Sợ vợ tiêu hoang, tôi chỉ đưa 3 triệu/ tháng để vợ chi tiêu gia đình
Yêu nhau nhiều năm rồi mới cưới nên tôi chẳng lạ gì tính cách của vợ. Cô ấy thích gì mua nấy, hứng lên lại mua cái áo, vui lên lại mua thỏi son. Nên nhiều năm nay, mỗi tháng tôi chỉ đưa cô ấy 3 triệu đồng để chi tiêu ăn uống trong gia đình.
Tôi làm trưởng nhỏm hạ tầng mạng cho một tập đoàn lớn tại Hà Nội, thu nhập hàng tháng khoảng 25 triệu đồng. Vợ tôi làm trong ngành biên dịch, thu nhập thấp hơn, chỉ 10 triệu đồng. Hai vợ chồng tôi nuôi một con nhỏ, đã có nhà Hà Nội, không nợ nần ai, ông bà nội ngoại đôi bên đều không cần nhờ cậy giúp đỡ. Nói chung, mức thu nhập như vợ chồng tôi là khá ổn, không quá giàu nhưng đủ để trang trải cuộc sống và hàng tháng cũng có tiền dư ra để tích cóp. Chỉ khổ nỗi vợ tôi là người vô lo vô nghĩ, lại có thói quen thích gì mua nấy, đặc biệt là nghiện mua sắm. Trước đây thời yêu nhau tôi cũng biết cái tính này của vợ, nhưng chỉ nghĩ đơn giản rằng phụ nữ ai cũng vậy, thích làm đẹp, thích mua quần áo, mỹ phẩm.
Nhưng từ khi bắt đầu về chung một nhà, tôi mới thấy không gì khổ bằng lấy một cô vợ tiêu hoang.
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Tôi vẫn nhớ như in tháng đầu tiên đưa tiền cho vợ. Tôi đưa cô ấy 10 triệu để chi tiêu ăn uống cho 3 người. Còn lại tiền học mầm non của đứa nhỏ và các khoản Internet, truyền hình cáp, điện nước chi phí phát sinh thì tôi lo liệu.
Thực ra, 10 triệu đó chủ yếu chi cho bữa tối và thêm bữa trưa của vợ, còn tôi tự chủ động bữa trưa, đứa nhỏ thì ăn hoàn toàn ở trường. Tôi tính toán như vậy để vợ không cần đụng đến tiền lương hàng tháng. Lương của vợ sẽ cất ngay vào tài khoản tiết kiệm.
Thế nhưng chỉ mỗi việc chi tiêu ăn uống, mà tháng nào cũng như tháng nào, chưa đến cuối tháng vợ tôi đã kêu hết tiền đi chợ. Nghĩ vợ mới bắt đầu làm quen với việc chi tiêu nội trợ, tôi cũng vẫn đưa thêm. Nhưng tình trạng kéo dài như vậy suốt hai năm liên tiếp, đến năm thứ 3, tôi ngồi lại nói chuyện với vợ thẳng thắn. Hóa ra không những cô ấy không tiết kiệm được đồng nào trong suốt thời gian qua, mà còn vay mượn tứ tung, thế nên đầu tháng có lương lại đi trả nợ, cuối tháng chưa có lương nhưng đã hết tiền. Biết chồng lương cao, luôn có sẵn tiền nên vợ tôi hứng lên là mua sắm, vui cũng mua mà buồn thì lại càng mua nhiều. Cô ấy còn “nghiện” mua hàng online, đặt ship khắp nơi. Nếu chưa có tiền thì vay tạm đồng nghiệp, rồi hôm sau lại lấy tiền của chồng để trả.
Video đang HOT
Nghĩ thật ngán ngẩm, tính cách vợ vốn đã không biết vun vén, lại thêm “nghiện” mua sắm nữa thì đúng là tôi phải làm “tay hòm chìa khóa”, chứ không yên tâm giao tiền cho một cô vợ tiêu hoang như vậy.
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Kể từ đó, mỗi tháng tôi chỉ đưa cho vợ 3 triệu để đi chợ cho bữa tối. Các khoản cơ bản trong gia đình tôi vẫn đứng ra trả. Còn vợ tôi, đằng nào tôi có đưa nhiều tiền cũng sẽ tiêu hết, chẳng tiết kiệm được đồng nào, nên nếu 3 triệu không đủ thì vợ lấy tiền lương của vợ bù vào.
Nếu vợ có kêu hết tiền, tôi cũng chịu chứ không giúp thêm được nữa. Tủ quần áo hàng mấy chục bộ mặc hết năm cũng chưa hết, mỹ phẩm thì chất đầy tủ, chắc vợ cũng không đến mức thiếu thốn mà đòi mua thêm.
Hầu hết trong các gia đình hiện đại, cuối tháng chồng sẽ nộp lương cho vợ, còn nhà tôi thì lại khác. Vì có cô vợ không biết vun vén, tiết kiệm nên tôi đành phải làm như vậy. Chứ giữ tiền, rồi phải lo liệu chi tiêu các khoản khác, cũng đau đầu lắm và chẳng sung sướng gì. Nhiều lúc tôi ngẫm giá mà vợ biết quản gia thì tốt biết bao, tôi sẽ hoàn toàn yên tâm ra ngoài kiếm tiền và đưa về cho vợ. Còn hiện tại thì chưa thể, vợ tôi “có đồng nào xào đồng nấy”, đưa bao nhiêu hết bấy nhiêu, thật sự là nguy hiểm lắm.
Theo thoidai.com.vn
Văn hóa nuôi heo đất: Bước chuyển mình thú vị thời 4.0
Không chỉ hưởng ứng mạnh mẽ xu hướng về thanh toán không dùng tiền mặt, ví MoMo còn phát triển thêm tính nănghoàn tiền cho người dùng "nuôi heo đất" ngay trên ứng dụng, nhờ vậy giúp người dùng tích lũy thêm thu nhập hằng tháng.
Nếu muốn nuôi heo đất, hãy nuôi trên ví MoMo
Chú heo đất là hình tượng phản ánh lối sống tiết kiệm, quản lý chi tiêu tốt của người Việt Nam từ rất lâu đời. Ngay cả trên thế giới cũng đã có thuật ngữ "Pygg" từ thế kỷ thứ XIII để chỉ việc cất giữ tiền vào heo đất sét và đến thế kỷ thứ 18 thì cụm từ "piggy bank" bắt đầu được sử dụng trong ngân hàng.
Truyền thống các gia đình Việt Nam có tục dắt trẻ con đi mua heo đất trong ngày đầu năm mới, vào dịp sinh nhật của con trẻ hay bắt đầu năm học mới. Cả gia đình sẽ cùng nhau để dành một khoản tiền vào đó với những mục tiêu mang tính có kế hoạch. Chú heo đất với số tiền tiết kiệm bắt đầu những khoản nhỏ và sẽ đầy dần lên theo thời gian trôi đi. Đến lúc chú heo được ăn no, số tiền "thu hoạch" từ heo đất sẽ được dành để làm một việc gì đó thật ý nghĩa: Mua một món đồ mới, đóng học phí, đi du lịch hay quyên góp từ thiện...
Nét văn hoá truyền thống tốt đẹp này nay đã có trên ứng dụng thanh toán MoMo cùng với tính năng hoàn tiền vừa ra mắt vào tháng 7-2019 vừa qua. Chú heo đất siêu dễ thương MoMo ra đời thực chất là chú heo đất truyền thống được "số hóa" theo xu thế 4.0 mà ai cũng có thể dễ dàng sở hữu. Hơn thế nữa, heo đất phiên bản số hóa của ví MoMo còn thông minh hơn khi đem lại rất nhiều tiện ích cho chủ nhân của mình.
Khác với nuôi heo đất truyền thống, người dùng ví MoMo không cần phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng mới tích lũy được tiền. Ngược lại, thanh toán bằng ví MoMo cho các hoạt động chi tiêu càng nhiều, heo đất càng được "cho ăn no". Mỗi một giao dịch mua sắm như: ăn uống, đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi dù giá trị lớn hay nhỏ, chú heo đất MoMo cũng được "cho ăn" số tiền đến 30% tổng chi tiêu mỗi ngày, tùy vào dịch vụ mua sắm.
Số tiền được hoàn lại lên đến 2 triệu đồng/tháng và 24 triệu đồng/năm. "Cách nuôi heo đất" rất dễ dàng, tất cả những gì cần làm chỉ là dùng ví MoMo để thanh toán cho mọi chi tiêu, mua sắm. Mỗi khi thanh toán thành công, tiếng "Ting" thân quen sẽ cất lên báo hiệu tiền đã tự động được hoàn vào chú heo MoMo cho mỗi giao dịch. Số tiền tích lũy càng nhiều, người dùng còn được nhận thêm thẻ quà tặng giá trị kèm theo và chú heo đất sẽ biến đổi hình dạng ngày càng dễ thương hơn mỗi khi lên cấp. Heo đất MoMo còn là nơi trữ tiền thưởng khi người dùng chơi Tường Lửa trên ví MoMo. Gameshow Tường Lửa phát sóng kênh VTV3 lúc 20 giờ 30 thứ năm hằng tuần và người dùng ví MoMo có thể tham gia chơi cùng người nổi tiếng và nhận thưởng đến hàng trăm triệu đồng mỗi số.
Dùng tiền heo đất MoMo để làm việc tốt
Mang trong mình nét đẹp văn hóa heo đất truyền thống, chú heo đất MoMo đưa ra nhiều gợi ý cho các gia đình sử dụng số tiền tiết kiệm được một cách có ý nghĩa nhất. Bên cạnh dùng để chi tiêu, mua sắm, số tiền còn có thể quyên góp cho các hoạt động thiện nguyện và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, với kỳ vọng chú heo đất MoMo chính là "thiên sứ" kết nối những tấm lòng vàng. Nếu muốn đóng góp vào hoạt động này, bạn chỉ cần mở ứng dụng MoMo, vào biểu tượng Hoàn tiền hình chú heo đất và chọn chương trình cùng số tiền mình muốn quyên tặng.
Thú vị nét văn hóa dân gian trên ví điện tử hiện đại
Qua hình tượng chú heo đất của tính năng hoàn tiền, có thể thấy rằng, ví MoMo đang nỗ lực tạo cho mình một tính cách riêng, như một người bạn gần gũi với tất cả người dùng. Đặc biệt hơn nữa, một số tính năng của ví còn mang những ý nghĩa văn hóa truyền thống mà chú heo đất tiết kiệm là một minh chứng điển hình.
Trong cách công bố chương trình, ví MoMo cũng chọn cách tiếp cận người dùng bằng những thông điệp mang âm hưởng đồng dao, sử dụng các hình tượng trong văn học để tạo bước liên kết giữa truyền thống và hiện đại. Như với tính năng hoàn tiền, người dùng được nhẹ nhàng gợi ý về giá trị hóa đơn: "Chồng chọn chai vang đỏ, vợ được thêm bộ đầm" hay "Mua mớ rau xanh, hoàn anh trái chuối", "Thị Nở đi mua cân hành, hoàn Chí Phèo quả xoài xanh", "Lão Hạc mua ký khoai vàng, hoàn cậu Vàng cây xúc xích"... để chỉ về việc người dùng luôn được hoàn lại 3%-5% khi mua sắm. Còn nhớ vào dịp Tết Kỷ Hợi 2019 vừa qua, các tính năng lì xì tết, thiệp xuân, câu đối đỏ của MoMo cũng được người dùng yêu mến và sử dụng để trao tặng cho nhau.
Định vị là "Ví điện tử quốc dân" thân thiện, gần gũi và thấu hiểu người dùng cùng hơn 500 dịch vụ hỗ trợ thanh toán, bao phủ hầu hết các lĩnh vực cuộc sống, ví MoMo vinh hạnh nhận danh hiệu Ví Điện Tử số 1 Việt Nam (theo kết quả từ "Chương trình Bình chọn Ví Điện Tử tiêu biểu Việt Nam" được Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức). Hiện người dùng đã có thể thanh toán bằng ví MoMo tại 10.000 cửa hàng đối tác ở 54 tỉnh, thành trên toàn quốc. Tính năng hoàn tiền sẽ luôn được duy trì và người dùng sẽ có thể "nuôi heo đất" bất kỳ lúc nào. Mức hoàn tiền sẽ tăng cao vào những sự kiện đặc biệt của ví MoMo. Do đó, người dùng ví nên theo dõi thông tin thường xuyên để được biết quyền lợi dành cho mình.
Theo Người Lao Động
Phụ nữ thông minh phải dành ra ít nhất 1/4 thu nhập hàng tháng của mình để làm quỹ phòng thân Dù biết rõ chồng lén đi nhà nghỉ với gái sau lưng mình nhưng nhiều người phụ nữ vẫn không dám ly hôn. Vì họ chẳng có khoản tiền nào phòng thân cả, sợ ly hôn chồng thì chẳng còn biết bám víu vào đâu. Đàn ông có tiền thì ham muốn có thêm nhiều phụ nữ. Nhưng đàn bà một khi tự...