Sở Tư pháp TP.HCM luôn phản ứng nhạy bén vì sự phát triển
Đảng ủy Sở Tư pháp TP.HCM luôn phản ứng nhạy bén đối với các vấn đề chủ trương, chính sách liên quan đến ngành tư pháp để tham mưu kịp thời cho UBND TP.HCM…
Sáng 30-5, Đảng bộ Sở Tư pháp TP.HCM đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đến dự có ông Vũ Hữu Minh, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Dân – Chính – Đảng TP.HCM.
Đảng bộ Sở Tư pháp là đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối Dân – Chính – Đảng TP.HCM. Đảng bộ Sở Tư pháp hiện có 15 chi bộ trực thuộc và 204 đảng viên.
Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng bộ Sở Tư pháp lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: HOÀNG GIANG
Luôn phản ứng nhạy bén, hướng về cơ sở
Báo cáo tại đại hội, bà Phan Thị Bình Thuận – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM – cho biết trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ủy Sở Tư pháp đã tập trung lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, Đảng ủy Sở Tư pháp cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của ngành tư pháp và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính các lĩnh vực hành chính tư pháp.
Bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM báo cáo tại đại hội. Ảnh: HOÀNG GIANG
“Đảng ủy Sở Tư pháp thực hiện cải tiến phương pháp chỉ đạo, điều hành, luôn phản ứng nhạy bén đối với các vấn đề chủ trương, chính sách liên quan đến ngành tư pháp. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết những khó khăn vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Tiếp tục thực hiện chủ trương hướng về cơ sở để giải quyết những điểm nghẽn trong công tác tư pháp địa phương” – bà Thuận nói.
Video đang HOT
Đáng chú ý, việc tham mưu, tư vấn cho UBND TP, các sở ngành, quận huyện được Sở Tư pháp thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, giúp hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND TP đạt hiệu quả, đặc biệt là nhiệm vụ tư vấn liên quan đến các dự án đầu tư, sử dụng đất…
Theo bà Thuận, nhờ nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp, cách làm mới, hiệu quả như giải pháp “kiềng ba chân” (giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – C53 – Sở Tư pháp TP.HCM)… mà đến nay Sở Tư pháp đã giảm tỉ lệ hồ sơ trễ hẹn xuống dưới 5%.
Đánh giá về những kết quả đạt được, bà Thuận khẳng định nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Sở Tư pháp đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tốt các nhiệm vụ được giao trong 7 chương trình đột phá của Thành ủy và sáu chương trình trọng điểm của Đảng ủy Khối.
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được Đảng ủy, Ban giám đốc Sở Tư pháp quan tâm thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu; thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra và Thanh tra Sở Tư pháp, Văn phòng Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Bà Phan Thị Bình Thuận cũng nhìn nhận công việc của ngành tư pháp ngày càng nhiều, tính chất công việc đa dạng trong khi biên chế được giao còn hạn chế (biên chế trong nhiệm kỳ giảm 20,1%). Một số quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa đầy đủ. Tình trạng giấy tờ giả, người giả tham gia các giao dịch công chứng, chứng thực ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp và gia tăng…
Một số thủ tục hành chính có tính liên ngành cần sự phối hợp thực hiện của các cơ quan, đơn vị… đã tạo áp lực lớn cho đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đại biểu biểu quyết tại đại hội. Ảnh: HOÀNG GIANG
5 mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ mới
Trong nhiệm kỳ 2020-2025, bà Thuận cho biết Đảng ủy Sở Tư pháp xác định mục tiêu: “Tập trung lãnh đạo xây dựng Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, tiếp tục tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện, sâu sắc về chất lượng và hiệu quả công tác tư pháp, nâng cao vị thế, vai trò của ngành tư pháp thành phố.
Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả và nâng cao chất lượng, phát huy tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên và công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; lãnh đạo các đoàn thể vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII”.
Trong số các chỉ tiêu, Sở Tư pháp phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị chuyên môn, đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc hàng năm. Hàng năm có 95% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, phấn đấu không có đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, bị xử lý kỷ luật. Trong nhiệm kỳ kết nạp ít nhất 30 đảng viên mới…
Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, bà Phan Thị Bình Thuận – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP – cho biết Đảng ủy Sở Tư pháp sẽ tham mưu cho UBND TP xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai thực hiện hiệu quả “Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030″; tập trung rà soát quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính…
Để làm được điều đó, bà Thuận đưa ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh Đảng ủy Sở Tư pháp sẽ tổ chức thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng các đề án, chương trình do ngành tư pháp chủ trì; sâu sát, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công việc của cấp dưới; đeo bám bảo đảm tiến độ, chất lượng công tác.
Ngoài ra, Đảng ủy Sở Tư pháp cũng sẽ cải tiến lề lối làm việc, phân công rõ trách nhiệm từng lĩnh vực, công việc chuyên môn; đề cao trách nhiệm cá nhân về kết quả công tác không để xảy ra các vi phạm, yếu kém, trì trệ… Kiên quyết xử lý kỷ luật những hành vi vi phạm, gây phiền hà, nhũng nhiễm khi thực hiện công vụ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm trưởng ban soạn thảo sửa đổi Luật GTĐB
Ban soạn thảo sửa đổi Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp làm trưởng ban.
Bộ GTVT sẽ sửa đổi để giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện Luật GTĐB năm 2008 - Ảnh minh họa
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập dự án Luật GTĐB (sửa đổi). Theo đó, Ban soạn thảo dự án Luật GTĐB (sửa đổi) gồm 52 thành viên do Bộ trưởng Bộ GTVT trực tiếp làm trưởng ban. Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ làm phó trưởng ban.
Thành viên Ban soạn thảo Luật GTĐB (sửa đổi) đến từ nhiều bộ, ngành. Trong đó, Thứ trưởng Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia là thành viên.
Bên cạnh đó, các thành viên khác là các vụ trưởng, tổng cục trưởng, vụ phó các vụ chức năng của các bộ như: GTVT, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài Nguyên và Môi trường, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ, Công thương, Quốc phòng, Y tế, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN...
Tổ biên tập dự án Luật GTĐB (sửa đổi) bao gồm 76 thành viên do Thứ trưởng Bộ GTVT làm tổ trưởng. Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) là tổ phó. Các thành viên khác của tổ biên tập đến từ Cục CSGT; Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an); Tổng cục Đường bộ VN; đại diện các vụ của Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp...
Ban soạn thảo, trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; điều 26 Nghị định 34/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tổ biên tập, tổ trưởng và các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 34/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trước đó, Bộ GTVT cho biết, thực hiện Nghị quyết số 12/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2019 - 2021, Bộ GTVT đã chủ trì, xây dựng dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Theo Bộ GTVT, qua 12 năm thực hiện, Luật GTĐB năm 2008 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ, góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, đảm bảo ATGT, góp phần quan trọng trong việc phát triển GTVT và kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực, sau nhiều năm triển khai vào thực tiễn, Luật GTĐB năm 2008 đã xuất hiện một số tồn tại, bất cập phát sinh cần được sửa đổi, bổ sung như: tỉ lệ % diện tích đất dành cho đường bộ chưa đảm bảo; hạn chế về hạ tầng giao thông thông minh khiến cho việc xử phạt không minh bạch; phương tiện cá nhân phát triển nhanh với nhiều loại hình công nghệ tiên tiến; hệ thống quốc lộ, đường nông thôn, đường cao tốc phát triển mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải; tai nạn giao thông đường bộ giảm liên tục trong các năm qua, nhưng kết chưa bền vững, số người chết, bị thương vẫn ở mức cao.
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật GTĐB năm 2008 của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, cùng với thực tiễn công tác quản lý, sự chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 12/2019, Bộ GTVT xây dựng Luật GTĐB (sửa đổi) thay thế Luật GTĐB năm 2008 với mục tiêu giải quyết những bất cập trong Luật GTĐB năm 2008.
Quản lý cư trú qua số định danh cá nhân: Vận hành không suôn sẻ thì dân sẽ chịu thiệt Nếu phương thức quản lý cư trú mới không thể vận hành thông suốt, thì người dân sẽ chịu thiệt, vì thế, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Trường Giang chia sẻ, ông chưa hoàn toàn yên tâm về chính sách mới vừa được đề xuất tại Dự án Luật Cư trú (sửa đổi), đó là quản...