Sở Y tế TP.HCM: ‘Các quận, huyện phải sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến khi F0 tăng cao’
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các quận, huyện trên địa bàn TP có kế hoạch sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến trong trường hợp F0 tăng cao trở lại.
Một bệnh viện dã chiến tại TP.HCM được trưng dụng từ trường học – Ảnh: THU HIẾN
Ngày 7-7, Sở Y tế TP.HCM cho biết trước đó ngày 4-7, Viện Pasteur TP đã công bố phát hiện 2 mẫu dương tính với biến thể phụ BA.4 tại phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức) và 1 mẫu dương tính với biến thể BA.5 (tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi). Tất cả các mẫu dương tính này đều từ nguồn giám sát ngẫu nhiên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.
Đồng thời, hệ thống giám sát dịch của ngành y tế TP cũng cho thấy số ca mắc mới có xu hướng tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, có ngày có trên 50 ca mắc mới (trước đây số ca mắc mới đã giảm sâu dưới 30 ca mắc mới/ngày), mặc dù số ca nhập viện, số ca nặng chưa có dấu hiệu tăng rõ.
Ngành y tế TP.HCM đã sẵn sàng các kịch bản để thu dung điều trị các trường hợp F0 trong thời gian tới. Việc quản lý F0 tại nhà do trạm y tế phường, xã, thị trấn đảm trách với sự trợ giúp của các công cụ chuyển đổi số. Tiếp tục tập trung chủ yếu vào việc quản lý và chăm sóc những người thuộc nhóm nguy cơ.
Video đang HOT
Tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP hiện nay đều thực hiện đồng thời 2 chức năng, vừa khám, chữa bệnh thông thường vừa điều trị người mắc COVID-19 có các bệnh lý cấp/mạn tính hoặc bệnh lý nền kèm theo tại các khoa/đơn vị điều trị COVID-19.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng TP (cùng với các bệnh viện trung ương trên địa bàn TP.HCM như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Quân y 175) là các bệnh viện tuyến cuối về điều trị COVID-19.
Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 với 1.000 giường hiện tạm ngưng nhận bệnh, phân công cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phụ trách, sẵn sàng kích hoạt lại khi cần thiết.
Ngoài ra, các quận, huyện trên địa bàn TP cũng phải có kế hoạch sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến trong trường hợp F0 tăng cao trở lại.
Sở Y tế nhấn mạnh, quan trọng hơn hết là các biện pháp dự phòng COVID-19. Cần tuân thủ vấn đề mang khẩu trang và khử khuẩn khi đến nơi công cộng, đồng thời với tăng cường tiêm vắc xin. TP cần tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại (mũi 3 và mũi 4) theo đúng tinh thần của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 do Thủ tướng phát động.
Từ đầu năm tới 4/2022, TP.HCM ghi nhận 4.500 ca mắc sốt xuất huyết
Từ đầu năm đến giữa 4/2022, TP.HCM ghi nhận khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, gia tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 và 2021.
Chiều 28/4, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến giữa tháng 4, TP.HCM có khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện.
"Đây là số liệu báo động vì so sánh với năm 2019, khi sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ có 38 ca. Số ca mắc của năm 2022 đang gia tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021", bà Như nói.
Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM. (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)
Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bà Như cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai tập huấn ngay cho các cơ sở y tế công và tư trên địa bàn về phòng chống, điều trị sốt xuất huyết; tất cả nhân viên y tế cần nhận diện bệnh sớm, tránh bỏ sót ca nặng, gây chậm trễ trong việc điều trị.
Yêu cầu UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai ngay các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường tuyên truyền đến người dân chủ động phòng, chống cũng như nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết.
Sở Y tế cũng tham mưu cho UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng tham gia ứng phó diễn biến của dịch sốt xuất huyết.
"Thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa bất thường là điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi và lăng quăng, là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần hành động ngay để bảo vệ chính mình và người thân", bà Như khuyến cáo.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm, giai đoạn cao điểm từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi. Năm 2022 ghi nhận dịch bệnh đã đến sớm.
Triệu chứng ban đầu của bệnh tương đồng với một số bệnh nhiễm siêu vi khác, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát. Trong 3 ngày đầu, rất khó xác định trẻ có phải sốt xuất huyết không.
Trẻ thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt), ói, chảy máu mũi, chân răng, tiêu tiểu ra máu, đau bụng vùng gan, li bì, mệt mỏi... Khi đó phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Sốt xuất huyết nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thuận lợi. 90% trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Trẻ béo phì, có bệnh nền, hoặc đến bệnh viện trễ là nhóm dễ chuyển nặng và nguy kịch.
TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết phức tạp, đã có trường hợp tử vong TP.HCM đã ghi nhận gần 4.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị và đã có 2 trường hợp tử vong. Chiều tối 22/4, Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong những tuần vừa qua, các tỉnh Nam bộ và TP.HCM ghi nhận gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết nặng và đã có trường hợp tử vong....