Sở Xây dựng “làm ngơ” trước chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội
Gần một năm sau khi Phó Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng làm rõ vụ bán nhà theo Nghị định 61/CP có dấu hiệu bất thường tại nhà số17, ngõ 94, phố Ngọc Hà, đến nay gia đình ông Nguyễn Huy Thông vẫn phải sống cảnh phấp phỏng chờ đợi.
Sau loạt bài phản ánh vụ bán nhà Nghị định 61/CP có dấu hiệu trái pháp luật phản ánh việc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê nhà theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ tại số 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình cho bà Công Thị Tập (là mẹ của ông Nguyễn Huy Thông) không đúng đối tượng, không đúng trình tự, thủ tục quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình ông Nguyễn Huy Thông. Ngày 25/5/2012, báo Dân trí tiếp tụcchuyển đơn kêu cứu của gia đình ông Thông đến Bí thư Thành ủy Hà Nội; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng; Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội xem xét, giải quyết vụ việc công dân phản ánh và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết.
Văn bản chỉ đạo của Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký từ ngày 12/6/2012
Ngày 12/6/2012, tại văn bản số 4467/UBND – TNMT, Văn phòng UBND Thành phố truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Sở Xây dựng kiểm tra, làm rõ việc bán nhà theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ tại số 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, thông tin kết quả cho Báo điện tử Dân trí và báo cáo UBND Thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, đã gần một năm trôi qua, đến giờ ông Nguyễn Huy Thông và vợ là Nguyễn Bích Thủy vẫn chưa từng nhận được bất cứ văn bản hồi âm nào của UBND TP. Hà Nội, hoặc Sở Xây dựng Thành phố.
Trong lúc Sở Xây dựng chưa có kết luận chính thức vụ việc và thông báo kết quả đến người làm đơn, bà Công Thị Tập đã về với thế giới bên kia mà chưa thống nhất được việc phân chia đất đai. Cũng vì Sở Xây dựng chậm ra văn bản kết luận, ngày 5/3/2013, tại trụ sở UBND phường Đội Cấn, những người con còn lại (5 người) của bà Công Thị Tập đã làm đơn đề nghị chính quyền phường mở di chúc bà Tập để lại với nội dung chia đều mảnh đất đang xảy ra tranh chấp cho 6 người con trong gia đình.
Theo phản ánh của ông Nguyễn Huy Thông gửi đến báo Dân trí, việc mở di chúc sớm vào thời điểm gia đình ông chưa nhận được các văn bản trả lời của các cơ quan chức năng có thể đẩy ông, cùng các thành viên gia đình đối mặt nhiều khó khăn và rủi ro, bởi ngôi nhà số 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà là nơi ở duy nhất của các thành viên gia đình ông hàng chục năm qua.
Vợ chồng ông Nguyễn Huy Thông trao đổi sự việc với Trưởng ban Bạn đọc Vũ Văn Tiến (bên trái)
Video đang HOT
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, ngày 11/3/2013, vợ chồng ông Nguyễn Huy Thông làm đơn gửi UBND phường Đội Cấn đề nghị hủy bỏ tất cả hoạt động giao dịch, mua bán, trao tặng diễn ra cho đến khi Sở Xây dựng Hà Nội, cùng các cơ quan chức năng ban hành Quyết định trả lời công dân.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 11/3/2013, ông Nguyễn Huy Thông tái đề nghị hủy bỏ toàn bộ “Hợp đồng mua bán nhà thuộc sở hữu nhà nước” số 570/HĐ – MBN đề ngày 14/4/2006. Đồng thời hủy bỏ Giấy chứng nhận QSDĐ số AG 754285 mang tên bà Công Thị Tập.
Như thông tin báo Dân trí đã phản ánh, ông Nguyễn Huy Thông, cùng vợ là bà Nguyễn Bích Thủy có hộ khẩu thường trú tại số 17, ngõ 94 phố Ngọc Hà (số 11, ngõ 30 phố Ngọc Hà cũ), quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Năm 2010, vợ chồng ông Thông làm hồ sơ xin mua nhà theo nghị định 61/CP của Chính phủ đã được các hộ ở liền kề, tổ dân phố, UBND phường Đội Cấn xác nhận vào hồ sơ mua nhà và chuyển lên Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà Ba Đình (phiếu tiếp nhận hành chính ngày 4/06/2010).
Tuy nhiên, một thông tin gây bất ngờ được đơn vị này trả lời gia đình ông Thông là ngôi nhà trên đã được bán theo Nghị định 61/CP cho bà Công Thị Tập, cùng trú tại địa chỉ trên.
Điều trớ trêu là không hiểu vì lý do gì khi toàn bộ giấy tờ gốc của ngôi nhà đang được vợ chồng ông Thông, bà Thủy cất giữ mà Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà Ba Đình lại giải quyết bán nhà cho bà Công Thị Tập, khi bà Tập không có giấy tờ gốc và không được sự thỏa thuận của các thành viên có tên trong hợp đồng mua nhà.
Ngoài ra, trong hợp đồng số 570 ngày 14/4/2006, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã bán nhà cho người không liên quan gì đến ngôi nhà này. Bởi chữ ký người mua nhà lại có tên là Nguyễn Hữu Đạo, mà không phải là bà Công Thị Tập.
Về vấn đề này, trao đổi với ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61/CP – Sở Xây dựng Hà Nội (ngày 11/9/2012), ông Tú cho biết đã giao cho Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội kiểm tra, làm việc với các bên liên quan và lập báo cáo gửi Sở Xây dựng TP. Hà Nội để đưa ra phương án giải quyết dứt điểm. Hiện tại, phía Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vẫn đang làm việc với các bên để thống nhất phương án trước khi báo cáo.
Theo khẳng định của người đứng đầu ban 61/CP – Sở Xây dựng TP. Hà Nội, nhà bán theo Nghị định 61/CP là nhà chính sách cho những người đang thuê nhà, ai có tên trên hợp đồng thuê nhà trước đó sẽ được thụ hưởng tài sản đó. Trong trường hợp này, nếu ông Nguyễn Huy Thông đứng tên trên hợp đồng thuê nhà cũ và sở hữu giấy tờ gốc đương nhiên được thụ hưởng phần tài sản.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm: Xin đừng ngụy biện!
Ngoài những lời bình luận không giấu được vẻ thất vọng và ngao ngán về sự thiếu cân nhắc và phớt lờ lòng dân, nhiều bạn đọc chỉ muốn gửi tới chủ nhân của đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm một thông điệp ngắn hơn: xin đừng ngụy biện.
Nếu có giải thưởng nào đó cho những ý tưởng khôi hài nhất trong năm, có thể ông Lê Hoàng Châu sẽ là một ứng cử viên nặng ký!
Đùa dai hay chuyện viễn tưởng?
Trong hàng nghìn ý kiến phản hồi về lời giải thích của ông Lê Hoàng Châu, nhiều người có vẻ còn chưa hết ngỡ ngàng vì nghĩ rằng đây là một trò đùa dai khi nghề bất động sản đang rảnh rỗi, hoặc một môn... khoa học viễn tưởng!
Đầu tư vào BĐS hay không ông này khỏi cần tính hộ cho người dân, nếu có nhu cầu là người ta mua chứ không gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất bèo bọt như lúc này, nếu mà đánh thuế vào lãi suất tiền gửi đến lúc đó người ta rút hết vốn về làm chuyện khác mà không đầu cơ vào BĐS thì lúc đó ngân hàng hết tiền, doanh nghiệp không có vốn để vay kinh doanh, sản xuất, bất động sản đứng yên thì lúc này ông tính sao? Sao ông dám chắc nếu đánh thuế suất tiền gửi thì người dân sẽ rút tiền đầu cơ vào BĐS, câu nói của ông sao giống khoa học viễn tưởng quá đi thôi - Bạn đọc nguyễn tấn vũ - vunguyntn@yahoo.com
Không dùng ngôn ngữ khôi hài như chính đề xuất này, bạn đọc Phạm Bảo Anh - baoanhdhnhhcm@yahoo.com đã đưa ra mấy điểm để chứng minh sự bất khả thi của ý tưởng này: Ý tưởng không khả thi bởi: 1. Ông Châu là một chuyên gia, tất nhiên là có học và trình độ lý luận khá giỏi về kinh tế, nhưng ông quên một điều đơn giản: Ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm để cho vay, đưa dòng tiền tiết kiệm vào sản xuất kinh doanh để hưởng lãi suất chênh lệch giữa cho vay và tiền gửi. Ngân hàng chẳng dại gì đi huy động tiết kiệm cất tiền vào két để trả lãi cho người gửi. Việc ông Châu lo tiền không đi vào kênh SXKD là việc thừa, người dân gửi tiết kiệm là ủy quyèn cho ngân hàng đưa tiền của họ vào SXKD rồi. 2. Nếu trên 500 triệu đánh thuế thì họ chia nhỏ ra làm nhièu sổ gủi ở nhiều ngân hàng khác nhau, nếu ngành thuế thông qua hệ thống liên ngân hàng truy ra chủ sở hữu của các sổ cùng một chủ nhân là điều không ngân hàng nào họ muốn làm để đánh thuế vào khách hàng của họ. Hoặc họ chia nhỏ ra cho anh em con cháu họ hàng thì vô phương mà lần ra để đánh thuế của họ. 3. Tôi trúng số độc đắc 1,5 tỷ, tôi đã đóng thuế TNCN 10% rồi, còn thực lãnh là 1,35 tỷ, nay lại đòi tôi đóng thuế nữa là thuế chồng thuế. Các nguồn gửi tiết kiệm khác cũng thường đã đóng thuế rồi.. 4. Nếu đóng thuế tiền gửi tiết kiệm thì sau đó ngân hàng dùng tiền tiết kiệm cho vay và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa cho vay và tiền gửi, họ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, như vậy là thêm một lần trùng thuế nữa. Một khoản tiền mà đóng tới 3 lần thuế thì còn gì mà lời với lãi nữa. Như vậy nếu đóng thuế tiền gửi tiết kiệm là bất khả thi cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Hoang mang hơn, bạn đọc minh433@yahoo.com.vn lo ngại nếu chẳng may điều bất khả thi này... trở thành hiện thực: Tôi có khoản tiền gửi tiết kiệm là 100 triệu VND từ năm 2000 . Các vị tính hộ tôi lãi suất cộng vào đến nay là bao nhiêu? So với vàng, so với gạo đều THỰC ÂM ... Nhưng vì không biết đầu tư vào đâu nên đành chịu gửi tiết kiệm. Tôi đang lo sau một thời gian nữa số tiền này sẽ dần đi về số 0. Con số lạm phát thường cao hơn con số lãi gửi tiết kiệm ... Hơn nữa mặt bằng giá luôn tăng. Nếu du học sinh ngày đó cần khoảng 250 triệu đến 500 triệu VND thì nay đã cần đến 1,2 tỷ VND. Ông vẫn muốn lấy của tôi nữa sao ?
Trong chua xót, vẫn có người tự an ủi mình... may mắn: Lý luận của ông Châu thật nực cười và thiếu hiểu biết. Thứ nhất, ông lấy cơ sở nào để cho rằng tiền gửi tiết kiệm của người dân vào ngân hàng không chảy vào kênh đầu tư sản xuất kinh doanh? Thứ 2, ông có biết quy luật thị trường về cân bằng lợi nhuận là dòng tiền sẽ tự động chảy về kênh đầu tư có hiệu suất lợi nhuận cao nhất cho đến khi lợi nhuận của kênh đó bị san bằng với các kênh khác? Điều này đã xảy ra với kênh đầu tư BĐS rồi đó. Thứ 3, ông có biết là nếu cần giảm lượng tiền đổ vào kênh tiết kiệm thì chỉ cần dùng công cụ điều tiết lãi suất là đủ hay không? Thứ 4, ông có biết ngân hàng là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết và phân phối các dòng tiền ở tầm vĩ mô của một nền kinh tế hay không? Hay ông cho là để mỗi người dân tự điều tiết phân phối dòng tiền của mình mới là tốt? Thứ 5, cơ sở nào để ông cho rằng với một khoản tiết kiệm 500 triệu đồng, với lãi suất hiện nay vào khoảng 3-4 triệu đồng/tháng thì người dân dùng để đi chơi, đánh golf, mua siêu xe. Những thú vui đó dành cho chính những tầng lớp mà người ta gọi là doanh nhân như ông đó. Thứ 6, cơ sở nào để ông cho rằng số tiền lãi hàng tháng người dân rút ra mua lương thực, thực phẩm, tiêu dùng thì không hỗ trợ cho sản xuât kinh doanh, không tạo ra công ăn việc làm? Nói đi nói lại thì cũng chỉ thấy cái sự tham lam và nực cười của ông. - Tran Vu - tranxuantrieu@gmail.com
Và sau những chuỗi bình luận ngán ngẩm, nhiều người đã phải nói một lời ngắn gọn, chỉ mong chấm dứt câu chuyện dở khóc dở cười này: Ông Châu đừng có ngụy biện theo quan điểm cá nhân nữa, đừng có bắt nhân dân đóng góp cho ông qua tiền gửi tiết kiệm mà lại đòi đánh thuế. Dù bất kì lí giải nào, tôi thấy vẫn lòi ra lợi ích nhóm. Ông có biết rằng người dân VN nói chung vẫn còn nhiều người khó khăn suốt từ thời chiến đến thời bình không???? Họ tiết kiệm từng xu thì mới có chỗ tiền tiết kiệm này. Ông lại nhằm vào tiền của người dân gửi tiết kiệm mà đưa ra đề xuất đánh thuế ư???? Thật là... khó nghe! Theo tôi vẫn chỉ vì lợi ích cá nhân mà muốn bắt toàn dân phải theo ý tưởng của ông? Mong sao ông hiểu rõ tình cảnh chung của đa số người dân, trong đó có các các vị cao tuổi về hưu... - danngheo - danngheo@gmail.com
Ngoc Sang - NgocminhLG@gmail.com : Thôi ông đừng nói thêm gì nữa. không muốn nghe và cũng không đọc hết bài viết trên.
Lợi ích nhóm, coi thường dân - tìm đâu xa xôi!
Trong khi nhiều người hoài nghi tính cân nhắc của đề xuất "lạ" này, hay e ngại về nhận thức của những người khai sinh ra nó, thì cũng không ít người bày tỏ một mối lo có vẻ thực tế hơn: sự tồn tại của những nhóm lợi ích, của tư tưởng cục bộ và coi thường người dân, coi thường đại cục:
Lamlq - lamlequy@gmail.com : Một suy nghĩ vừa mang tính lợi ích nhóm, một suy nghĩ vừa mang hại đến cho một nền kinh tế. Dòng tiền gửi tiết kiệm là một kênh thu hút nguồn vốn lớn nhất cho ngân hàng, là số tiền dư cuối cùng của người có thu nhập sau khi đã trừ đi tất cả các thuế phí, là số tiền dư nhàn rỗi để dự phòng của người dân Việt Nam khi nhà nước chưa có các chính sách thiết thực cho an sinh. Ngân hàng là cầu nối giữa những đối tượng có tiền dư và các đối tượng đang thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Vậy xin hỏi ông tiền người ta gửi vào kênh tiết kiệm để ngân hàng làm gì? khi ông đưa ra ý kiến và các ví dụ khập khiễng như vậy.
Đỗ Minh Thùy - Thái Bình - minhthuy@yaho.com.vn : Ô hay nhỉ, bất động sản thổi giá khiến dân chẳng có lòng tin. Nay ông lại muốn dân từ chối nốt lòng tin vào tiết kiệm. Toàn những sáng kiến ... kinh dị xuất phát từ lợi ích của chính các ông.
Nói như ông Châu thì người dân nào trên đất nước VN này cũng đều có đầu óc và năng lực kinh doanh, làm kinh tế. Nếu đã như vậy thì họ chẳng phải gửi tiết kiệm làm gì, có phải không thưa ông, họ có 1 tỷ sẽ kinh doanh 1 tỉ, có 500 triệu sẽ kinh doanh 500 triệu, tội gì phải gửi tiét kiệm trong ngân hàng để ròi phải chịu đóng thuế. Đồng thời nhà nước nên giải tán luôn hẹ thống các ngân hàng thương mại, cổ phần...đi, chỉ để lại ngân hàng nhà nước giữ tiền của nhà nước thôi, tiền của cá nhân đưa vào làm kinh tế hết rồi thì còn ai gửi, ai mượn nữa mà cần ngân hàng chi cho nhiều. Ông càng giải thích thì thấy càng lòi cái đuôi đang bức xúc muốn nhanh chóng thu hồi vốn chết của hiệp hội BĐS của các ông ra. Thử hỏi khi các ông dùng tiền thu gom BĐS với giá bồi thường bèo cho dân chúng rồi bán ra với giá cắt cổ thì các ông có đưa ra sáng kiến kêu gọi dân đến chia lời với các ông không mà bây giờ ông đòi đóng thuế tiền gửi tiết kiệm. Tôi thách ông đưa ra qui định đóng thuế đấy, nếu các ông qui định gửi trên 1 tỷ đồng phải đóng thuế thu nhập, tôi có 10 tỷ tôi sẽ chia ra gửi 10 ngân hàng thì ông làm gì được tôi? Còn nếu mọi người dân họ không đem tiền dư thừa ra gửi ngân hàng mà giữ luôn tại nhà thì thử hỏi hệ thống ngân hàng sẽ ra sao, có tiền để cho các doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh không, nền kinh tế lúc đó sẽ như thế nào. Tôi không rõ bên Tây bên Tàu người ta đánh thuế tiền gửi ngân hàng ra sao, chỉ thấy ông nói thôi, nhưng ở VN với tình hình như hiện nay thì chưa làm cái việc như ""tối kiến" mà ông đưa ra được đâu, dân chúng sẽ phải đối quyết liệt đấy - Lương Tri (luckydoor333@yahoo.com)
KimHoa - lovelyKimHoa@yahoo.com : Tiền nào cũng là mồ hôi nước mắt và công sức thậm chí là cả máu của người dân bỏ ra mà có. Đừng suốt ngày tìm cách vơ vét bốc lột. Nếu tiền của các vị, các vị có chịu đống thuế, phí như dân chúng tôi không. Đừng tạo thêm bất công cho xã hội vốn dĩ đã dư thừa điều đó.
Hoa Bien - hoabien1402@gmail.com : NHNN đã có công cụ điều chỉnh thị trường là chính sách LS. LS tăng giảm đều có định hướng của nhà nước trong việc điều tiết thị trường cũng như điều tiết dòng tiền. Vì vậy tôi thấy không có lý do gì để đánh thuế vào TGTK của nhân dân. Đây là một động thái gây mất lòng dân và sẽ phải hứng chịu nhiều sóng lòng của dân mà không cần thiết.
Và câu chuyện, nhiều người chỉ muốn kết thúc thật nhanh như một cơn gió độc, nhưng cũng nhiều người đã nhìn rộng ra, để thấy rằng hóa ra những chuyện khôi hài đang dần trở thành một điều không xa lạ: Ông giao thông ý kiến kiểm tra xe chính chủ, làm thay ông quản lý thị trường để kiểm tra hàng nhái, hàng rởm...Giờ đến lượt ông bất động sản lấn sân ý kiến sang ông Ngân hàng - Binh Minh - binhminh3424@gmail.com!
Theo Dantri
Phạt xe không chính chủ: Khó thực hiện đối với xe máy "Xét về mặt luật pháp thì yêu cầu chính chủ đối với xe máy là đúng, nhưng khi số người sử dụng loại phương tiện này quá lớn mà thủ tục hành chính lại nhiêu khê nên cần một thời gian dài nữa chứ không thể phạt ngay được". Đó là chia sẻ của bà Đinh Thị Thanh Bình - Viện trưởng Viện...