Số vốn được rót chỉ bằng 1/3 so với Grab, Gojek đang ‘hụt hơi’ trong cuộc chiến đốt tiền, nguy cơ trắng tay với chiến lược mở rộng rời rạc thiếu tính toán
Chiến lược mở rộng rời rạc, thiếu tính toán của Gojek đang gây tổn thương nghiệm trọng tới thị trường chính trong đế chế của họ.
Gojek đang có sự hiện diện ở 5 quốc gia Đông Nam Á nhưng 90% doanh thu của họ đến từ Indonesia. Trong khi mảng gọi xe của công ty đang gặp khó khăn trong việc mở rộng ra khắp khu vực thì ngay cả tại thị trường quê nhà, Gojek cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ Grab.
Sau Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Singapore, Gojek đã nỗ lực biến Philippines – ngôi nhà của gần 105 triệu dân thành điểm đến tiếp theo ở Đông Nam Á của họ. Để tạo tiền đề bước chân vào thị trường này, công ty của Indonesia đã phải mua một startup ví điện tử có trụ sở tại Manila là Coins vào tháng 1/2019 với trị giá thương vụ được tiết lộ vào khoảng 95 triệu USD. Đó rõ ràng là một khoản chi tiêu khá lớn với bất kỳ công ty nào như Gojek, đặc biệt là khi họ vẫn chưa hề có lợi nhuận.
Một liên minh với Gojek là lựa chọn tốt nhất với Coins để tiếp tục sống sót trước sự cạnh tranh khốc liệt của những gã khổng lồ Trung Quốc như Tencent và Alibaba trong thị trường thanh toán di động của Philippines.
Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán GoPay của Gojek hiện đang thống trị tại Indonesia nhưng vẫn cần sự đầu tư khá lớn. Vì vậy, Coins không thể phụ thuộc hoàn toàn vào Gojek. Theo một nguồn tin tiết lộ thì ngân sách chi cho startup công nghệ tài chính này vào năm ngoái đã giảm so với mức ban đầu Gojek đưa ra. Gojek hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Cho đến giờ, Gojek vẫn chưa ra mắt tại Philippines, tức là gần 2 năm tuyên bố kế hoạch mở rộng bên ngoài Indonesia. Năm ngoái, Gojek đã 2 lần nỗ lực xin giấy phép hoạt động tại đây nhưng cả 2 đều bị từ chối. Năm nay, họ dự định tiếp tục thử thêm một lần nữa.
Ngoài Philippines, Gojek đã ra mắt tại 3 quốc gia Đông Nam Á kể từ khi đối thủ cạnh tranh Uber rời đi vào tháng 3/2018 bằng việc bán mình cho Grab. Tuy nhiên, chiến lược mở rộng của Gojek trong khu vực đang gây cho giới quan sát cảm giác rời rạc. Nhờ sự tập trung vào việc cung cấp chất lượng dịch vụ mà Gojek trở thành công ty gọi xe lớn nhất Indonesia nhưng hiện tại, dường như họ đang gặp khó khăn trong việc nhân rộng sự thành công đó ra khắp thế giới . Bằng chứng là, dù có sự hiện diện tại 5 quốc gia Đông Nam Á nhưng 90% doanh thu của Gojek đến từ Indonesia.
Gojek thì tuyên bố rằng cho đến nay các dịch vụ của họ đã đạt 1,5 tỷ USD giá trị giao dịch bên ngoài Indonesia. Dù không công bố doanh thu nhưng người phát ngôn của công ty nói rằng Gojek muốn nới lỏng sự phụ thuộc của họ vào Indonesia và tăng tốc ở những thị trường khác, để chiếm 50% doanh thu trong vòng 2 năm tới.
Tuy nhiên, với số lượng dịch vụ giới hạn khi cung cấp ở những thị trường bên ngoài Indonesia, một mục tiêu như vậy có thể là quá tham vọng. Ví dụ, công ty không chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng tại bất kỳ thị trường nào bên ngoài Indonesia. Đó là tính năng mà Grab đã cung cấp kể từ năm 2016.
Các thành viên của ban lãnh đạo Gojek thậm chí đã được hỏi liệu công ty có nên rút khỏi một vài thị trường bên ngoài Indonesia hay không. Gojek phủ nhận điều đó và nói rằng: “Chúng tôi cam kết trong dài hạn đối với tất cả những thị trường mà mình đang vận hành”.
Một vài người xem sự mở rộng ra Đông Nam Á của Gojek như một dự án lãng phí và không có tương lai do cựu CEO Nadiem Makarim khởi xướng.
Chiến lược mở rộng ra khu vực có thể thu hút các nhà đầu tư nhưng lại không thực tế, thậm chí gây hại với công ty khi việc phải cạnh tranh với Grab là quá tốn kém và đầy tham vọng. Hơn nữa, nó còn có thể khiến Gojek sao nhãng khỏi thị trường quê nhà quan trọng của họ là Indonesia. Bản thân Grab cũng đang sử dụng tiềm lực mạnh về tài chính của mình để dồn vào phát triển thị trường Indonesia nhắm tới việc lật đổ Gojek.
Video đang HOT
Chiến lược mở rộng ra khu vực rời rạc của Gojek
Sự mở rộng của Gojek tại Đông Nam Á đang rất “bừa bãi”. Sau khi vào Việt Nam vào tháng 8/2018, công ty nói rằng Go-Viet đã đạt 100 triệu chuyến xe trong năm đầu tiên hoạt động. Tuy nhiên, dù tuyên bố hùng hồn là vậy nhưng Go-Viet lại cho thấy tình trạng hoạt động kém ổn định.
Họ hiện đã thay đến lớp lãnh đạo thứ 3 – điều cho thấy sự không ổn định và thiếu chiến lược phù hợp. Cựu CEO Go-Viet là Christy Le – người trước đó đứng đầu Facebook Việt Nam đã từ chức vào hồi tháng 9/2019 sau chỉ 5 tháng điều hành. Người tiền nhiệm của cô là Nguyễn Vũ Đức – chỉ khá hơn một chút – anh tại vị 6 tháng trước khi từ nhiệm.
Số liệu về lượng booking ở 3 thị trường quốc tế mà Gojek đang hoạt động.
Theo thống kê của công ty nghiên cứu ABI, Grab chiếm 72,9% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Trong khi đó, Go-Viet đang nắm 10,3% – chỉ nhiều hơn một vài công ty địa phương gồm Be và FastGo. Cũng có nhiều lý do đáng lo ngại về nhóm quản lý ở địa phương. Một nguồn tin cho biết, Tại Việt Nam, ngân sách marketing hàng năm trong năm đầu của Go-Viet đã cạn kiệt sau chỉ 3 tháng. Điều đó cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng sự giám sát chặt chẽ.
Ở Thái Lan, nơi Gojek mở rộng sau khi vào Việt Nam có nhiều dấu hiệu cho thấy các quyết định đều được chỉ đạo từ Indonesia. Chưa kể đến việc cung cấp giới hạn các dịch vụ và những bất tiện trong thanh toán khiến Gojek hoàn toàn lép vế so với Grab tại đây.
Grab cũng được cho là người tiên phong trên khắp khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, Grab hoạt động tại 200 thành phố, ứng dụng của họ được tải 150 triệu lượt và hơn 6 triệu chuyến xe được hoàn thành mỗi ngày. Dù tình hình tài chính không được tiết lộ nhưng Grab nói rằng doanh thu của họ đã đạt 1 tỷ USD vào năm 2018 với ước lượng năm 2019 sẽ đạt gấp đôi. Trong khi đó, Gojek lại có phần vượt trội hơn ở Indonesia, với 125 triệu lượt tải ứng dụng kể từ khi ra mắt vào năm 2015. Trên khắp các dịch vụ cung cấp, giá trị giao dịch hàng năm đạt 6,3 tỷ USD nhưng vẫn có nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về phương thức tính toán ra những con số này của Gojek.
Năm 2017, Grab đã mạnh tay đầu tư vào Indonesia với khoản đầu tư 700 triệu USD – sau này tăng thêm 2 tỷ USD trong năm 2019. Ngoài con số này, hoạt động của họ cũng đã được thay đổi. Trụ sở thứ 2 của công ty được đặt tại Indonesia và CEO Anthony Tan nói rằng đã dành 70% thời gian của mình tại đây. “Không quan tâm đến việc mở rộng, Gojek cần phải duy trì sức mạnh tại Indonesia – một thị trường là mục tiêu thành công trong khu vực của họ”, một chuyên gia nhận định.
Thay vì đối đầu trực tiếp với Grab, Gojek có thể tập trung vào những dịch vụ hiện tại đã làm tốt trên khắp Đông Nam Á như giao vận và tanh toán xuyên biên giới.
Chiến lược trở thành “cái gai” trong mắt Grab
Với Gojek – để lặp lại thành công trở thành ông vua gọi xe như ở Indonesia – nơi họ tuyên bố đạt 2 triệu tài xế – dù bất kỳ đâu cũng luôn là một thách. Dĩ nhiên, có một động lực khác đằng sau việc Gojek nỗ lực mở rộng ra bên ngoài Indonesia: Trở thành một kẻ “gây phiền nhiễu” cho Grab. “Giống như một trò chơi: Bạn cố gắng gây hấn với đối thủ dù là có lợi thế hay không”.
Bằng việc cạnh tranh với Grab ở những quốc gia khác, Gojek nhắm tới việc pha loãng sự tập trung của đối thủ vào Indonesia – thị trường lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 40% sản lượng kinh tế đầu ra.
Grab gọi được lượng vốn gấp 3 lần Gojek.
Chiến lược trở thành “cái gai trong mắt” Grab được Gojek tính toán hết sức thận trọng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn. Grab vốn được “chống lưng” bởi nhiều đầu tư “máu mặt”, là startup công nghệ nhận được nhiều tiền nhất trong lịch sử Đông Nam Á. Tại vòng gọi vốn Series H gần đây họ đã thu về 6,5 tỷ USD. Lượng tiền mặt đó đồng nghĩa với việc Grab có thể “chơi dài hơi” trong cuộc chiến đốt tiền và công ty này dường như cũng không che giấu tham vọng đó.
Với tiềm lực tài chính, mục tiêu của Grab đã rõ ràng: Gây hoảng loạn cho Gojek và lôi kéo những nhà đầu tư tiềm năng tiếp tục rót tiền cho họ. “Chúng tôi không muốn được rót quá nhiều vốn”, Makarim – cựu CEO Gojek từng nói. “Chúng tôi sẽ sống sót bằng sự đổi mới và tài năng”.
Bản thân Gojek cũng từng nhận được vòng huy động vốn lớn trị giá 2 tỷ USD. Mới đây nhất là vào năm ngoái, họ cũng huy động được thêm 1,2 tỷ USD nhưng dường như vẫn chưa hoàn toàn nhận được số tiền này.
Nguy cơ “trắng tay”
Những hoài nghi về chiến lược mở rộng ra ngoài khu vực của Gojek lẽ ra không có nếu như một vài “tấm gương xấu” như Uber và WeWork lâm cảnh khó khăn khiến các nhà đầu tư lo lắng. Kết quả là, thay vì chú trọng vào việc tăng trưởng bằng mọi giá, mọi người hiện giờ đều quan tâm đến việc liệu 1 công ty, doanh nghiệp có thể có lãi hay không.
Trong tình huống như vậy, Gojek sẽ phải học cách làm sao để giành được thị phần tại mỗi thị trường mới ở chi phí hợp lý nhất. Trên thực tế, dường như Gojek đã nhận thức rõ về tình hình tài chính và đưa ra những biện pháp cắt giảm chi tiêu. Tháng 12, họ đã xác nhận đóng cửa phần lớn dịch vụ GoLife tại Indonesia. Ngoài ra thời điểm này, Gojek cũng đang phải dành phần lớn nguồn vốn cho thị trường Indonesia để đấu với Grab.
Thời gian tới, dường như áp lực sẽ đè nặng lên Gojek nếu các hoạt động quốc tế cho thấy hiệu quả kém. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Gojek có tiếp tục giữ được ngôi vương ở thị trường quê nhà Indonesia hay không? Có một điều chắc chắn là những nỗ lực mở rộng như hiện tại đang gây tổn thương nghiêm trọng tới thị trường chính trong đế chế của họ.
Vân Đàm
Theo Trí thức trẻ
Thủ tướng yêu cầu sớm có sandbox cho ví điện tử, eKYC, P2P...
Trong Quyết định số 283/QĐ-TTg vừa ban hành phê duyệt Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu NHNN xây dựng khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin.
Cần sớm có khung khổ pháp lý thử nghiệm cho các dịch vụ ngân hàng số
Ngân hàng phải tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng
Trong Đề án trên, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cho từng ngành dịch vụ, trong đó có ngành tài chính, ngân hàng. Mục tiêu cụ thể của ngành ngân hàng, theo đề án như sau.
Đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn Basel II, ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn. Có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á, giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng. Phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5%; đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS.
Đến năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%. Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại 16-17%; tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%. Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.ít nhất 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.
Nhanh chóng xây dựng sandbox cho các dịch vụ ngân hàng số
Để thực hiện mục tiêu trên, trong Đề án, Thủ tướng cũng đề ra các nhiệm vụ chủ yếu đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Cụ thể, phải xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng thực hiện theo từng giai đoạn trong lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam.
Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong năm 2020 và giai đoạn 2021-2025.
Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Phát triển, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đưa ra cơ chế quản lý thử nghiệm đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động quản lý, phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế trên cơ sở hiệu quả, an toàn, bảo mật.
Xây dựng khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin như ví điện tử, định danh điện tử, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng trên internet,v.v...
Tại phụ lục đính kèm Quyết định 283/QĐ-TTg nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt.
Các dự thảo Nghị định này được quy định trình Chính phủ trong năm 2020.
Thùy Liên
Theo baodautu.vn
Nước ngoài có thể nắm trên 49% vốn tại công ty fintech Việt Nam Đây là tỷ lệ dự kiến được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ sửa đổi trong dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012 hiện tại. Ngân hàng Nhà nước vừa có thông tin phản hồi về một số nội dung liên quan đến dự thảo nghị định thay thế Nghị định 101/2012 của Chính...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh chụp màn hình đoạn tin nhắn Zalo giữa con gái và mẹ đang gây sốt trên Threads
Netizen
19:32:28 24/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi ghi điểm với 1 hành động tại Miss World
Sao việt
19:31:53 24/05/2025
Nguyễn Filip khiến vị trí của Đình Triệu lung lay
Sao thể thao
19:27:27 24/05/2025
Nhan sắc gây sốc của nữ idol nhảy đỉnh nhất gen 4 Kpop
Nhạc quốc tế
19:26:25 24/05/2025
Ấn Độ và Pakistan tiếp tục cấm không phận lẫn nhau
Thế giới
19:12:16 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025