Sợ về nhà vì ba mẹ suốt ngày cãi vã
Con 16 tuổi, cùng gia đình sống tại TP HCM. Trước đây gia đình con êm ấm hạnh phúc, ba mẹ kinh doanh có điều kiện kinh tế.
Hơn một năm nay gia đình con liên tục khó khăn, ba mẹ đã bán căn nhà đang ở để trả nợ và giờ thuê trọ. Gần đây mẹ phát hiện ba có người khác, nhà con lúc nào cũng có cãi vã, thật mệt mỏi. Khi viết những dòng này con rất buồn, ba mẹ mới đánh nhau, mẹ ngồi khóc kêu trời, ba chửi tục và đập đồ đạc. Con và em ở trong phòng không biết làm gì, chỉ biết khóc. Mỗi ngày trôi qua ở gia đình con thật nặng nề và mệt mỏi, ba mẹ cứ cãi, đay nghiến nhau về tiền nong, tiền nhà, tiền điện nước. Tiền học của con cũng bị nhà trường nhắc nhở. Những lúc như vậy con chỉ biết tránh mặt ba mẹ, nếu xuất hiện có thể sẽ bị chửi và ăn tát, những cơn nóng giận của ba mẹ cứ liên tục trút lên đầu con dù con không làm gì có lỗi.
Sau mỗi buổi tan trường con không muốn về nhà, đạp xe đi không có định hướng, mệt quá thì tìm ghế đá ngồi, trong đầu ước gì về nhà không gặp ba mẹ cãi nhau. Con ước có thể giúp được ba mẹ một khoản tiền lúc này, ước người thứ ba đừng chen vô gia đình con, ước ba mẹ chia tay để khỏi mệt mỏi. Thế rồi tất cả chỉ là ước mơ, con bật khóc nức nở, người đi đường thương cảm hỏi thăm mà con chỉ biết giấu mặt đi mà khóc. Lối thoát nào cho gia đình con bây giờ, con rất mệt mỏi và muốn buông xuôi tất cả.
Có nên ganh ghét khi bạn đời kiếm tiền giỏi hơn?
Phần lớn các cặp đều cảm thấy khó xử khi nói về vấn đề tiền bạc, khiến sự bực bội cứ thế âm thầm tích tụ, dần dần sẽ dẫn đến cãi vã, sứt mẻ tình cảm.
Sự cân bằng là chìa khóa cho mọi mối quan hệ. Và dù muốn hay không, tiền bạc thường đóng một phần quan trọng để duy trì sự cân bằng đó.
Việc các cặp tranh cãi về chênh lệch thu nhập giữa hai người không phải chuyện của riêng ai. Hầu hết đều cảm thấy khó xử khi nói về vấn đề này, khiến sự bực bội cứ thế âm thầm tích tụ, dần dần sẽ dẫn đến cãi vã, sứt mẻ tình cảm.
Video đang HOT
Cãi nhau về tiền nong là vấn đề "bình thường" ở các cặp.
"Nhìn chung, mọi người thường dễ cởi mở về sự gần gũi thể xác hơn là vấn đề tài chính", Matteo Radavelli, một nhà trị liệu tâm lý hôn nhân đến từ Italy, cho biết.
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, chúng ta có xu hướng che giấu điểm yếu và phóng đại điểm mạnh của mình.
Thay vì trò chuyện thẳng thắn và trung thực về mức thu nhập trong buổi hẹn hò đầu tiên, bạn sẽ chỉ biết được một số "manh mối" về tình hình tài chính của đối phương thông qua "bộ cánh" họ khoác trên người.
"Hãy luôn đồng cảm cho nhau. Trong mối quan hệ, người có thu nhập cao hơn không nên sử dụng chuyện tiền bạc để khiến cuộc sống của đối phương thêm khổ sở", Matteo nói.
Hãy thông cảm và trò chuyện thẳng thắn về vấn đề tài chính.
Thay vào đó, người có thu nhập cao hơn nên chủ động tìm cách giảm bớt sự căng thẳng tiền bạc trong mối quan hệ, bao gồm không phát sinh chi phí tiềm ẩn mà đối phương không thể chi trả, đặt ra "bộ quy tắc" tài chính...
Ví dụ, trong mỗi chuyến du lịch, người kiếm nhiều có thể bỏ ra khoản lớn hơn thay vì chia sòng phẳng 50/50. Hoặc cả hai cùng nhau tiết kiệm bằng cách chỉ ăn uống ngoài nhà hàng vào cuối tuần.
Cố vấn tài chính Manuela Romeo chỉ ra rằng người có thu nhập cao hơn có thể giúp thanh toán các khoản chi trước, rồi đối phương sẽ trả lại sau. Ngoài ra, các cặp có thể lập kế hoạch tiết kiệm cùng nhau để chuẩn bị cho khoản chi lớn trong tương lai như đi du lịch, mua nhà...
Manuela cho biết việc lập kế hoạch tài chính rất quan trọng để các cặp có thể quản lý chi tiêu của mình. Nhiều người có thói quen tiêu xài không suy nghĩ, đến lúc có chuyện phát sinh lại cạn ví. Do đó, một kế hoạch tài chính sẽ giúp "đạt được mục tiêu tiết kiệm và xử lý ổn thỏa những sự việc bất ngờ xảy đến".
Theo nữ cố vấn tài chính, bạn nên chuyển số tiền muốn tiết kiệm được trong tháng sang một tài khoản khác ngay sau khi nhận lương. Bằng cách này, bạn dần tạo dựng được cách tiết kiệm có ý thức, thay vì chi tiêu bừa bãi.
Người có thu nhập cao hơn có thể giúp chi trả nhiều hơn, thay vì đòi phân chia rạch ròi 50/50.
Nếu bạn đã kết hôn hoặc sống chung với người yêu, nhà trị liệu tâm lý Matteo đề xuất lập 3 tài khoản ngân hàng, gồm một tài khoản chung cho những khoản chi tiêu chung hàng tháng và 2 tài khoản riêng cho mỗi cá nhân.
"Phương pháp này sẽ giúp đem lại 'không gian kinh tế' vừa chung lại vừa riêng tư cho các cặp", ông nói.
Đối với hai người quen nhau và chưa dự định tương lai xa hơn, nhà trị liệu khuyên rằng hãy tiếp tục sử dụng tài khoản ngân hàng riêng và sử dụng các ứng dụng lập ngân sách chi tiêu để ghi chép, san sẻ tiền nong.
Thế nhưng, đừng quá lạm dụng và biến chuyện tiền nong thành "kẻ thứ 3" trong mối quan hệ của bạn. Nỗi ám ảnh về việc ai kiếm nhiều hơn sẽ nhanh chóng hủy hoại tình cảm giữa hai bên.
"Việc rạch ròi từng đồng, từng hào một sẽ khiến chuyện tình cảm đi xuống", Matteo khẳng định.
Xúi giục nhân tình bỏ vợ để cưới mình, tôi không ngờ bản thân lại rơi vào cảnh "gậy ông đập lưng ông" Và rồi mong muốn của tôi cũng đạt được, anh và vợ đã ly hôn. Lúc đó tôi hạnh phúc, cuối cùng thì anh cũng sẽ là của tôi, giờ đây tôi sẽ chẳng sợ mang tiếng người thứ 3 phá vỡ hạnh phúc người khác nữa. Tôi năm nay 25 tuổi, là cô giáo mầm non, vẫn còn độc thân. Còn anh...