo Thạnh An.
Vụ học sinh lớp 1 bầm tím tay chân: phụ huynh yêu cầu cấp quận xác minh lại
Chiều 7-10, phụ huynh học sinh lớp 1 được cho là bị bạn học đánh bầm tím khi kèm học bài đã yêu cầu cơ quan chức năng xác minh lại vụ việc, dù trước đó đã ký vào biên bản và đồng tình với kết luận.
Bà T.H. (phải) cho biết chiều 7-10 đã viết đơn yêu cầu cấp cao hơn xác minh lại vụ việc - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Sau vụ việc một học sinh lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị bầm tím chân tay, ngày 6-10, cơ quan chức năng kết luận em H. bị bạn cùng lớp đánh bầm tím tay chân khi kèm học bài.
'Tôi không công bằng với con khi đồng tình kết luận'
Chiều 7-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà T.H. (mẹ của em H., học sinh bị đánh) cho biết vừa đến Công an phường Thọ Quang để viết đơn gửi lên quận, yêu cầu cấp cao hơn xác minh lại sự việc và thực hiện các giấy tờ liên quan để giám định thương tích cho con.
Theo bà T.H., trước sự việc con bị đánh bầm tím tay và chi chít hai bắp chân khiến tinh thần bà chưa ổn định, cộng với phải làm việc nhiều giờ với cơ quan chức năng nên tâm lý muốn giải quyết cho xong nên chiều qua đã ký vào biên bản đồng tình với việc con mình bị bạn đánh.
"Tôi đã ký và đồng tình kết luận khi tinh thần quá mệt. Đến hôm nay, những vết bầm ở chân tay con tôi càng tím đen hơn, cháu đi lê lết một bên chân bị nặng và ít nói, thu mình hơn, sợ hãi khi nhắc đến việc đi học. Tôi không tin vết bầm tím ấy là do học sinh lớp 1 gây ra. Tôi không công bằng với con khi đồng tình kết luận của công an", bà T.H. nói.
Chân tay em H. bị đánh bầm tím - Ảnh T.H.
Bà H.T.A. (mẹ của học sinh được cho là đánh em H.) cho biết: "Tối qua, tôi hỏi ai cho con quyền phạt bạn, con trả lời là cô cho. Cô nói nếu bạn H. đọc không được, con có thể lấy cây khẻ vào tay bạn. H. ngửa tay và con khẻ hai cái vào hai tay bạn".
Bà A. cũng cho biết khi bà hỏi con có đánh vào chân bạn không thì con bà nói không đánh vào chân bạn.
Theo bà A., tối 5-10, cô giáo N. (giáo viên chủ nhiệm hai em) đã gọi cho bà.
"Cô N. nói nếu phụ huynh kia làm căng lên thì em cũng xin lỗi họ một tiếng. Nếu phụ huynh nói sao đó thì em cũng nên nhận lỗi đó về mình. Bản thân tôi nghĩ con tôi có thể làm bạn bầm tím một hai cái tôi có thể nhận, nhưng khi thấy cháu H. bị bầm tím nghiêm trọng như thế thì tôi không chấp nhận được", bà A. kể.
Khi được hỏi vì sao sau cuộc họp chiều qua lại ký biên bản, bà A. nói là do gia đình bà tạm trú ở phường, không muốn làm lớn chuyện nên ký cho mọi chuyện êm đẹp.
Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh - nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Cô giáo sai khi trao quyền cho học sinh kèm bạn
Cùng ngày, ông Tạ Văn Cương, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh, cho biết cô N. tường trình vì thương em H. học chậm hơn so với các bạn nên cô nhờ bạn học khá kèm cho em, trong khi cô đưa các học sinh khác lên phòng bán trú để nghỉ trưa. Vì cô cũng là quản sinh lớp bán trú nên vắng mặt khi hai em kèm nhau học.
"Nhà trường đã yêu cầu cô N. làm kiểm điểm. Cái sai lớn nhất của cô N. là nhờ học sinh kèm bạn học, lại có cả que chỉ bài. Cô N. quá nóng vội khi áp dụng phương pháp đôi bạn cùng tiến với các em lớp 1 khi các em còn mới mẻ. Có thể phương pháp này áp dụng vào cuối kỳ nếu các em chậm quá thì phù hợp", ông Cương nói.
Ông Cương cũng thừa nhận đây là vụ bạo lực học đường, nhưng vì em học sinh đánh bạn mới lớp 1 nên chỉ giáo dục là chính, chứ không hạ hạnh kiểm hay ghi vào học bạ.
Ông Cương cũng cho hay nhà trường đã mời một tiến sĩ tâm lý là giảng viên ở Trường Sư phạm Đại học Đà Nẵng cùng đến gặp cả hai em để hỗ trợ tư vấn tâm lý.
Ông Tạ Văn Cương, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh, trao đổi với phóng viên ngày 7-10 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Thu phí nghỉ trưa 15.000 đồng/buổi, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie nói gì? Ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (Quận 3, TP.HCM) thừa nhận có việc thu phí nghỉ trưa của học sinh với mức 15.000 đồng/buổi. Nhưng theo ông Khoa, việc này đã được phụ huynh đồng thuận và phí này để trả điện, quản lý. Gần đây, một số phụ huynh phản ánh Trường THPT Marie Curie thu phí nghỉ...