Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn ngành tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc không thu tiền thăm nuôi người bệnh.
Về việc thu tiền người nhà bệnh nhân khi thăm, nuôi người bệnh, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo. Ngày 14/9/2014, Bộ Y tế đã ban hành văn bản 6352/BYT-KH-TC về việc chấn chỉnh việc thu tiền thang máy, tiền đi vệ sinh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện.
Ngày 21/8/2018, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 847/CT-BYT về giải pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó nhấn mạnh đến việc ưu tiên sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, bàn ghế, giường, tủ cho các phòng khám, các phòng điều trị, đặc biệt lưu ý phải mua sắm bổ sung, thay thế các loại giường bệnh theo đúng loại giường đã kết cấu trong giá dịch vụ, đảm bảo quần áo, chăn, ga, gối, đệm cho người bệnh, áo cho người nhà người bệnh, sửa chữa khu vệ sinh đảm bảo sạch sẽ.
Sở Y tế cấm các bệnh viện Hà Nội thu tiền quần áo người nhà bệnh nhân, tiền đi cầu thang máy, vệ sinh…
Ngày 4/5/2019, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Trong đó cũng quy định rõ không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân do giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm các chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo trong đơn vị nghiêm túc thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế. Niêm yết, thông báo công khai tại phòng khám, khu điều trị, khu vực thanh toán tiền dịch vụ y tế nội dung đơn vị không thu tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân, tiền đi cầu thang máy, tiền đi vệ sinh… của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra nội dung này lồng ghép trong các đợt kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện, kiểm tra đột xuất công tác khám chữa bệnh và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Theo afamily
Chính thức tăng giá 3-10% hơn 1.900 dịch vụ y tế
Theo Thông tư 39 của Bộ Y tế có hiệu lực từ 15-1-2019, mức giá điều chỉnh các dịch vụ y tế tăng trung bình>3%, giá dịch vụ khám bệnh, ngày giường bệnh tăng bình quân>10%.
Theo TTXVN
Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật? Nắm rõ quy trình cần chuẩn bị khi phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà hợp tác tốt hơn với nhân viên y tế. Từ đó, giúp cho cuộc phẫu thuật thành công và an toàn. Ảnh minh họa. Theo chia sẻ của các bác sĩ Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, trước mỗi cuộc phẫu thuật, bệnh...
Tin mới nhất
Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết
04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.
Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?
04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.
Lá bàng có tác dụng gì?
21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.
Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai
21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?
20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.
Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được
19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.
Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?
19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3
19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.
Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc
19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.
118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
19:01:09 07/11/2024
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người nguy cơ nhiễm HIV cao, là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV được đánh giá hiệu quả hiện nay.
Tin mừng cho người thích ăn chuối
14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.